I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh biết: Nhóm Halogen gồm những nguyên tố nào và chúng có vị trí nào trong bảng tuần hoàn
HS hiểu:- Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh, có khuynh hướng đặc trưng nhận thêm 1e tạo thành ion halogenua. Nguyên nhân làm cho tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ F đến I? Vì sao F lại có số oxi hoá là -1, trong khi các nguyên tố halogen còn lại ngoài số oxi hoá -1 còn có các số oxi hoá +1,+3, +5, +7
2 Kỹ năng:
Học sinh: Giải thích được tính oxi hoá mạnh của các halogen dựa trên cấu hình e nguyên tử của chúng .
3.Thái độ: Giáo dục ý thức say mê học tập môn hoá học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số 10A1 10A2 10A3 10A4 Chương 5: NHÓM HALOGEN Tiết 37 : KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết: Nhóm Halogen gồm những nguyên tố nào và chúng có vị trí nào trong bảng tuần hoàn HS hiểu:- Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh, có khuynh hướng đặc trưng nhận thêm 1e tạo thành ion halogenua. Nguyên nhân làm cho tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ F đến I? Vì sao F lại có số oxi hoá là -1, trong khi các nguyên tố halogen còn lại ngoài số oxi hoá -1 còn có các số oxi hoá +1,+3, +5, +7 2 Kỹ năng: Học sinh: Giải thích được tính oxi hoá mạnh của các halogen dựa trên cấu hình e nguyên tử của chúng . 3.Thái độ: Giáo dục ý thức say mê học tập môn hoá học, ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: Học sinh ôn kiến thức về số oxi hoá, đặc điểm nhóm VIIA GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, bảng 11 SGK III. các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài mới 2.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: GV tổ chức điều khiển học sinh Quan sát BTH và cho biết - Các nguyên tố Halogen thuộc nhóm nào? Trong các chu kỳ chúng ở vị trí nào? GV: Thông báo At không gặp trong tự nhiên, nó được điều chế nhân tạo trong các lò phản ứng hạt nhân nên được nghiên cứu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ. Hoạt động 2: GV: Yêu cầu học sinh viết cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I và từ đó rút ra nhận xét về đặc điểm lớp e ngoài cùng của các halogen? Khuynh hướng đặc trưng của các halogen là gì? Hãy dự đoán tính chất hoá học cơ bản của các halogen? Gv: Vì sao các nguyên tử của nguyên tố halogen không tồn tại riêng rẽ mà 2 nguyên tử lại liên kết với nhau tạo thành phân tử X2. Hãy biểu diễn sự hình thành các liên kết đó? Hoạt động 3: Gv sử dụng bảng 11 SGK yêu cầu hs quan sát nhận xét vè sự biến đổi các tính chất GV: Trong các hợp chất F chỉ có số oxi hoá là -1, các nguyên tố khác ngoài số oxi hoá là -1 còn có các số oxi hoá dương GV: Đơn chất của các halogen có tính chất gì giống và khác nhau? Các tính chất đó biến đổi như thế nào? I Vị trí của nhóm Halogen trong bảng tuần hoàn: - Nhóm Halogen gồm các nguyên tố: F, Cl, Br, I, At - Những Halogen thuộc nhóm VIIA, chúng đứng ở cuối các chu kỳ ngay trước khí hiếm II. Cấu hình e nguyên tử, cấu tạo phân tử: - Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố F: 2s22p5 Cl: 3s23p5 Br: 4s24p5 I: 5s25p5 F: 2s22p5 +Các halogen ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố đều có 7e, nằm ở 2 phân lớp: PLớp s có 2e, phân lớp p có 5e(ns2np5) + khuynh hướng đặc trưng là nhận thêm 1e tạo thành ion Halogenua: X+1e→X- =>TCHH cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh +Do có 7e lớp ngoài cùng, chỉ còn thiếu 1e để đạt tới trạng thái cấu hình e của khí hiếm=> Hai nguyên tử halogen đẫ góp chunh 1 đôi e→phân tử X2 có liên kết cộng hoá trị không cực X∙ + ∙ X→ X: X III. Sự biến đổi tính chất: (Đi từ F đến I) 1. Sự biến đổi tính chất vật lý của các đơn chất: - Trạng thái tập hợp: - Màu sắc - Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy 2. Sự biến đổi độ âm điện: Độ âm điện tương đối lớn, giảm dần từ F→I F có độ âm điện lớn nhất, trong các hợ chất chỉ có số oxi hoá là -1.Các nguyên tố khác ngoài số oxi hoá là -1 còn có số oxi hoá là -1, +1, +3, +5, +7 3. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất : - Vì lớp e ngoài cùng có cấu tạo tương tự nhau→Đơn chất halogen giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần, tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành. - Halogen là những phi kim điển hình. Đi từ F đến I tính oxi hoá giảm dần. - Các đơn chất halogen oxi hoá được hầu hết các kim loại tạo ra muối halogenua, oxi hoá khí H2 tạo ra khí hiđro halogen ua không màu, khí này td với nước tạo thành dd axit halogen hiđric. 3. Củng cố, luyện tập: GV tổng kết 3ý: nguyên nhân tính oxi hoá mạnh của các halogen. Nguyên nhân các halogen có tính oxi hoá giảm từ F đến I, Nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1 phút Làm bài 2,3,5,6,8,SGK, 4.1→4.5 SBT Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số 10A1 10A2 10A3 10A4 Tiết 38 : CLO I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết: Các tính chất vật lý của Clo, nguyên tắc đều chế clo trong phòng thí nghiệm, những ứng dụng chủ yếu của clo HS hiểu: Vì sao Clo có tính oxi hoá mạnh, đặc biệt là trong phản ứng với nước clo vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá 2.Kỹ năng: Học sinh rèn luyện kỹ năng viết PTHH của các phản ứng thể hiện TCHH của Clo, phương trình điều chế Clo. Giải được các bài tập có liên quan 3. Thái độ: Ý thức bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị: Học sinh ôn kiến thức về số oxi hoá, soạn bài clo GV: soạn bài trên power point, băng các thí nghiệm : Na+ Cl2, H2+Cl2 III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 7 phút Cho nguyên tố có Z=17. Hãy viết cấu hình e và xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn? Bài 4, 6, 8 trong SGK 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: 5 phút GV tổ chức điều khiển học sinh Nghiên cứu SGK cho biết Clo có những tính chất vật lý gì ? Hãy tính dCl/KK? Hoạt động 2: 12 phút GV: thông báo GV cho HS xem băng thí nghiệm Na+ Cl2, H2+Cl2 HS Quan sát thí nghiệm biểu diễn và viết phương trình phản ứng xảy ra. Cho biết trong các phản ứng đó clo đóng vai trò là chất khử hay chất oxi hoá? GV thông báo tính chất clo phản ứng với nước HS: xác định vai trò của clo trong các phản ứng trên? GV: HClO là một axit yếu, yếu hơn cả axit H2CO3 nhưng có tính oxi hoá rất mạnh HS giải thích vì sao phản ứng của nước với clo lại thuận nghịch Gv phát vấn : Vì sao clo ẩm có tính tẩy màu còn clo khô thì không? Hoạt động 3: 9 phút HS: đọc SGK và trả lời câu hỏi: Vì sao trong tự nhiên clo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất và chủ yếu ở dạng hợp chất nào? Tích hợp GDMT: GV: Clo có những ứng dụng gì? Cl và các hợp chất của clo có ảnh hưởng gì tới môi trường? HS: Là tác nhân gây ô nhiễm không khí và nguồn nước Một số hợp chất của clo(chất làm lạnh: CCl3, CCl2F2 là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và phá hủy tầng ozon) GDMT: Một phần nhỏ khí clo được tạo thành khi đốt các chất dẻo, gây ô nhiễm không khí nên cần thu gom tái chế chất dẻo, không thiêu đốt các chất dẻo GV: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường HS suy nghĩ và trả lời Hoạt động 4: 7 phút GV cho HS quan sát thí nghiệm điều chế clo trong PTN, trong công nghiệp. Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng xảy ra? I Tính chất vật lý:SGK II. Tính chất hoá học: - Trong hợp chất với oxi và Flo, clo có số oxi hoá dương, trong các hợp chất với các nguyên tố khác clo có số Oxi hoá là -1 Cl + 1e→Cl- =>tính oxi hoá mạnh 1. Tác dụng với kim loại: -Khí Clo oxi hoá được hầu hết các kim loại tạo muối clo rua, phản ứng ở nhiệt độ thường, V nhanh toả nhiều nhiệt Cl02 + 2Na0 → 2 Na+1Cl-1 Cl02 + Cu0 → Cu+2Cl2-1 Cl02 + 2Fe0 → 2 Fe+3Cl3- 1 2. Tác dụng với hiđro: ĐK: nhiệt độ cao, có ánh sáng Đặc điểm: nhanh, có thể nổ Cl02 + H20 → 2 H+1Cl-1 => Trong các hợp chất với kim loại và hiđro clo thể hiện tính oxi hoá mạnh 3. Tác dụng với nước: Cl02 + H2O → H+1Cl-1 + HClO (Axit hipo clorơ) III. Trạng thái tự nhiên: SGK IV.Ứng dụng: SGK V. Điều chế: 1. Trong phòng thí nghiệm: Cho HCl đặc tác dụng với các chất axi hoá mạnh MnO2, KMnO4 MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2+ 2H2O 2KMnO4 +16HCl →2MnCl2+2KCl + 5Cl2 +8H2O 2. Trong công nghiệp : Điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn 2NaCl + H2O → 2NaOH + Cl2 + H2 3. Củng cố, luyện tập: 4 phút sử dụng bài tập 1,2 SGK 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1 phút 3,4,5,6,7 SGK Trang101 CHUYÊN MÔN DUYỆT Ngày ..../ ..../ 2011 Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số 10A1 10A2 10A3 10A4 Tiết 39: HI ĐRO CLORUA- AXIT CLO HIĐRIC- MUỐI CLORUA LUYỆN TẬP(T1) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết Tính chất vật lý của HCl và có 1 số tính chất riêng không giống với axit clo hiđric . Phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. HS hiểu: Ngoài tính chất chung của axit, HCl còn có tính khử( do Cl trong HCl có số oxi hoá thấp là -1) 2.Kỹ năng: Củng cố cho học sinh kỹ năng xác định cấu tạo phân tử, kỹ năng viết ptpu kỹ năng quan sát và thực hành thí nghiệm, .Củng cố kỹ năng làm các bài tập TNKQ giải các bài tập tính toán đơn giản 3. Thái độ: Cẩn thận khi làm thí nghiệm II. Chuẩn bị: Học sinh soạn bài trước ở nhà, làm các bài tập GV: 6 ống nghiệm, 2kẹp ống nghiệm, giá để, thìa xúc hoá chất, dd HCl, Fe, Zn, NaOH, CuO, AgNO3 III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 7 phút BT5/a,b , Viết PTPU minh hoạ cho tính chất hoá học của Clo, và pt điều chế clo? 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: 7 phút GV tổ chức điều khiển học sinh viết công thức e, CTCT và giải thích sự phân cực của phân tử HCl HS : trả lời các nội dung GV cho HS quan sát thí nghiệm HCl tan vào nước. Hoạt động 2: 3 phút GV cho HS quan sát lọ đựng dung dịch HCl và cho biết các tính chất vật lý của axit HCl HS quan sát và trả lời: Hoạt động 3: 12 phút GV: HCl là một axit mạnh mang đầy đủ tính chất của axit, đó là những tính chất nào? HS trả lời GV yêu cầu Hs làm các thí nghiệm Zn+ 2HCl, AgNO3+ HCl Fe+ 2HCl nhận xét hiện tượng và viết Pt phản ứng xảy ra Hoạt động 4: 5 phút GV: Giải thích vì sao HCl lại có tính khử? Viết phương trình phản ứng xảy ra? Hsinh trả lời Hoạt động 4: 7 phút GV giới thiệu phương pháp điều chế, phân tích trên sơ đồ HS quan sát hình 5.6 SGK và viết phương trình phản ứng xảy ra? GV thông báo HS nghiên cứu hình 5.7 SGK để hiểu rõ hơn phương pháp tổng hợp HCl I. Hyđro clorua: 1. Cấu tạo phân tử: H: Cl hay H- Cl Hyđro clorua là hợp chất được tạo nên bởi liên kết cộng hoá trị có cực 2. Tính chất: HCl là chất khí, không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí. HCl tan nhiều trong nước: ở 200C 1 V nước hoà tan 500 V HCl II. Axit clohiđric: 1. Tính chất vật lý: - Là chất lỏng, không màu, mùi xốc. - Nồng độ đậm đặc nhất là37%,D=1,19g/cm3 - Dd HCl đặc bốc khói trong không khí ẩm. 2. Tính chất hoá học: a. Tính axit mạnh: - Quỳ tím chuyển thành màu đỏ - Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học: Fe+ 2HCl→FeCl2 + H2↑ Zn+ 2HCl→ZnCl2 + H2↑ - Tác dụng với bazơ: NaOH+ HCl→NaCl + H2O - Tác dụng với oxit bazơ CuO+ 2HCl→CuCl2 + H2O - Tác dụng với muối: AgNO3+ HCl→AgCl↓ + HNO3 b. Tính khử: HCl còn có tính khử +4 -1 +2 0 MnO2+ HCl→MnCl2 + Cl2 + 2H2O 3. Điều chế: a. Trong phòng thí nghiệm: Cho tinh thể NaCl tác dụng với H2SO4 đăc và đun nóng rồi hấp thụ vào nước <2500 H2SO4+ NaCl→NaHSO4 + HCl ≥4000 H2SO4+ 2NaCl→Na2SO4 + 2HCl b. Trong công nghiệp: -Phương pháp tổng hợp: H2+Cl2→ 2HCl - Phương pháp sunphat: ≥4000 H2SO4+ 2NaCl→Na2SO4 + 2HCl -Một lượng lớn HCl thu được trong công nghiệp từ quá trình clo hoá các hợp chất hữu cơ 3. Củng cố, luyện tập : Sử dụng bài tập 1,2,/SGK 4. Hướng dẫn họ ... im loại, + tác dụng với H2 + tác dụng với nước 2. Bài 7/119 4HCl+ MnO2→MnCl2 + Cl2 + 2H2O(1) 4mol 1mol Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 (2) 1mol 1mol nI2= 12,7/254=0,05 mol Theo (1)(2) ta có số mol HCl gấp 4 lần số mol I2 = 4. 0,05= 0,2 mol Vậy khối lượng HCl thu được là 0,2. 36,5= 7,3 g 3. Bài 11/119 NaCl+ AgNO3→NaNO3 +AgCl (1) 1mol 1mol nNaCl= 0,1 mol nAgNO3= 0,2 mol Theo (1) ta có số mol NaCl= số mol AgNO3 = 0,1 mol=> AgNO3 dư 0,1 mol a. mAgCl sinh ra tính theo NaCl = 0,1. 143,5= 14,35 g b. Vdd= 300+ 200= 500ml CM(NaNO3)=CM(AgNO3dư)=0,1/0,5=0,2M 4. Bài 12/119 4HCl+ MnO2→MnCl2 + Cl2 + 2H2O(1) 1mol 1mol 0,8 mol 0,8 mol Cl2 + 2NaOH→ NaCl + NaClO + H2O (2) 1mol 1mol Ta có nNaOH= 4.0,5= 2 mol nMnO2= 69,6/87= 0,8 mol Theo (1)ta có số mol Cl2 = số mol MnO2 = 0,8 mol Theo(1)(2): số mol NaOH đã phản ứng= 2nCl2= 2.0,8=1,6 mol Vậy nNaOHdư=2-1,6=0,4 mol CM(NaOH)=0,4/0,5= 0,8M CM(NaCl)=CM(NaClO)= 0,8/0,5=1,6M 5. Bài 13: Dẫn khí oxi có lẫn tạp chất là khí clo đi qua dd kiềm, chỉ có Clo tác dụng tạo ra muối tan vào dung dịch. Khí đi ra là khí O2 Cl2 + 2NaOH→ NaCl + NaClO + H2O 3. Củng cố, luyện tập: 5 phútGiáo viên giải đáp 1 số thắc mắc của HS 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1 phút Ôn lại toàn bộ kiến hức của chương, chuẩn bị bài thực hành số 2 gồm thí nghiệm 2,3 của bài 27 và thí nghiệm 3 bài 28 CHUYÊN MÔN DUYỆT Ngày ..../ ..../ 2011 Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số 10A1 10A2 10A3 10A4 Tiết 46: BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 (Tính chất hoá học của khí clo và hợp chất của clo) I.Mục tiêu: 1.Về kiến thức: - Củng cố kiến thức về tính chất hoá học của clo và hợp chất của clo 2.Về kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, thao tác thực hành thí nghiệm và giải thích các hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm 3. Thái độ: ý thức say mê nghiên cứu khoa học II. Chuẩn bị: Học sinh: ôn kiến thức về clo, hyđro clorua, axit clo hiđric , chuẩn bị trước nội dung thực hành ở nhà GV: Máy chiếu Dụng cụ: 15 ống nghiệm chia cho 4 nhóm, 4 kẹp ống nghiệm, 8 ống hút nhỏ giọt, thìa lấy hoá chất(4) Hoá chất Dung dịch H2SO4 đặc, NaCl, KMnO4 rắn, HCl đặc, HNO3, giấy quỳ, AgNO3, III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: 5 phút GV đặt vấn đề: Trong bài thực hành này có 3 thí nghiệm., Những yêu cầu trong tiết thực hành: Tiến hành các thí nghiệm, ghi lại kết quả quan sát được, giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra. Hoạt động 2: 10 phút GV tổ chức hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm 1 HS: nêu lại cách tiến hành thí nghiệm HS tiến hành làm thí nghiệm Hoạt động3 : 10 phút GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 theo các bước HS: nêu lại cách tiến hành thí nghiệm HS tiến hành làm thí nghiệm Hoạt động 4: 10 phút GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3 theo các bước HS: nêu lại cách tiến hành thí nghiệm, thảo luận về cách chọn hoá chất, cách thực hiện thí nghiệm HS tiến hành làm thí nghiệm Viết các phản ứng xảy ra I . Các thí nghiệm: 1. Thí nghiệm 1: Điều chế khí clo, tính tẩy màu của khí clo ẩm - cách tiến hành: cho KMnO4 vào ống nghiệm. Nhỏ từ từ từng giọt HClđặc vào, đậy ống nghiệm bằng nút cao su có đính một băng giấy quỳ ẩm. - Quan sát nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra +1-1 + 1 +7 -2 +2 -1 0 16HCl + 2KMnO4 →2MnCl2 + 5Cl2↑+ 2KCl+ 8H2O ↓ ↓ Chất khử Chất oxi hoá Khí clo ẩm làm mất màu giấy quỳ 2. Thí nghiệm 2: Điều chế axit clo hiđric - Cách tiến hành: + kẹp ống nghiệm 1 trên giá cho vào ống nghiệm (1) 2g NaCltt và 3ml H2SO4đ + Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L dẫn sang ống nghiệm (2) chứa 3ml nước + Đun nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn - Hiện tượng: có khói trắng bay lên, được dẫn sang bình thử bằng mẩu giấy quỳ ướt thấy quỳ chuyển sang màu đỏ - Giải thích: do đã xảy ra phản ứng sinh khí HCl tan vào nước tạo thành axit clohiđric <2500 H2SO4+ NaCl→NaHSO4 + HCl 3. Thí nghiệm 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch - Cách tiến hành: + đánh số thứ tự 3 ống nghiệm +Thử bằng quỳ : NaCl không làm quỳ tím đổi màu + Thử bằng AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa trắng thì đó là ống nghiệm đựng dung dịch HCl 3. Củng cố, luyện tập: 8 phút GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm. Học sinh thu dọn dụng cụ hoá chất, vệ sinh phòng thí nghiệm HS hoàn thành tường trình thí nghiệm tại lớp 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Ôn tập kiến thức, soạn bài một số hợp chất chứa oxi của clo Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số 10A1 10A2 10A3 10A4 Tiết 47: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 (Tính chất hoá học của brom và iot) I.Mục tiêu: 1.Về kiến thức: - Củng cố kiến thức chứng minh,so sánhvề tính oxi hoá của clo, và brom. Của brom và iot 2.Về kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, thao tác thực hành thí nghiệm và giải thích các hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm - Rút ra kết luận về tính oxi hoá của brom với clo và iot - Viết tường trình thí nghiệm 3. Thái độ: ý thức nghiên cứu khoa học II. Chuẩn bị: Học sinh: ôn kiến thức chuẩn bị bài thực hành - giáo viên : băng đĩa thí nghiệm, III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: 5 phút GV đặt vấn đề:hướng dẫn, nêu nọi dung của tiết thực hành Những yêu cầu trong tiết thực hành: Quan sát các hiện tượng ghi lại kết quả quan sát được, giải thích hiện tượng viết phương trình phản ứng xảy ra. Hoạt động 2: 10 phút GV : hướng dẫn học sinh quan sát cách tiến hành thí nghiệm - quan sát sự chuyển màu của dung dịch - Giải thích hiện tượng xảy ra - viết phương trình hóa học của phản ứng đó? - Rút ra kết luận về tính oxi hoá của brom so với clo Hoạt động3 : 10 phút GV : hướng dẫn học sinh quan sát cách tiến hành thí nghiệm - quan sát sự chuyển màu của dung dịch - Giải thích hiện tượng xảy ra - viết phương trình hóa học của phản ứng đó - rút ra kết luận về tính oxi hoá của brom so với iot Hoạt động 4: 10 phút GV : hướng dẫn học sinh quan sát cách tiến hành thí nghiệm - quan sát sự chuyển màu của dung dịch - Giải thích hiện tượng xảy ra I . Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành 1. Thí nghiệm 1: Tiến hành thí nghiệm sách giáo khoa -Hiện tượng : dung dịch có màu vàng đậm hơn - Giải thích : Cl2 +2NaBr → NaCl + Br2 2. Thí nghiệm 2: So sánh tính oxi hoá của brom và iot -Tiến hành thí nghiệm sách giáo khoa -Dung dịch có màu vàng đậm hơm - Phương trình hoá học: Br2 +2NaI → 2 NaBr +I2 tính oxi hoá của brom mạnh hơn iot 3. Thí nghiệm 3: - Tác dụng của iot với hồ tinh bột -Hiện tượng : xuất hiện màu tím thẫm 3. Củng cố, luyện tập: 9 phút Gv : nhận xét ưu nhược điểm của bài thực hành cho học sinh, HS hoàn thành tường trình thí nghiệm 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1 phút Ôn tập kiến thức chương, làm bài tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết CHUYÊN MÔN DUYỆT Ngày ..../ ..../ 2011 Họ và tên:..............................................ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT Lớp :10A...... Môn: Hóa học Điểm Lời phê của cô giáo Hãy khoanh tròn vào chữ cái a,b,c,d trước đáp án đúng duy nhất Câu1: Cho các nguyên tố X,Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 17,35. Các nguyên tố đó là a. kim loại b. phi kim c. khí hiếm d. vừa là kim loại, vừa là phi kim Câu 2: Các nguyên tố trong nhóm halogen đi từ flo đến iot có tính oxi hóa a. tăng dần b. bằng nhau c. giảm dần d. không thay đổi Câu 3: Các nguyên tố trong nhóm halogen có cấu hình e ngoài cùng là a.ns2np5 b. ns2np3 c.ns2np4 d.ns2np6 Câu 4: Anion X- có cấu hình e ngoài cùng là a.ns2np5 b. ns2np3 c.ns2np4 d.ns2np6 Câu5: X +1e→ X- : Đây là quá trình nào? a.quá trình oxi hóa b. quá trình khử c. quá trình oxi hóa- khử d. quá trình cho nhận e Câu 6: So với iot, atatin có tính oxi hóa a.mạnh hơn b. yếu hơn c. thấp hơn d. bằng iot Câu 7: Độ âm điện của clo là bao nhiêu? a. 3,16 b. 3,44 c.3,0 d. 3,98 Câu8: Thành phần của nước clo là a.HCl b.HClO c. HCl và HClO d. NaCl và NaClO Câu9: Trong HClO và NaClO , clo có số oxi hóa là a. -1 b.+1 c. +3 d. +5 Câu 10: Hãy xác định chất tạo thành của các phản ứng sau * Cl2 + 2H2O + SO2 → ....... + H2SO4 a.HCl b.HClO c. H2S d. Cl2 * KMnO4 + HCl →.....+ MnCl2 + Cl2 + H2O a.KOH b.K2MnO4 c.MnO2 d. KCl * 3Cl2 +6KOH→ 5KCl + .+3H2O a. KClO b. KClO3 c. Cl2 d. HCl Câu 11: Cho 1,03 g muối natri halogenua tác dụng với dung dịch bạc nitơrat thu được một kết tủa, khi phân huỷ hoàn toàn cho1,08 g bạc. Tên muối là a. bạc clorua b. bạc brommua c. bạc florua b.bạc iottua Câu12: Cho phản ứng hoá học sau, hệ số cân bằng của phản ứng là * KClO3 + NH3 → KNO3 +KCl +Cl2 +H2O a. 3,4,4,1,1,2 b.2,3,3,1,1,2 c.3,2,2,1,1,3 d.3,1,2,1,1,2 * KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + H2O + Cl2 a.2,16,2,2,8,5 b.2,16,2,8,2,5 c.2.16.2.8.5.2 d.2,8,2,16,5,2 Câu13: Flo có độ âm điện.trong các phi kim . Flo là phi kim . a. lớn nhất, mạnh nhất b. lớn nhất, yếu nhất c. nhỏ nhất, mạnh nhất d. nhỏ nhất, yếu nhất C âu14: *Cho các axit sau: HClO(1), HIO(2), HBrO(3). Sắp xếp theo chiều tính oxi hoá tăng dần và độ bền mạnh dần là a.(1) > (2)>(3) b. (3)>(2)>(1) c.(1)>(3)>(2) d. (2)>(1)>(3) * Cho các halogen: Cl, Br, I, F. Hãy sắp xếp theo chiều tính oxi hóa tăng dần. a.FCl>Br>I d. I<Br<Cl<F Câu 15: A. Nếu 1l nước hoà tan 350 l khí HBr (đktc) thì nồng độ phần trăm của dung dịch HBr được là a. 45,86% b. 55.86% c.58,56% d. 56,85% B. Hàng năm thế giới cần tiêu thụ 45 triệu tấn clo.Nếu dùng muối ăn để điều chế clo thì cần a.74 triệu tấn b. 74,15 triệu tần c. 74,51 triệu tấn d. 75,14 triệu tấn Câu 16: Để nhận biết các ion F- ,Cl-, Br-, I-. Ta sử dụng thuốc thử sau: a. AgNO3 b. quỳ tím c. hồ tinh bột d. axit clo hyđric Câu 17: Clo và iot có tính chất hoá học nào giống nhau? a. đều có tính khử b. đều có tính oxi hoá c. đều tác dụng với nước d.là đơn chất bền Câu 18: Hãy xác định chất tạo thành của các phản ứng sau * Cl2 + NaOH → NaCl+....... + H2O a.Na b.HClO c. NaClO d. Cl2 * MnO2 + HCl →MnCl2 +.......... + H2O a.Cl2 b.KMnO4 c.Br2 d. HClO Câu 19: Cấu hình e nguyên tử nào sau đây là bền vững nhất a. 1s22s22p4 b. 1s22s22p63s23p4 c. 1s22s22p6 d. 1s22s22p63s2 Câu 20: Độ âm điện của clo là bao nhiêu? a. 3,16 b. 3,44 c.3,0 d. 3,98 Câu 21: Trong các phản ứng hoá học các halogen chỉ thể hiện a. tính oxi hoá b. tính khử c. tính oxi hoá-tính khử. d. thay đổi số oxi hoá Câu22: Thành phần của nước gia ven là a.HCl và NaClO b. HCl và HClO c.NaCl và NaClO Câu 23:.Nếu 1l nước hoà tan 350 l khí HBr (đktc) thì nồng độ phần trăm của dung dịch HBr được là a. 45,86% b. 55.86% c.58,56% d. 56,85% Câu 24: Để nhận biết các ion F- ,Cl-, Br-, I-. Ta sử dụng thuốc thử sau: a. AgNO3 b. quỳ tím c. hồ tinh bột d. axit clo hyđric Câu 25: Để chứng minh muối NaCl có lẫn tạp chất NaI người ta dùng a. khí clo, hồ tinh bột b.khí brom,hồ tinh bột c. . hồ tinh bột d. khí clo
Tài liệu đính kèm: