Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Chương 3 - Trường THPT Ngô Lê Tân

Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Chương 3 - Trường THPT Ngô Lê Tân

Chương III : LIÊN KẾT HÓA HỌC

 Bài 16 : KHÁI NIỆM VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC . LIÊN KẾT ION

I– MỤC TIÊU:

Học sinh hiểu:

+ Khái niệm về liên kết hóa học. Nội dung quy tắc bát tử.

+ Sự hình thành các ion dương (cation), ion âm (anion), ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.

+ Viết cấu hình electron của ion đơn nguyên tử.

II- CHUẨN BỊ:

GV: Phiếu học tập.

HS:On lại cách viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.

III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

+ On định tổ chức.

+ Giảng bài mới:

 

doc 29 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Chương 3 - Trường THPT Ngô Lê Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/10/2015 	 TIẾT 25
Chương III : LIÊN KẾT HÓA HỌC
 Bài 16 : KHÁI NIỆM VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC . LIÊN KẾT ION
I– MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu: 
+ Khái niệm về liên kết hóa học. Nội dung quy tắc bát tử.
+ Sự hình thành các ion dương (cation), ion âm (anion), ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử. 
+ Viết cấu hình electron của ion đơn nguyên tử.
II- CHUẨN BỊ:
GV: Phiếu học tập.
HS:On lại cách viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
+ On định tổ chức.
+ Giảng bài mới:
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
10’
10’
10’
10’
Hoạt động 1:
Học sinh nghiên cứu SGK để tìm hiểu:
- Liên kết hóa học là gì?
- Tại sao các nguyên tử lại liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh thể?
Hoạt động 2:
Học sinh nghiên cứu SGK để tìm hiểu quy tắc bát tử.
Hoạt động 3:
Học sinh nghiên cứu SGK để tìm hiểu:
+ Ion là gì?
+ Ion dương là gì?
+ Ion âm là gì?
Gv Phát phiếu học tập hướng dẫn học sinh viết quá trình hình thành các ion: 
Na+, Mg2+, Al3+,Mn+. F-, Cl-, O2-, S2-,. Xm-
Hoạt động 4:
Gv hướng dẫn HS tìm hiểu SGK để trả lời:
+ Thế nào là ion đơn nguyên tử, cho ví vụ?
+ Thế nào là ion đa nguyên tử, cho ví vụ?
HS: Làm việc với sgk và thảo luận theo nhóm, tổng hợp ý kiến và đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác góp ý bổ sung. 
 HS: Làm việc với sgk và thảo luận theo nhóm, tổng hợp ý kiến và đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác góp ý bổ sung. 
HS: Làm việc với sgk và thảo luận theo nhóm, tổng hợp ý kiến và đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác góp ý bổ sung. 
HS: Làm việc với sgk và thảo luận theo nhóm, tổng hợp ý kiến và đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác góp ý bổ sung. 
I – Khái niệm về liên kết hóa học.
1. khái niệm về liên kết
Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
2. Quy tắc bát tử (8e)
Nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình e ở lớp ngoài cùng bền vững của các khí hiếm với 8e (hoặc 2e đối với heli). 
II – Liên kết ion
1. Sự hình thành ion.
a) Ion: Khi nguyên tử nhường hoặc nhận e, nguyên tử trở thành phần tử mang điện. Nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mang điện gọi là ion.
Ion dương (cation):
Ion mang điện dương được gọi là ion dương.
VD: Na Na+ + 1e
 Mg Mg2+ + 2e
 Al Al3+ + 3e
 M Mn+ + ne
Ion âm (anion):
Ion mang điện âm được gọi là ion âm.
VD: Cl + 1e Cl- 
 O + 2e O2-
 S + 2e S2-
 X + me Xm- + ne
b)Ion đơn và ion đa nguyên tử.
+ Ion đơn nguyên tử là ion được tạo nên từ một nguyên tử.
VD: Na+, Mg2+, Al3+, Cl-, S2-,
Cấu hình Na+: 1s22s22p6
+ Ion đa nguyên tử là ion được tạo nên từ nhiều nguyên tử liên kết với nhau để thành một nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm.
VD: NH, OH-, NO, SO, PO,
Hoạt động 4 (5’): Củng cố bài (sử dụng bài tập 1, 2, 3, 4 sgk / trang 70)
Bài tập về nhà và dặn dò: Bài tập 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6 SBT/ trang 20.
IV – RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn : 17/10/2015 	 TIẾT 26
 Bài 16 : KHÁI NIỆM VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC . LIÊN KẾT ION (tt)
I– MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu:
 + Sự tạo thành liên kết ion của phân tử 2 nguyên tử.
+ Sự tạo thành liên kết ion của phân tử nhiều nguyên tử.
+ Khái niệm liên kết ion.
+ Tinh thể và mạng tinh thể ion
II- CHUẨN BỊ:
GV: Phiếu học tập, mô hình mạng tinh thể của NaCl.
HS:On lại cách viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
+ On định tổ chức và kiểm tra bài cũ: 
Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion Na+, Mg2+, Cl-, S2-, Fe2+, Fe3+ từ các nguyên tử tương ứng.
(GV nhận xét bài và đánh giá điểm số)
+ Giảng bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
10’
10’
10’
10’
Hoạt động 1: 
Xét sự tạo thành phân tử NaCl.
GV mô tả thí nghiệm: Đốt một mẩu kim loại Na trong bình chứa khí clo. Mẩu kim loại cháy rực. Khi phản ứng kết thúc thấy trên thành bình xuất hiện những tinh thể muối màu trắng. Đó là tinh thể NaCl. Vậy NaCl tạo thành như thế nào?
Hoạt động 2:
Xét sự tạo thành liên kết trong phân tử CaCl2.
Tương tự như hình thành phân tử NaCl, dẫn dắt từng bước để viết quá trình hình thành các ion Ca2+ và 2 Cl-, sự hình thành phân tử CaCl2 từ các ion Ca2+ và 2 Cl-. 
 Vậy liên kết ion là gì?
Hoạt động 3:
Khái niệm về tinh thể:
HS tìm hiểu khái niệm về tinh thể (SGK)
Gv mô tả một số tinh thể: tinh thể NaCl, tinh thể nước đá để hs hình dung được tinh được cấu tạo từ những nguyên tử, phân tử hoặc ion.
 Hoạt động 4:
Khái niệm về tinh thể:
Yêu cầu hs quan sát mẫu tinh thể NaCl để thấy cấu trúc dạng lập phương của tinh thể và quan sát mô hình tinh thể để thấy được sự phân bố các ion trong tinh thể. Chỉ cho hs thấy thế nào là nút mạng. Yêu cầu HS mô tả lại cấu trúc NaCl.
HS: Nghiên cứu SGK và mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử NaCl.
 Do đặc điểm cấu tạo nguyên tử theo quy tắc bát tử, khi các nguyên tử Na và Cl tiếp xúc với nhau sẽ có sự nhường và nhận electron để trở thành ion mang điện tích trái dấu hút nhau tạo thành liên kết ion
HS: Tương tự như hình thành phân tử NaCl. 
Ca – 2e Ca2+ 
2 Cl + 2e 2 Cl-
Ca2+ + 2 Cl- CaCl2
HS: Khái niện về liên kết ion.
Liên kết ion là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
HS tìm hiểu khái niệm về tinh thể qua SGK.
HS: quan sát mẫu tinh thể NaCl và nhận xét:
- Hình dạng của tinh thể.
- Cách phân bố của các ion Na+ và Cl- trong tinh thể
2. Sự tạo thành liên kết ion.
a) Sự tạo thành liên kết ion của phân tử 2 nguyên tử.
VD: Xét sự tạo thành liên kết trong phân tử NaCl.
Na + Cl Na+ + Cl-
Na – 1e Na+ 
Cl + 1e Cl-
Na+ + Cl- NaCl
b) Sự tạo thành liên kết ion của phân tử nhiều nguyên tử.
VD: Xét sự tạo thành liên kết trong phân tử CaCl2.
Ca – 2e Ca2+ 
2 Cl + 2e 2 Cl-
Ca2+ + 2 Cl- CaCl2
Vậy : Liên kết ion là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
 Liên kết ion được hình thành giữa kim lọai điển hình và phi kim điển hình.
III. Tinh thể và mạng tinh thể.
1. Khái niệm về tinh thể:
Tinh thể được cấu tạo từ những nguyên tử, phân tử hoặc ion được sắp xếp một cách đều đặn, tuần hoàn theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành mạng tinh thể.
2. Mạng tinh thể ion:
Xét mạng tinh thể NaCl:
Xét mạng tinh thể NaCl có cấu trúc hình lập phương. Các ion Na+ và Cl- nằm ở các nút mạng tinh thể một cách luân phiên. Cứ 1 ion Na+ được bao vây bởi 6 ion Cl- và ngược lại.
3. Tính chất chung của hợp của hợp chất ion.(sgk)
Hoạt động 5 (5’): Củng cố bài (sử dụng bài tập 5, 6, 7, 8 sgk / trang 70)
Bài tập về nhà và dặn dò: Bài tập 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6 SBT/ trang 20.
IV – RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn : 20/10/2015 	 TIẾT 27
 Bài 17 : 	LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
I– MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu:
 + Sự tạo thành liên kết trong phân tử đơn chất, hợp chất.
+ Khái niệm liên kết cộng hóa trị. + Khái niệm liên kết cho - nhận.
II- CHUẨN BỊ:
GV: Lắp ráp mô hình phân tử H2, N2, HCl, CO2, SO2
HS:On lại cách viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
+ On định tổ chức và kiểm tra bài cũ (5’): 
Giải thích sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử của các nguyên tố sau đây:
K và Cl. (GV nhận xét bài và đánh giá điểm số)
+ Giảng bài mới:
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
5’
5’
10’
10’
5’
Hoạt động 1:
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu SGK để hiểu được phân tử hiđro hình thành như thế nào? Yêu cầu học sinh nhắc lại cấu hình electron nguyên tử hiđro, hình dạng obitan 
Hoạt động 2: Yêu cầu
Viết cấu hình electron của nguyên tử N? Nhận xét về số e ngoài cùng? so sánh với khí hiếm gần nó nhất? Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử N2?
Hoạt động 3:
Gv hướng dẫn hs dựa vào số ngoài cùng của H, Cl và C, O dựa vào quy tắc bát tử để hiểu tìm hiểu phân tử HCl, CO2 hình thành như thế nào? Cách biểu diễn liên kết?
Hoạt động 4:
Gv hướng dẫn hs dựa vào số ngoài cùng của S và O và dựa vào quy tắc bát tử để hiểu tìm hiểu phân tử SO2 hình thành như thế nào? Cách biểu diễn liên kết?
Gv kết luận: S dùng 2e độc thân tạo thành 2 cặp e chung với 1 nguyên tử O. Đó là LK CHT bình thường. S đưa ra 1 cặp e đã ghép đôi để dùng chung với O còn lại. Đó là LK cho – nhận. 
Hoạt động 5: 
Gv đặt vấn đề: Dựa vào hiểu biết thực tế, hãy cho biết tính chất vật lí của các chất có LK CHT như H2O, rượu etylic, đường, khí CO2, H2, Cl2,..
Gv phân loại và tổng kết tính chất
HS: Nghiên cứu SGK
 Cấu hình electron nguyên tử hiđro là 1s1. Obitan 1s của Hiđro có dạng hình cầu, thiếu 1e so với khí hiếm gần nó nhất. Mỗi nguyên tử H góp 1 e.
HS: Nghiên cứu SGK
 Cấu hình electron nguyên tử Nitơ là 1s22s22p3, có 5e ở lớp ngoài cùng thiếu 3 e so với khí hiếm Ne (Z = 10). Mỗi nguyên tử N góp 3 e.
HS: Nghiên cứu SGK
 Tìm hiểu cấu hình electron nguyên tử H, Cl và C, O ở lớp ngoài cùng để biết mỗi nguyên tử thiếu bao nhiêu e so với khí hiếm Ne. Mỗi nguyên tử góp bao nhiêu e.
HS: Làm việc với sgk và thảo luận theo nhóm, tổng hợp ý kiến về sự hình thành liên kết trong phân tử SO2 và đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác góp ý bổ sung.
 So sánh liên kết cho – nhận với liên kết cộng hóa trị bình thường?
HS: Làm việc với sgk và dựa vào hiểu biết thực tế để tìm hiểu tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị.
I. Sự hình thành liên kết cộng hóa trị bằng cặp electron chung.
1. Sự hình thành phân tử đơn chất:
a. Sự hình thành p tử H2.
 H . + .H H :H 
 H :H H - H
Công thức electron Công thức cấu tạo
 (Liên kết đơn)
b. Sự hình thành p tử N2.
:N + N: :NN:
:NN: NN
 Công thức electron Công thức cấu tạo 
 (liên kết ba)
2. Sự hình thành phân tử hợp chất chất.
a) Sự hình thành ptử HCl
 H . + . : H : :
 H : : H - Cl
Công thức electron Công thức cấu tạo
Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử gọi là liên kết cộng hóa trị có cực ( hay phân cực)
a) Sự hình thành ptử CO2
:O::C::O: O = C = O
Công thức electron Công thức cấu tạo
 (Cấu tạo thẳng)
c) Liên kết cho - nhận
Xét phân tử SO2 
 :: : : O = O
Công thức electron Công thức cấu tạo
 liên kết cho – nhận
Vậy: liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.
Liên kết cho – nhận là liên kết cộng hóa trị đặc biệt trong đó cặp electron chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.
3. Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị
- Tồn tại ở các trạng thái rắn như đường, lưu hùynh, iot,ở trạng thái lỏng như nước, rượu,hoặc chất khí như H2, Cl2, CO2,
- Các chất có cực tan nhiều trong dung môi có cực. Các chất không có cực tan trong dung môi không có cực.
Hoạt động 6 (5’): Củng cố bài (sử dụng bài tập 1, 2, 3 sgk / trang 75)
IV – RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn : 22/10/2015 	 TIẾT 28
 Bài 17 : 	LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ (tiếp theo)
I– MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu:
+ Sự xen phủ của các obitan nguyên tử khi hình thành các phân tử đơn chất.
+ Sự xen phủ của các obitan nguyên tử khi hình thành các phân tử hợp chất.
II- CHUẨN BỊ:
 ... ion gọi là gì?
+ Được tính như thế nào?
Hoạt động 2:
Gv: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị gọi là gì?
+ Được tính như thế nào?
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi:
+ SOH của nguyên tố là gì?
+ Quy tắc xác định SOH ?
+ Ap dụng quy tắc để xác định SOH của một số nguyên tố.
HS: Nghiên cứu SGK và rút ra kết luận:
+ Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hóa trị.
+ Được tính bằng điện tích của ion đó.
HS: Nghiên cứu SGK và rút ra kết luận:
+ Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị gọi là cộng hóa trị.
+ Được tính bằng bằng số liên kết mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác.
HS: Nghiên cứu SGK và rút ra kết luận:
+ Khái niệm SOH (như SGK)
+ Có 4 quy tắc xác định SOH (như SGK).
+ Ap dụng quy tắc để xác định SOH của các nguyên tố trung tâm trong các phân tử và ion sau đây:
H2, O2, O3,
H2O3, H2O4,H3 HO2, HO3
H4O3, H
HO, HO2 HO3, HO4
O2, KO4
O3, K2O.
H, O, O
O, O, O, O.
I - Hóa trị.
1. Hóa trị trong hợp chất ion
Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hóa trị và bằng điện tích của ion đó.
VD: NaCl
Na có ĐHT là 1+.
Cl có ĐHT là 1-
2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị.
Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị gọi là cộng hóa trị và bằng số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử.
VD: O = C = O
C có CHT là 4.
O có CHT là 2.
II – Số oxi hóa.
1. Khái niệm:
 Số oxi hóa của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion.
2. Quy tắc xác định SOH.
a) SOH của nguyên tố trong các đơn chất bằng 0
VD: SOH của Na, Cu, H2, N2, O2, đều bằng 0.
b) Trong một phân tử, tổng SOH của các nguyên tố bằng 0.
VD: 
 có 2(+1) + (-2) = 0.
c) SOH của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng SOH của các nguyên tố bằng điện tích của ion đó.
VD: SOH của Mg2+, Al3+, Cl-, S2-,.. lần lượt là +2, +3, -1, -2,
d) Trong hầu hết các hợp chất, SOH của hiđro bằng +1, trừ hiđrua kim loại (NaH, CaH2,). SOH của oxi bằng -2, trừ OF2 và peoxit (H2O2,).
Hoạt động 4 (5’): Củng cố bài (sử dụng bài tập 4 sgk / trang 92)
III – RÚT KINH NGHIỆM: 
Ngày soạn : 10/11/2008 	 TIẾT 38
Bài 24 : LUYỆN TẬP CHƯƠNG III
I– MỤC TIÊU:
1. Củng cố kiến thức.
Hệ thống hóa những kiến thức được học trong chương về:
+ Bản chất của liên kết hóa học.
+ Phân biệt được các kiểu liên kết hóa học.
+ Đặc điểm về cấu trúc và tính chất chung của kiểu mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử và tinh thể kim loại.
+ Phân biệt được hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị.
2. Rèn luyện kỹ năng: 
+ Vận dụng khái niệm về độ âm điện để đánh giá tính chất của liên kết.
+ Dựa vào đặc điểm của các loại liên kết để giải thích và dự đoán tính chất của một số chất có cấu trúc tinh thể nguyên tử, phân tử.
+ Vận dụng các quy tắc xác định số oxi hóa để xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất, trong ion.
+ Xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị.
+ Vận dụng các giá trị độ âm điện để giải thích, dự đoán tính chất của một số chất.
II – CHUẨN BỊ:
GV: Phiếu học tập, bảng phụ, các mô hình phân tử.
HS: Ôn các bài học chương 3.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
+ Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi: Xác định số oxi hóa của lưu huỳnh, mangan trong các phân tử sau:
	 H2S, SO2, SO3, H2SO3, H2SO4, SO, SO, MnO2; KMnO4, MnO.
(Gv nhận xét, đánh giá điểm)
+ Giảng bài mới:
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
15’
5’
10’
10’
Hoạt động 1:
Gv chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập theo mẫu. Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và điền vào các cột tương ứng trong phiếu học tập.
Dựa vào phiếu học tập, GV hướng dẫn HS so sánh về đặc điểm của các loại liên kết và điều kiện để xuất hiện liên kết.
Hoạt động 2:
Gv yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về liên kết kim loại và so sánh với các loại liên kết khác.
Hoạt động 3:
Gv chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập theo mẫu. Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và điền vào các cột tương ứng trong phiếu học tập.
Dựa vào phiếu học tập, GV hướng dẫn HS so sánh về đặc điểm của các loại liên kết và điều kiện để xuất hiện liên kết.
Hoạt động 4:
Yêu cầu HS nhắc lại những khái niệm và cách xác định số oxi hóa.
HS: Dưới sự hướng dẫn của GV, HS thảo luận nhóm và điền vào các cột tương ứng trong phiếu học tập.
HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả phiếu học, các nhóm khác góp ý bổ sung.
HS: So sánh sánh liên kết kim loại với liên kết CHT và liên kết ion.
HS: Dưới sự hướng dẫn của GV, HS thảo luận nhóm và điền vào các cột tương ứng trong phiếu học tập.
HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả phiếu học, các nhóm khác góp ý bổ sung.
HS: Trả lời câu hỏi của GV nêu ra, qua đó khắc sâu kiến thức đã học.
A – Kiến thức cần nắm vững.
I. So sánh liên kết ion, liên kết cộng hóa trị và liên kết kim loại.
1. So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
a) Giống nhau: 
 Giống nhau về nguyên nhân hình thành liên kết. Các nguyên tử liên kết với nhau tạo thành phân tử có cấu hình e bền vững của khí hiếm.
b) Khác nhau:
Loại
liên kết
LK 
ion
LK CHT
không cực
LK CHT có cực
Ví dụ
Na+ Cl-
H – H
H - Cl
Bản chất liên kết
Lực hút tĩnh điện
Dùng chung e
Dùng chung e
Điều Kiện
liên
kết
Khác hẳn nhau về bản chất
Các nguyên tố giống nhau
Các nguyên tố gần giống nhau
Hiệu ĐAĐ
0<
0,4
0,4< 1,7
2. So sánh liên kết kim loại với liên kết CHT và liên kết ion.
II – Tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử và tinh thể kim loại.
Tinh thể ion
Tinh thể nguyên tử
Tinh thể phân tử
Tinh thể kim loại
Phần tử cấu tạo
Ion
Ng. tử
Phân
tử
Ion,
n tử, e tự do
Lực lkết
Tĩnh điện
CHT
P tử
Tĩnh điện
Đặc tính
Bền, khó nc, khó bay hơi
t0 nc và t0s cao
ít bền,
t0 nc và t0s thấp
Anh
Kim, dẫn điện, nhiệt, dẻo
III- Hóa trị và số oxi hóa:
1. Hóa trị trong hợp chất ion.
2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị.
3. Số oxi hóa.
a) Khái niệm.
b) Cách xác định số oxi hóa: 4 quy tắc.
Hoạt động 5 (5’): Củng cố bài (sử dụng bài tập 1 sgk / trang 95)
IV – RÚT KINH NGHIỆM: 
 Trường THPT Phù Cát I: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01
Lớp: 10A ......Nhóm................
Yêu cầu:Nhóm học sinh thảo luận và điền vào các cột tương ứng trong phiếu học tập.
So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị .
Loại
liên kết
Liên kết ion
Liên kết CHT
không cực
Liên kết CHT có cực
Ví dụ
Bản chất
liên kết
Điều Kiện
Liên kết
Hiệu độ âm điện ()
Trường THPT Phù Cát I: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 02
Lớp: 10A .Nhóm.
Tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử và tinh thể kim loại.
Yêu cầu:Nhóm học sinh thảo luận và điền vào các cột tương ứng trong phiếu học tập.
Tinh thể ion
Tinh thể nguyên tử
Tinh thể 
phân tử
Tinh thể
 kim loại
Phần tử cấu tạo
Lực liên kết
Đặc tính
Ngày soạn : 13/11/2008 	 TIẾT 39
Bài 24 : LUYỆN TẬP CHƯƠNG III
I– MỤC TIÊU:
Rèn luyện kỹ năng:
+ Vận dụng khái niệm về độ âm điện để đánh giá tính chất của liên kết.
+ Dựa vào đặc điểm của các loại liên kết để giải thích và dự đoán tính chất của một số chất có cấu trúc tinh thể nguyên tử, phân tử.
+ Vận dụng các quy tắc xác định số oxi hóa để xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất, trong ion.
+ Xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị.
+ Vận dụng các giá trị độ âm điện để giải thích, dự đoán tính chất của một số chất.
II – CHUẨN BỊ:
GV: Phiếu học tập, bảng phụ, các mô hình phân tử.
HS: Ôn các bài học chương 3.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
+ Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi: Xác định số oxi hóa của lưu huỳnh, mangan trong các phân tử sau:
	 H2S, SO2, SO3, H2SO3, H2SO4, SO, SO, MnO2; KMnO4, MnO.
(Gv nhận xét, đánh giá điểm)
+ Giảng bài mới:
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung ghi bảng
5’
5’
5’
5’
10’
10’
Hoạt động 1:
1a)Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng.
1b) Cho sơ đồ sau: 
 (5)	
Fe Fe2+Fe3+ 
	 (6)	
a) Viết cấu hình electron của
 Fe, Fe2+ và Fe3+. Biết Fe có Z = 26. 
b) Viết phương trình biểu diễn sự chuyển hóa giữa nguyên tử và các ion trên.
Hoạt động 2:	
2a) Dựa vào độ âm điện, hãy xét xem tính phi kim thay đổi như thế nào trong dãy nguyên tố sau: O, Cl, S, H.
2b) Viết CTCT của các phân tử sau: Cl2O, SO2, H2S, H2O, HCl.
Phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất ? Vì sao?
Hoạt động 3:
3) Có bao nhiêu electron trong mỗi ion sau đây: 
SO, SO, NO, NH, CO, PO, MnO.
Hoạt động 4:
4) Tổng số proton trong 2 ion XA và XA lần lượt là 40 và 48. Xác định các nguyên tố X, A và các ion XA và XA.
Hoạt động 5:
5) Hợp chất H2X chứa 11,1% Hiđrô về khối lượng.
 Nguyên tố Y kết hợp với X được 2 hợp chất YXa và YXb trong đó thành phần của X lần lượt chiếm 50% và 60% về khối lượng. Xác định CTCT YXa , YXb.
Hoạt động 6:	
6) A là hợp chất của nguyên tố X với oxi trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng. B là hợp chất của nguyên tố Y với hiđro trong đó hiđro chiếm 25% về khối lượng. Biết A chứa một nguyên tử X; B chứa một nguyên tử Y và 
MA : MB = 4 : 1
Xác định công thức phân tử , CTCT của A và B.	 
HS:1a) 
NaNa+ ClCl-
MgMg2+
S S2-
AlAl3+
O O2-
2. a) Cấu hình:
Fe:1s22s22p63s23p63d64s2
Fe2+:1s22s22p63s23p63d6
Fe3+:1s22s2 2p63s23p63d5
b) Fe Fe2+ + 2e
 Fe2+ + 2eFe
 Fe2+ Fe3++1e
 Fe3++1eFe2+
 Fe Fe3+ + 3e
 Fe3+ + 3eFe.
2a) O > Cl > S > H.
Cl2O : Cl – O – Cl 
SO2: O = S O 
 H2S: H – S – H 
 H2O: H – O – H 
 HCl: H – Cl 
3) HS: SO (42), SO(50), NO(32) NH(10),CO(32),PO(50),MnO(58).
4) Lập hệ phương trình:
ZX + 3ZA = 40 (1)
ZX + 4ZA = 48 (2)
Giải được: 
ZX = 16 (S)
ZA = 8 (O)
5) HS: 
Xác định X : H2X : 
%H = . 100 = 11,1 X = 16 ( O ) 
+ Lập 3 phương trình
Y = 16a (1) 
Y = . b (2) 
 Từ (1) và (2) 
 = 
 a = 2; b = 3 
 Y = 16.2 = 32 (S) 
YXa là SO2 ; YXb là SO3
B- Bài tập:
1) NaNa+ + 1e
 Cl + 1e Cl-
 MgMg2+ + 2e
 S + 2e S2- 
 AlAl3+ + 3e 
 O + 2e O2-
2. a) Cấu hình:
Fe:1s22s2 2p63s23p63d64s2
Fe2+:1s22s2 2p63s23p63d6
Fe3+:1s22s2 2p63s23p63d5
b) (1) Fe Fe2+ + 2e
 (2) Fe2+ + 2eFe
 (3) Fe2+ Fe3++1e
 (4) Fe3++1eFe2+
 (5) Fe Fe3+ + 3e
 (6) Fe3+ + 3eFe.
5) Xác định X : H2X : 
%H = . 100 = 11,1 X = 16 ( O ) 
YOa:%O = = 0,5 Y = 16a (1) 
YOb :%O = = 0,6 
 Y = . b (2) Từ (1) và (2) 
 = a = 2; b = 3 
 Y = 16 x 2 = 32 (S) YXa là SO2 ; YXb là SO3
6) Đặc công thức của A là: XOx ; của B là YHy
%O =16x/(X + 16x) = 0,5 ® X = 16x (1)
%H = y / (Y + y) = 0,25 ® Y = 3y (2)
(X + 16x)/(Y + y) = 4 (3)
thay (1) (2) vào (3) được : 
 y = 2x
Biện luận chọn được nghiệm hợp lí :
 x = 2; y = 4.
X = 32 (S) ® A là SO2	
Y = 12 (C) ® B là CH4 	
O = S ®O H
 H – C – H 
 H	
Hoạt động 5 (5’): Củng cố bài (sử dụng bài tập 1 sgk / trang 95)
IV – RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUONG 3.doc