Tiết 37 Bài 21 : KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
I- MỤC TIÊU
1/ Kiến thức: Học sinh nắm vững
Học sinh biết :Nhóm Halogen gồm những nguyên tố nào và chúng ở những vị trí nào trong bảng tuần hòan các nguyên tố hóa học.
Học sinh hiểu được: Tính chất hóa học cơ bản của các Halogen là tính oxihóa mạnh do lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Halogen có 7e (ns2np5), nên khuynh hướng đặc trưng là nhận thêm 1e tạo thành ion Halogenua để có cấu hình e bền vững tương tự khí hiếm gần nhất (ns2np6).
Nguyên nhân làm cho tính oxihóa các nguyên tố Halogen giảm dần khi đi từ Flo đến Iôt.
Vì sao nguyên tố Flo chỉ có số oxihóa -1, trong khi đó các nguyên tố halogen còn lại, ngoài số oxihóa -1 còn có các số oxihóa +1, +3, +5, +7.
Ngày soạn: 02 /01/2012 Tiết 37 Bài 21 : KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN I- MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: Học sinh nắm vững Học sinh biết :Nhóm Halogen gồm những nguyên tố nào và chúng ở những vị trí nào trong bảng tuần hòan các nguyên tố hóa học. Học sinh hiểu được: Tính chất hóa học cơ bản của các Halogen là tính oxihóa mạnh do lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Halogen có 7e (ns2np5), nên khuynh hướng đặc trưng là nhận thêm 1e tạo thành ion Halogenua để có cấu hình e bền vững tương tự khí hiếm gần nhất (ns2np6). Nguyên nhân làm cho tính oxihóa các nguyên tố Halogen giảm dần khi đi từ Flo đến Iôt. Vì sao nguyên tố Flo chỉ có số oxihóa -1, trong khi đó các nguyên tố halogen còn lại, ngoài số oxihóa -1 còn có các số oxihóa +1, +3, +5, +7. 2/ Kỹ năng: Giải thích tính oxihóa mạnh của các Halogen dựatrên cấu hình electron nguyên tử của chúng. 3/ Thái độ: Giáo dục học sinh chống ô nhiễm môi trường. II- CHUẨN BỊ 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cỡ lớn, bảng 11-SGK 2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem lại sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong phân nhóm chính, phản ứng oxihóa-khử. III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ôån định tình hình lớp: (1 phút) 2/ Kiểm tra bài cũ: Vị trí các nguyên tố thuộc nhĩm halogen trong bảng tuần hồn? 3/ Giảng bài mới:: GV: Nhóm Halogen có những đặc điểm cấu tạo về nguyên tử cũng như tính chất như thế nào? Ta đi vào tìm hiểu bài “khái quát nhóm Halogen”. Tiến trình tiết dạy: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn. 7’ GV giới thiệu các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và yêu cầu HS cho biết vị trí của chúng trong bảng. - Nguyên tố At không được nghiên cứu ở đây vì nó thuộc nhóm nguyên tố có tính phóng xạ. HS dựa vào bảng tuần hoàn nêu vị các nguyên tố halogen. I. Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn. Nhóm halogen bao gồm các nguyên tố: flo (F), clo (Cl), brom (Br), iot (I), atatin (At)* (* Không gặp trong TN, đ/c trong lò p/ứ HN, được xét chủ yếu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ). * Thuộc nhóm VIIA, cuối các chu kì, trước các nguyên tố khí hiêm. Hoạt động 2: Cấu tạo nguyên tử Halogen. 10’ GV yêu cầu HS viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố: F, Cl, Br, và I. * Yêu cầu HS nhận xét: HS viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố: F, Cl, Br, và I. và nhận xét: II. Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử: 1. Cấu hình electron nguyên tử 9F: 17Cl: 35Br: 53I: 2s22p5 3s23p5 4s24p5 5s25p5 Nhận xét: Nguyên tố đều có 7 e lớp ngoài cùng (ns2np5). Đều có khuynh hướng nhận thêm 1e, tạo ion halogenua có cầu e ngoài cùng tương tự khí hiếm (ns2np6). Do đó tính chất hoá học cơ bản của các halogen là: tính oxi hoá mạnh. Hoạt động 3: Cấu tạo phân tử Halogen. 3’ Gv nêu vấn đề: Vì sao các nguyên tử halogen không đứng riêng rẽ mà hai nguyên tử liên kết với nhau tạo ra phân tử X2? HS vận dụng kiến thức về liên kết hoá học để trả lời câu hỏi của GV. 2. Cấu tạo phân tử: Hay X-X hoặc X2. Hoạt động 4: Sự biến đổi tính chất. 5’ GV sử dụng bảng 11 SGK tr 95 để HS nhận xét về tính chất vật lí, bán kính nguyên tử, độ âm điện khi đi từ flo đến iot. HS nhận xét về tính chất vật lí, bán kính nguyên tử, độ âm điện khi đi từ flo đến iot. III. Sự biến đổi tính chất: 1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất. Trạng thái tập hợp: Màu sắc: Nhiệt độ nóng chảy Nhiệt độ sôi: Bán kính nguyên tử: - Khí" lỏng "rắn - Đậm dần Tăng dần Hoạt động 5: Sự biến đổi độ âm điện 4’ GV gợi ý để HS có thể giải thích vì sao trong các hợp chất , nguyên tố flo chỉ có số oxi hoá -1, các nguyên tố halogen còn lại, ngoài os oxi hoá -1 còn có các số oxi hoá soh +1, +3, +5, +7. HS quan sát theo bảng 11 trang 95 SGK. 2. Sự biến đổi độ âm điện. + Độ âm điện tương đối lớn so các nguyên tố nhóm khác. + Từ flo đến iot độ âm điện giảm dần. + ĐÂĐF lớn nhất nên số oxi hoá F trong mọi hợp chất chỉ có -1. Các nguyên tố khác ngoài soh -1còn có soh +1,+3,+5, +7. Hoạt động 6: Sự biến đổi tính chất hóa học. 10’ GV gợi ý để HS: Dựa vào bán kính nguyên tử để giải thích vì sao khi đi từ F đến I, tính oxi hoá giảm dần. Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng để giải thích vì sao các halogen giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành HS dựa vào bán kính nguyên tử để giải thích vì sao khi đi từ F đến I, tính oxi hoá giảm dần. 3. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất. * Khi đi từ flo đến iot, bán kính nguyên tử tăng dần, khả nhận electron của các nguyên tử giảm dần, do đó tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot. Hoạt động 7: Củng cố. 4’ Nguyên nhân của tính oxi hoá mạnh của các halogen là gì? * Đều có 7 e ngoài cùng (ns2np5). * Khuynh hướng đặc trưng là dễ nhận thêm 1 e để bào hoà lớp e ngoài cùng giống nguyên tử khí hiếm gần nó nhất (ns2np6). Do đó tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh. Halogen là những phi kim điển hình. Nguyên nhân các halogen có tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot ? * Khi đi từ flo đến iot, bán kính nguyên tử tăng dần, khả nhận electron của các nguyên tử giảm dần, do đó tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot. * (GV có thể giải thích kĩ hơn). Nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất của chúng? * Do cấu hình electron lớp ngoài cùng giống nhau (ns2np5), là nguyên nhân chính dẫn đến các halogen giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành. TÓM LẠI: Các nguyên tố halogen hoạt động hoá học mạnh vừa là chất oxi hoá mạnh, chúng là những phi kim điển hình. 4. Dặn dò: (1 phút) -Làm các bài tập 1,2,3,4,5,6,7 và 8 trang 96 sgk. -Xem lại bài cũ và đọc trước bài mới “Clo”. IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: