Giáo án Hóa học 10 - Tiết 42, 43: Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 42, 43: Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS hiểu:

- Các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại: Phản ứng oxi hoá – khử và phản ứng không phải là phản ứng oxi hoá – khử

- Khái niệm phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt. Ý nghĩa của phương trình nhiệt hoá học.

2. Kĩ năng

- Xác định được một phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

- Xác định được một phản ứng thuộc loại phản ứng toả nhiệt hay phản ứng thu nhiệt dựa và phương trình nhiệt hoá học.

- Biểu diễn được phương trình nhiệt hoá học cụ thể.

- Giải được bài tập hoá học có nội dung liên quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:

- HS:

 

doc 3 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 42, 43: Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/11/2009
Ngày giảng: 23/11/2009
TIẾT 42 - 43 : PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC VÔ CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS hiểu:
- Các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại: Phản ứng oxi hoá – khử và phản ứng không phải là phản ứng oxi hoá – khử
- Khái niệm phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt. Ý nghĩa của phương trình nhiệt hoá học.
2. Kĩ năng
- Xác định được một phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
- Xác định được một phản ứng thuộc loại phản ứng toả nhiệt hay phản ứng thu nhiệt dựa và phương trình nhiệt hoá học.
- Biểu diễn được phương trình nhiệt hoá học cụ thể.
- Giải được bài tập hoá học có nội dung liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:
HS:
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại, gợi mở, mô tả TN.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và tái hiện kiến thức
Thời gian: 7p
Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS lên bảng cân bằng phương trình sau bằng phương pháp thăng bằng electron: 
	Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
	CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Trong 2 phản ứng trên, phản ứng nào phản ứng oxi hoá - khử ? Tại sao?
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá 
* Mục tiêu: Các phản ứng: hoá hợp, phân huỷ, thế là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá
* Thời gian: 15p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
Y/c HS thảo luận nhóm 5p cân bằng các phương trình sau:
 Na + O2 → Na2O
CaCO3 → CaO + CO2
Fe + HCl → FeCl2 + H2 
 Và nhận xét: các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? Và các loại phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hoá - khử không? Tại sao?
HS thực hiện
Bước 2:
Y/c các nhóm treo kq thảo luận và trình bày
HS thực hiện
Kết luận:
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
+ Phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế là phản ứng oxi hoá - khử.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng không có sự thay đổi số oxi hoá
* Mục tiêu: Các phản ứng: hoá hợp, phân huỷ, thế, trao đổi là phản ứng không có sự thay đổi số OXH
* Thời gian: 15p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
Y/c HS thảo luận cặp 5p cân bằng các phương trình sau:
CaO + CO2 → CaCO3
Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
Na2CO3 + Ca(OH)2 → NaOH + CaCO3 
 Và nhận xét: các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? Và các loại phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hoá - khử không? Tại sao?
HS thực hiện
Bước 2:
GV gọi đại diện 1 số cặp trình bày, HS khác theo dõi nhận xét và bổ sung.
HS thực hiện.
Kết luận:
- Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng trao đổi không phải là phản ứng oxi hóa – khử.
 4. Tổng kết và hướng dẫn học bài
- GV y/c HS chốt lại kiến thức từ phần đã học
PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa
Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa
Phản ứng hóa hợp
Phản ứng phân hủy
Phản ứng trao đổi
Phản ứng hóa hợp
Phản ứng phân hủy
Phản ứng thế
- BTVN: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7/(SGK – 110)
- Chuẩn bị tiết tiếp theo: Phản ứng toả nhiệt và phản ứng thu nhiệt.
(Hết tiết 1)
5. Hoạt động 3: Tìm hiểu phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt.(Tiết 2)
* Mục tiêu: ĐN, phương trình nhiệt hoá học.
* Thời gian: 15p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV : Giới thiệu cho HS, dựa vào nhiệt toả ra hay thu vào người ta phân làm hai loại : phản ứng toả nhiệt và phản ứng thu nhiệt, yêu cầu HS lấy một số VD từ đời sống và sx. Rút ra ĐN.
HS thực hiện.
Bước 2:
GV ĐVĐ: Để biểu diễn một phản ứng hoá học thu nhiệt hay toả nhiệt, người ta dùng phương trình nhiệt hoá học. Nhiệt cua phản ứng hoá học được kí hiệu là ∆H.
Y/c HS n/c SGK và nhận xét cách viết phương trình nhiệt hoá học.
HS thực hiện
Bước 3:
Gọi HS lên bảng viết 2 VD và giải thích:
2H2(k) + Cl2 (k) → 2HCl (k) ; ∆H = - 1,85,7 kJ (1)
CaCO3 (r) → CaO(r) + CO2 (k) ∆H = + 178 kJ (2)
HS thực hiện
Kết luận:
GV nhận xét , bổ sung và chốt kiến thức cho HS:
- Phản ứng toả nhiệt là phản ứng hoá học giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. ∆H < 0
- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hoá học hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. ∆H > 0
- Phương trình nhiệt hoá học có ghi thêm giá trị ∆H và trạng thái của các chất được gọi là phương trình nhiệt hoá học 
6. Tổng kết và hướng dẫn học bài.
- GV nhận xét và chốt kiến thức toàn bài
- Chữa BT SGK cho HS
- BTVN: hoàn thiện các BT trong SGK/110
- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập chương 4.
+ Phản ứng oxi hoá - khử: - KN
 - Phương pháp cân bằng phản ứng oxi hoá - khử.
 	 - Các khái niệm.
	+ Cách phân loại phản ứng oxi hoá - khử.
+ Phản ứng toả nhiệt và phản ứng thu nhiệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 42 - 43 Phan loai phan ung.doc