Giáo án Hóa học 10 Tiết 43: Flo - Brom - Iot

Giáo án Hóa học 10 Tiết 43: Flo - Brom - Iot

Tiết 43: FLO - BROM - IOT

A. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Biết:

+ Trạng thái tự nhiên, điều chế, tính chất hóa học, ứng dụng của flo, brom.

+ Phương pháp điều chế và một số tính chất của hợp chất brom, brom.

- Hiểu:

+ Flo là phi kim mạnh nhất, trong các hợp chất flo chỉ có số oxi hóa -1, chỉ có thể dùng phương pháp điện phân mới có thể điều chế flo.

+ So sánh tính chất hóa học của brom, flo; hợp chất của brom và flo với clo

2. Về kĩ năng:

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hóa học cơ bản của flo, brom.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét.

- Viết được PTHH chứng minh các tính chất hóa học của F2, Br2.

- Tính khối lượng brom và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

 

docx 7 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2711Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 Tiết 43: Flo - Brom - Iot", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43: FLO - BROM - IOT
MỤC TIÊU:
Về kiến thức:
Biết:
+ Trạng thái tự nhiên, điều chế, tính chất hóa học, ứng dụng của flo, brom.
+ Phương pháp điều chế và một số tính chất của hợp chất brom, brom.
Hiểu:
+ Flo là phi kim mạnh nhất, trong các hợp chất flo chỉ có số oxi hóa -1, chỉ có thể dùng phương pháp điện phân mới có thể điều chế flo.
+ So sánh tính chất hóa học của brom, flo; hợp chất của brom và flo với clo 
Về kĩ năng:
Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hóa học cơ bản của flo, brom.
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét.
Viết được PTHH chứng minh các tính chất hóa học của F2, Br2.
Tính khối lượng brom và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
Thái độ, tình cảm:
Thông qua nội dung bài học, GV giúp phát triển thêm lòng ham mê khoa học của HS.
CHUẨN BỊ:
Sưu tầm tranh ảnh, video về brom, flo và một số hợp chất của chúng.
Phần mềm mô phỏng phản ứng hóa học của brom với kim loại (Al và Br2).
Phiếu học tập, phần mềm giảng dạy.
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Câu 1: Hãy nêu tính chất hóa học của clo?
Câu 2: Hãy nêu các phương pháp hóa học điều chế clo? Viết PTPỨ minh họa.
BÀI GIẢNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 1
GV: Tại sao nói flo là một phi kim điển hình, hoạt động hóa học mạnh nhất trong số các phi kim? Flo có gì giống và khác với nguyến tố clo?
Hoạt động 2: Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên.
GV hỏi:
- Ở điều kiện thường, flo tồn tại ở trạng thái nào? Màu sắc ra sao? Độc hay không? (GV kết hợp với việc cho xem hình ảnh về flo)
- Trong tự nhiên, flo tồn tại ở dạng những đơn chất hay hợp chất? Vì sao?
- Cho biết một số khoáng chất của flo trong tự nhiên? (GV cho HS xem hình ảnh các khoáng chất sau khi HS trả lời câu hỏi)
Hoạt động 3: Tìm hiểu hóa tính của flo.
Phiếu học tập số 1:
- Dựa vào cấu hình và độ âm điện flo hãy cho biết: Flo có tính chất hóa học gì? Tác dụng với những chất gì?
- GV: gọi HS viết PTPƯ minh hoạ trong tính chất của flo. Xác định số oxi hóa từng phản ứng.
LƯU Ý HS: Flo tác dụng với hiđro trong bóng tối, nhiệt độ thấp và nổ mạnh.
- GV: rắc bột CaF2 trên tấm thủy tinh bôi frafin viết chữ bằng đũa thuỷ tinh. Sau đó nhỏ dd H2SO4. Nêu hiện tượng và giải thích.(GV làm thí nghiệm chứng minh)
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về tính chất hóa học của flo.
- HS nhớ kiến thức cũ hoặc tham khảo SGK kết hợp với hình ảnh để trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS tham khảo SGK nêu khoáng chất, một số dạng tồn tại của flo trong tự nhiên.
- HS trả lời vào phiếu học tập.
- HS viết phương trình theo yêu cầu của GV.
CaF2 + H2SO4 ® CaSO4 + 2HF
 2HF + SiO2 ® SiF4 + 2H2O
(hieän töôïng aên moøn thuyû tinh)
- HS tổng kết lại và đi đến kết luận về tính chất hóa học của flo.
A/ FLO
I/ Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên.
- Ở điều kiện thường, flo là chất khí màu lục nhạt, rất độc.
- Trong tự nhiên, flo tồn tại ở trạng thái muối như CaF2, Na3AlF4.
- Flo có trong men răng, trong lá của một số loại cây.
II/ Tính chất hóa học:
- Flo có độ âm điện lớn nhất => là phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất.
 1/ Tác dụng với tất cả kim loại:=> muối florua
 + " (bạc florua)
 3 + 2" 2 ( sắt (III) florua) 
 2/ Tác dụng với hidro: (pư trong bóng tối và nổ mạnh)
 + " 2 
- Hiđro florua tan nhiều trong nước tạo dd axit flohiđric. Axit này là axit yếu.
- Axit HF có khả năng ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh.
 4HF + SiO2 ® SiF4 + 2H2O (silic tetraflorua) (HF dùng để khắc chữ lên thủy tinh)
 3/ Tác dụng với nước: (bốc cháy)
 2 + 2 " + 
Hoạt động 4: Tổ chức tình huống học tập 2.
GV: Chúng ta đã được học 2 nguyên tố halogen là clo và flo, tiếp theo chúng ta sẽ cùng nghiên cứu tính chất của đơn chất và tính chất của một số hợp chất của brom.
Hoạt động 5: Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên.
- Từ hình động Br2 cho HS quan sát, yêu cầu HS nêu tính chất vật lí.(màu, trạng thái tự nhên, độ tan, tốc độ bay hơi,.v.v.)
Lưu ý HS: hơi brom độc, brom rơi vào da sẽ gây bỏng nặng.
Hoạt động 6: Hóa tính brom.
Phiếu học tập số 2.
- Dựa vào cấu hình và độ âm điện brom hãy cho biết: Brom có tính chất hóa học gì? Tác dụng với những chất gì? So sánh với clo và flo.
- GV gọi HS viết PTPƯ minh hoạ trong tính chất của brom. Xác định số oxi hóa từng phản ứng.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về tính chất hóa học của brom.
- Quan sát hình và tham khảo SGK, học sinh trả lời câu hỏi GV yêu cầu.
-HS trả lời vào phiếu học tập.
( HS nêu tính chất hóa học của brom thông qua flo và clo.)
- HS viết phương trình theo yêu cầu của GV
- HS tổng kết lại và đi đến kết luận về tính chất hóa học của brom.
B/ BROM.
I/ Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Ở điều kiện thường, brom là chất lỏng màu đỏ nâu, dễ bay hơi, hơi brom độc.
- Brom tan trong nước tạo thành dd brom, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
- Trong tự nhiên, brom chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất.
II/ Tính chất hóa học: 
- Brom có tính oxi hóa kém hơn F2 và Cl2. Nhưng brom vẫn là chất oxi hóa mạnh.
 1/ Tác dụng với kim loại: 
 3 + 2" ( bạc bromua)
 2/ Tác dụng với hiđro: (ở nhiệt độ cao)
 + t0 2 	
( HBr tan trong nước tạo thành dd axit HBr, đây là axit mạnh, mạnh hơn axit HCl)
 3/ Tác dụng với nước: (pứ xảy ra chậm)
 + H2O 	 + 
Củng cố bài tập:
Câu 1: Bài 2/113 SGK.
HBr + NaOH " NaBr + H2O
 181 NaOH dư
Vậy dd sau còn NaBr và NaOH dư.
=> dd sau có tính bazơ
=> dd sau làm quì tím chuyển sang màu xanh.
 Câu 2: Bài 9/114 SGK
- Khối lượng của dd HF: mHF = mdd . C% 100 = 2,5 . 40100 = 1 kg
- Số mol của dd HF: nHF = mM = 120=0,05 kmol
 - PTHH: CaF2 + H2SO4 ® CaSO4 + 2HF
 0,025 0,05 (kmol)
 - Khối lượng CaF2 cần dùng là:
 m = n . M = 0,025 . 78 .10080 = 2,4375 (kg) ( vì H%= 80%).
 Câu 3: Bài 8/114 SGK.
 nAgX = nAg = 1,08108 = 0,01 (mol)
 Đặt X là kí hiệu, nguyên tử khối của halogen.
 NaX + AgNO3 " AgX + NaNO3
 0,01 0,01 (mol)
 2AgX " 2Ag + X2
 0,01 0,01 (mol)
 MNaX = 1,030,01 = 103 => X = 103 – 23 = 80
 => X là Br.
 => A là NaBr (natri bromua).
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Làm bài 2,9,8/ 113-114 SGK
Tiết 43: FLO - BROM - IOT (tiếp theo).
MỤC TIÊU:
Về kiến thức:
Biết:
+ Trạng thái tự nhiên, điều chế, tính chất hóa học, ứng dụng của iot.
+ Tính chất hóa học một só hợp chất của iot; phương pháp nhận biết iot.
Hiểu:
+ So sánh tính chất hóa học của iot; hợp chất của iot với các halogen khác.
+ Vì sao tính oxi hóa lại giảm dần khi đi từ F2 đến I2.
+ Vì sao tính oxi hóa tăng theo chiều HF< HCl< HBr< HI. 
 Về kĩ năng:
Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hóa học cơ bản của iot.
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét.
Viết được PTHH chứng minh các tính chất hóa học của I2.
Tính khối lượng iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
Thái độ, tình cảm:
Thông qua nội dung bài học, GV giúp phát triển thêm lòng ham mê khoa học của HS.
CHUẨN BỊ:
- Hóa chất: iot, nước brom, dd KI, hồ tinh bột.
Sưu tầm tranh ảnh, video về iot và một số hợp chất của chúng.
Phần mềm mô phỏng phản ứng hóa học của brom với kim loại (Al và I2).
Phiếu học tập, phần mềm giảng dạy.
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Câu 1: Hãy nêu tính chất hóa học chung của F2, Cl2, Br2?
Câu 2: Hãy nêu các phương pháp hóa học điều chế F2, Cl2, Br2? Viết PTPỨ minh họa.
BÀI GIẢNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chứa tình huống học tập.
- GV giới thiệu gói muối iot và đặt câu hỏi: Theo các em muối iot này để làm gì? Tại sao?
- Iot có gì giống và khác với các halogen khác.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên.
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về iot. GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau:
+ Trạng thái tự nhiên, màu sắc. Trong tự nhiên, tồn tại đơn chất hay hợp chất? Tập trung nhiều ở đâu?
- GV cho học sinh xem video thí nghiệm sự thăng hoa của iot.( Với thông sinh khá giỏi GV có thể yêu cầu giải thích hiện tượng thăng hoa của iot hoặc Gv giải thích)
Hoạt động 3: Hóa tính iot.
- Iot có tính chất hóa học gì giống và khác với các halogen khác? Tại sao?
- Phản ứng hóa học nào thể hiện tính oxi hóa của iot?
- HS quan sát thí nghiệm mô phỏng iot tác dụng với Al.
- GV: + Viết PTHH phản ứng của iot tác dụng với hiđro.
+ Cho biết phản ứng với hidro có gì khác so với phản ứng của các halogen khác.
- GV: Hãy dẫn ra phản ứng hóa học để chứng minh: tính oxi hóa của iot yếu hơn brom và clo.
- Ngoài tính chấ hóa học trên của iot còn có tính chất hóa học gì mà các halogen khác không có? Ta cùng xem thí nghiệm iot tác dụng với hồ tinh bột.( thí nghiệm video).
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về tính chất hóa học của iot.
- HS liên hệ thực tế trả lời câu hỏi.
- HS nắm được mục tiêu và định hướng bài học.
- HS quan sát hình ảnh và tham khảo SGK để trả lời câu hỏi.
- HS liên hệ với các halogen khác: 
 + Iot cũng có tính oxi hóa mạnh.
 + Tính oxi hóa của I<Br<Cl<F.
- Tác dụng với kim loại, hiđro,...
- HS quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH, xác định vai trò của iot phản ứng với Al. Tiến hành thảo luận và rút ra kết luận: Iot oxi hóa mạnh kim loại khi bị đun nóng hoặc có chất xúc tác. 
- HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi và rút ra được:Iot chỉ oxi hóa hiđro ở t0cao, có chất xúc tác, phản ứng thuận nghịch và thu nhiệt khả năng tham gia phản ứng hóa học của iot yếu hơn các halogen khác.
- HS viết PTHH của phản ứng chứng minh tính oxi hóa của iot yếu hơn brom và clo.
- HS quan sát, nêu hiện tượng, giải thích và rút ra:Iot có tính chất đặc biệt đó là tạo thành với hồ tinh bột hợp chất có màu xanh.
- HS tổng kết lại và đi đến kết luận về tính chất hóa học của iot.
C/ IOT
I/ Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên.
- Iot là chất rắn dạng tinh thể màu đen tím.
 I2 raén I2 (hôi)
( hiện tượng này gọi là hiện tượng thăng hoa).
- Trong tự nhiên, iot tồn tại ở dạng hợp chất.
II/ Tính chất hóa học:
1/ Tác dụng với kim loại:
3 + 2 xúc tác H2O 2 
 ( nhôm iotua)
 2/ Tác dụng với hiđro:
 + 
- Khí HI tan trong nước tạo dd axit mạnh.
3/ Tác dụng với H2O:
- Iot hầu như không tác dụng với nước.
4/ Tính oxi hóa kém hơn Cl2 và Br2.
- I2 có tính oxi hoá kém Br2 và Cl2
 Cl2 + 2NaI à 2NaCl + I2
 Br2 + 2NaI à 2NaBr + I2
	=> Cl > Br > I
 5/ Tính chất riêng:
- Iot tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh. 
=> Vậy, dùng iot để nhận biết tinh bột và ngược lại.
BÀI TẬP CỦNG CỐ:
Câu 1: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch đựng trong lọ mất nhãn sau: NaCl, NaF, NaI
Giải: 
Dùng dd AgNO3 để thử các lọ mất nhãn trên.
 - Mẫu thử không có hiện tượng là dd NaF.
 - Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng là dd NaCl.
 - Mẫu thử xuất hiện kết tủa vàng đậm là dd NaI.
Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau:
KI 1 I2 2 HI 3 HCl 4 NaCl 5 Cl2.
Cl2 1 NaCl 2 AgCl 3 Cl2 4 Br2 5 HBrO.
Câu 3: Cho 200 ml dd HCl tác dụng vừa đủ với 28,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat cùa hai kim loại hóa trị II người ta thu được 6,72 lít khí (đktc).
Tính khối lượng các muối thu được sau phản ứng.
Tính CM của dd HCl.
Giải:
 a) Gọi hỗn hợp 2 kim loại hóa trị II là M.
 => Hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại đó là MCO3.
 Số mol của khí là: = 6,7222,4= 0,3 mol.
MCO3 + 2HCl " MCl2 + CO2 + H2O
 0,6 0,3 0,3 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mmuối bđ + mHCl = mmuối sau + mkhí + 
 n 28,4 + 0,6 . 36,5 = mmuối sau + 0,3 . 44 + 0,3 . 18
 n 50,3 = m + 18,6
 => m = 50,3 – 18,6 = 31,7 g
 Vậy khối lượng các muối sau phản ứng là 31,8 g
 b) Nồng độ mol của dd HCl là:
 CM = nV = 0,60,2=3M
 Câu 4: Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX và NaY ( X,Y là hai halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào
 dd AgNO3 dư thu được 57,34 gam kết tủa. Tìm công thức của NaX, NaY và tính khối 
 lượng mỗi muối. 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
F. BÀI TẬP VỀ NHÀ 
 Làm bài 3,5,6,7,10,11/113-114 SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_25_Flo_Brom_lot.docx