Giáo án Hóa học 10 - Tiết 53: Lưu huỳnh

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 53: Lưu huỳnh

I. Mục tiêu:

1) Về kiến thức

- Học sinh biết

 Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn và cấu hình electon của nguyên tử.

 Hai dạng thù hình của lưu huỳnh; cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ.

 Tính chất hoá học cơ bản của lưu huỳnh là vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. Trong các hợp chất lưu huỳnh có số oxi hoá -2, +4, +6.

- Học sinh hiểu

 Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

- Vận dụng

 Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh.

 Viết PTHH minh hoạ tính chất hóa học lưu huỳnh.

 

docx 4 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1315Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 53: Lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/2/2016
Ngày dạy: 25/2/2016
Tiết 53: LƯU HUỲNH
Trường thực tập: THPT Kinh Môn
Lớp giảng dạy: 10C	 Tiết5, thứ2, ngày 25/2/2016	 
Họ và tên giáo sinh: Nguyễn Việt Hùng 
Giáo viên hướng dẫn: Cô Trần Thị Lợi
Mục tiêu:
Về kiến thức
Học sinh biết
Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn và cấu hình electon của nguyên tử.
Hai dạng thù hình của lưu huỳnh; cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ.
Tính chất hoá học cơ bản của lưu huỳnh là vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. Trong các hợp chất lưu huỳnh có số oxi hoá -2, +4, +6.
Học sinh hiểu
Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
Vận dụng
Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
Viết PTHH minh hoạ tính chất hóa học lưu huỳnh.
Về kỹ năng
Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của lưu huỳnh.
Viết phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa và tính khử của lưu huỳnh.
Giải được một số bài tập: Tính khối lượng của lưu huỳnh tham gia phản ứng và sản phẩm tương ứng; các bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
Về tình cảm, thái độ
Học sinh có thêm niềm đam mê đối với môn học.
Học sinh được tiếp thu những kiến thức mới.
Hợp chất khí của S đều là chất độc, do đó cần cẩn thận trong thí nghiệm và đời sống.
Ứng dụng của S trong đời sống con người khá nhiều và quan trọng ® Cần có kế hoạch khai thác và sử dụng tốt
Chuẩn bị
Bảng hệ thống tuần hoàn.
Sách giáo khoa, mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm.
Hoạt động dạy học 
 Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ.
	Hoàn thành sơ đồ phản ứng
	O3AUVB +AgC
	 	 ↓D
	Biết D làm xanh Hồ tinh bột.
Nội dung bài giảng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Vị trí – Cấu tạo 
, Cấu tạo nguyên tử.
GV: Viết cấu hình e, xác định vị trí của lưu huỳnh trong BTH và số e lớp ngoài cùng của lưu huỳnh.
HS: Cấu hình: 1s22s22p63s23p4
Vị trí: Chu kì 3, nhóm VI A
Số e lớp ngoài: 6e.
GV: Lưu huỳnh có 6e lớp ngoài nên trong các phản ứng S có khả năng nhường hoặc nhận e:
S + 2e S-2 
S S+4 + 4e
S S+6 + 6e
Thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử.
b, Cấu tạo phân tử.
Lưu huỳnh liên kết với nhau thành dạng vòng S8 nhưng để đơn giản chỉ viết S.
 Vị trí, cấu hình electron nguyên tử
a, Cấu tạo nguyên tử.
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p4
Vị trí: Chu kì 3, nhóm VI A
Số e lớp ngoài: 6e.
S là phi kim, trong các phản ứng có khả năng:
S + 2e S-2 
S S+4 + 4e
S S+6 + 6e
Thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử.
b, Cấu tạo phân tử.
Lưu huỳnh liên kết với nhau thành dạng vòng S8 nhưng để đơn giản chỉ viết S. 
Hoạt động 2: Tính chất vật lý.
GV: Cho học sinh quan sát mẫu lưu huỳnh bột, yêu cầu nhận xét trạng thái của S.
HS: Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng.
GV: Lưu huỳnh tồn tại ở 2 dạng thù hình lưu huỳnh tà phương (Sα) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ).
Thù hình là hiện tượng 1 nguyên tố tồn tại ở các dạng đơn chất khác nhau.
2 dạng thù hình của lưu huỳnh khác nhau tính chất vật lý và giống nhau về tính chất hóa học.
Kết hợp SGK và so sánh tính chất vật lý của 2 dạng thù hình của lưu huỳnh.
HS: Đọc tính chất vật lý trong SGK.
GV: Ta thấy, tại 95,5 oC Lưu huỳnh sẽ có sự chuyển hóa giữa 2 dạng thù hình.
II. II. Tính chất vật lí
Ở điều kiện thường, S là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Lưu huỳnh có hai dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sa) và lưu huỳnh đơn tà (Sb).
Thù hình là hiện tượng 1 nguyên tố tồn tại ở các dạng đơn chất khác nhau.
2 dạng thù hình của lưu huỳnh khác nhau tính chất vật lý và giống nhau về tính chất hóa học.
.- Tại 95,5 oC Lưu huỳnh sẽ có sự chuyển hóa giữa 2 dạng thù hình.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học của lưu huỳnh.
 GV: Như ta đã biết, lưu huỳnh là phi kim, thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể. 
Tính oxi hóa
S + 2e S-2
GV: S thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất khử. Chất khử thường gặp là kim loại và H2. 
Tác dụng với kim loại.
Ở nhiệt độ cao, S tác dụng được với nhiều kim loại, tạo thành muối sunfua.
Các e theo dõi các thí nghiệm sau và nhận xét hiện tượng.
Giáo viên biểu diễn các thí nghiệm S với Fe, Cu
GV: Viết các ptpư xảy ra khi cho S tắc dụng với Na, Al, Fe, Cu. Hg
HS:
2Na + S to Na2S
2Al + 3S to Al2S3
Fe + S to FeS
Hg + S HgS
GV: Phải ứng giữa S và Hg xảy ra ở nhiệt độ thường nên được ứng dụng để khử độc thủy ngân. 
Tác dụng với H2
GV: Ở trạng thái hơi, S phản ứng với H2 tạo thành khí hiđrosunfua:
Shơi + H2 to H2S
Tính khử.
Tác dụng với phi kim
GV: Ở điều kiện thích hợp, S tác dụng với các phi kim có tính oxi hóa mạnh như O2, F2. Hoàn thành các phản ứng sau và xác định sự thay đổi số oxi hóa của S.
S0 + O2 to S+4O2
S0 + 3F2 to S+6F6
Tác dụng với axit
Ngoài tác dụng với các phi kim, S có thể tác dụng được với các axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 và H2SO4 đặc. Hoàn thành các phản ứng sau và xác định sự thay đổi số oxi hóa của S:
S + 6HNO3 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
S + 2H2SO4 đặc to 3SO2 + 2H2O
III. Tính chất hóa học
Tính oxi hóa
S + 2e S-2
Tác dụng với kim loại
Ở nhiệt độ cao, S tác dụng được với nhiều kim loại, tạo thành muối sunfua.
2Na + S to Na2S
2Al + 3S to Al2S3
Fe + S to FeS
Hg + S HgS
Phải ứng giữa S và Hg xảy ra ở nhiệt độ thường nên được ứng dụng để khử độc thủy ngân. 
Tác dụng với H2
Ở trạng thái hơi, S phản ứng với H2 tạo thành khí hiđrosunfua:
Shơi + H2 to H2S
S có tính oxi hóa giống O2
Tính khử.
S S+4 + 4e
S S+6 + 6e
Tác dụng với phi kim.
Ở điều kiện thích hợp, S tác dụng với các phi kim có tính oxi hóa mạnh như O2, F2
S0 + O2 to S+4O2
S0 + 3F2 to S+6F6
Tác dụng với axit.
Ngoài tác dụng với các phi kim, S có thể tác dụng được với các axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 và H2SO4 đặc. 
S + 6HNO3 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
S + 2H2SO4 đặc to 3SO2 + 2H2O
Hoạt động 4: Ứng dụng của lưu huỳnh
GV: Nghiên cứu SGK, Nêu các ứng dụng của lưu huỳnh
GV giải thích thêm cho HS người ta dùng S để lưu hóa cao su vì nó tăng thêm độ bền chắc và tính đàn hồi của cao su.
IV. Ứng dụng
- 90% dùng sản xuất H2SO4 theo sơ đồ:
S SO2 SO3 H2SO4
- 10% dùng để lưu hóa cao su, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, diêm, dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu..
Hoạt động 5: Trạng thái tự nhiên và phương pháp sản xuất lưu huỳnh.
Trạng thái tư nhiên.
GV: Dựa vào SGK trình bày trạng thái tự nhiên của lưu huỳnh.
GV: Scó trong thành phần của thạch cao CaSO4.H2O, quặng pirit FeS2
Sản xuất lưu huỳnh.
V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất 
1. Trạng thái tự nhiên. 
- Lưu huỳnh có nhiều ở dạng đơn
chất, tạo thành những mỏ lớn trong trong vỏ trái đất.
Ngoài ra còn có ở dạng muối sunfat, muối sunfua...
2. Sản xuất lưu huỳnh 
- Khai thác từ mỏ.
- Điều chế từ hợp chất:
2H2S + SO2 3S + 2H2O
2H2S + O2(thiếu) to 2S + 2H2O
Củng cố
Về nhà làm bài tập 1-5 SGK tr.132
Xem trước bài H2S.
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
	Giáo viên hướng dẫn 	Giáo sinh thực tập	

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_34_Luyen_tap_Oxi_va_luu_huynh.docx