I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
- Định nghĩa tốc độ phản ứng, tốc độ trung bình, biểu thức tính tốc độ trung bình.
HS hiểu:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt chất rắn và chất xúc tác.
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét.
- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của 1 số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Dụng cụ: Cốc thí nghiệm loại 100ml; đèn cồn.
Hóa chất: Các dung dịch BaCl2, Na2S2O3, H2SO4 cùng nồng độ 0,1M; Zn (hạt), CaCO3, H2O2, MnO2.
Ngày soạn: Ngày giảng: Chương 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG CÂN BẰNG HÓA HỌC TIẾT 77 – 78: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS biết: Định nghĩa tốc độ phản ứng, tốc độ trung bình, biểu thức tính tốc độ trung bình. HS hiểu: - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt chất rắn và chất xúc tác. 2. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét. - Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của 1 số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Dụng cụ: Cốc thí nghiệm loại 100ml; đèn cồn. Hóa chất: Các dung dịch BaCl2, Na2S2O3, H2SO4 cùng nồng độ 0,1M; Zn (hạt), CaCO3, H2O2, MnO2. HS: III. PHƯƠNG PHÁP - Nêu vấn đề, nhóm nhỏ, trực quan. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Khởi động * Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài * Thời gian: 5p * Cách tiến hành: GV ĐVĐ: Có những phản ứng hóa học xảy ra rất nhanh, nhưng cũng có những phản ứng mất thời gian giài phản ứng mới xảy ra. Vậy để đặc trưng cho khả năng nhanh chậm của các phản ứng người ta dùng đại lượng tốc độ phản ứng. Vậy tốc độ phản ứng là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu tốc độ phản ứng hóa học. * Mục tiêu: HS nắm được khái niệm tốc độ pu hóa học * Thời gian: 10p * Cách tiến hành: Bước 1: GV y/c HS: Hãy quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng, so sánh hiện tượng và cho biết hiện tượng xảy ra ở phản ứng xảy ra nhanh hơn. HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS: 1. Thí nghiệm : Nhỏ dung dịch H2SO4, 0,1M vào 2 cốc có chứa lần lượt dung dịch BaCl2 0,1M và Na2S2O3 0,1M. BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4¯ + 2HCl (1) Na2S2O3 + H2SO4 ® S¯ + SO2 + H2O + Na2SO4 (2) 2. Nhận xét : - Phản ứng (1) xảy ra nhanh hơn xuất hiện ngay kết tủa trắng. - Phản ứng (2) một lát sau mới thấy màu trắng đục của S xuất hiện. Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. Thí dụ : Br2 + HCOOH ® 2HBr + CO2 Lúc đầu nồng độ của Br2 là 0,012M Sau 50 giây nồng độ của Br2 là 0,0101M ® Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 50 giây là v= 3,8.10-5 mol/(l.s) 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tốc độ pu trung bình * Mục tiêu: HS hiểu SO2 là oxit axit và có tính oxi hóa và tính khử. * Thời gian: 20p * Cách tiến hành: Bước 1: GV cho HS đọc SGK phần giới thiệu cách tính tốc độ trung bình của phản ứng và phần xét thí dụ tính tốc độ phản ứng trung bình của phản ứng. GV đưa bảng 7.1 và hướng dẫn HS tìm hiểu tốc độ phản ứng thay đổi theo thời gian vì vậy xét tốc độ phản ứng phải xét tốc độ tức thời. Tuy nhiên việc xác định tốc độ tức thời rất khó khăn nên thường dùng tốc độ trung bình, GV hướng dẫn HS cách tính tốc độ trung bình của phản ứng. GV hướng dẫn HS rút ra công thức chung cho cách tính tốc độ trung bình của phản ứng tổng quát HS thực hiện Bước 2: GV ĐVĐ: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong SO2 là +4 (số oxi hóa trung gian) vậy SO2 còn có tính chất gì? Y/c HS thảo luận bàn 4p lấy VD, xác định vai trò của SO2 trong các phản ứng đó. HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS N2O5 ® N2O4 + O2 + Đối với các phản ứng tổng quát : a1A1 + a2A2 ® a1’A1’ + a2’A2’ 5. Tổng kết và HD học bài - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học. + Kn tốc độ pu. + Tốc độ pu trung bình (hết tiết 78) (tiết 79) 6. Khởi động * Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài * Thời gian: 5p * Cách tiến hành: - GV y/c 1 HS nêu khái niệm tốc độ phản ứng hóa học? Viết biểu thức tính tốc độ phản ứng trung bình, cho biết ý nghĩa của các đại lượng. 7. Hoạt động 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của nồng độ và áp suất đến tốc độ phản ứng. * Mục tiêu: HS nắm được chất có nồng độ lớn hơn thì tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn, khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng cũng tăng lên. * Thời gian: 10p * Cách tiến hành: Bước 1: GV tiến hành thí nghiệm, y/c HS quan sát, so sánh thời gian xuất hiện kết tủa ở 2 cốc. HS thực hiện Bước 2: GV y/c HS thảo luận cặp 2p và kết hợp SGK giải thích tại sao nồng độ lại ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Và kết luận về ảnh hưởng của nồng độ. Lấy VD. HS thực hiện Bước 2: GV y/c HS đọc SGK và giải thích tại sao khi tăng áp suất thì tốc độ phản ứng : 2HI ® H2 + I2 lại tăng ? Y/C HS cho vd về ảnh hưởng của áp suất. HS thục hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức * KQ: - Phản ứng ở cốc có nồng độ Na2S2O3 cao (1) xảy ra nhanh hơn ở cốc có nồng độ Na2S2O3 thấp(2) * Nguyên nhân: SGK. * Kết luận: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. * Nhận xét : Khi tăng áp suất đồng nghĩa với việc tăng nồng độ của các chất khí, do đó áp suất tăng làm tốc độ phản ứng tăng. 8. Hoạt động 5: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ pu. * Mục tiêu: HS hiểu khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng. * Thời gian: 7p * Cách tiến hành: Bước 1: GV tiến hành thí nghiệm, y/c HS quan sát, so sánh thời gian xuất hiện kết tủa ở 2 cốc. HS thực hiện Bước 2: GV y/c HS thảo luận cặp 2p và kết hợp SGK giải thích tại sao nhiệt độ lại ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Và kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. Lấy vd. HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS * KQ: Trong cốc A nhiệt độ cao hơn cốc B đồng thời ta thấy tốc độ tạo kết tủa ở cốc A lớn hơn cốc B. Do khi nhiệt độ tăng, tốc độ chuyển động của các tiểu phân tăng, dẫn đến số lần va chạm tăng, tốc độ phản ứng tăng. Vậy khi tăng nhiệt độ phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng. 9. Hoạt động 6: Tìm hiểu ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ pu. * Mục tiêu: HS nắm được khi diện tích bề mặt tăng thì tốc độ pu tăng. * Thời gian: 7p * Cách tiến hành: Bước 1: GV tiến hành thí nghiệm, y/c HS quan sát, so sánh thời gian xuất hiện kết tủa ở 2 cốc. HS thực hiện Bước 2: GV y/c HS thảo luận cặp 2p và kết hợp SGK giải thích tại sao diện tích bề mặt lại ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Và kết luận về ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng. Tại sao khi làm than tổ ong để đun bếp người ta lại làm nhiều lỗ? Khi nung vôi người ta thường đập đá thành cỡ 3 – 5 cm, mà không để tảng đá lớn hay nghiền đá vôi thành bột trước khi nung ? HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS - Vậy khi tăng diện tích tiếp xúc trong các phản ứng có chất rắn tham gia thì tốc độ phản ứng tăng. - Tăng diện tích tiếp xúc, tăng tốc độ pu. 10. Hoạt động 7: Tìm hiểu ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ pu. * Mục tiêu: HS nắm được khi có chất xúc tác thì tốc độ pu tăng. * Thời gian: 7p * Cách tiến hành: Bước 1: GV tiến hành thí nghiệm, y/c HS quan sát, so sánh thời gian xuất hiện kết tủa ở 2 cốc. HS thực hiện Bước 2: GV y/c HS thảo luận cặp 2p và kết hợp SGK giải thích tại sao diện tích bề mặt lại ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Và kết luận về ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng. HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS - Nhận xét : Trong cốc cho MnO2 có khí thoát ra mạnh hơn, lượng MnO2 không thay đổi so với trước khi cho vào phản ứng. 2H2O2 ® 2H2O + O2 - Vậy chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng và không tiêu hao trong phản ứng. 11. Tổng kết và HD học bài - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học. Làm Bài Tập củng cố: Câu hỏi 1 : Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ? a) Sự cháy diễn ra mạnh và nhanh hơn khi đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxi. b) Khi cần ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại. c) Phản ứng oxi hoá lưu huỳnh đioxit tạo thành lưu huỳnh trioxit diễn ra nhanh hơn khi có mặt vanađi oxit (V2O5). d) Nhôm bột tác dụng với dd axit clohiđric nhanh hơn so với nhôm dây. e) Thép bền hơn nếu được sơn chống gỉ. Câu hỏi 2 : Trong mỗi cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn ? a) Fe + dd HCl 0,1M và Fe + dd HCl 2M ở cùng một nhiệt độ. b) Al + dd NaOH 2M ở 25oC và Al + dd NaOH 2M ở 50oC. c) Zn (hạt) + dd HCl 1M ở 25oC và Zn (bột) + dd HCl 1M ở 25oC. d) Nhiệt phân KClO3 và nhiệt phân hỗn hợp KClO3 với MnO2. BTVN: 6, 7, 8, 9 SGK/203 Chuẩn bị bài: Cân bằng hóa học. + Phản ứng 1 chiều, phản ứng thuận nghịch là gì?KN cân bằng hóa học + Hằng số cân bằng? Sự chuyển dịch cân bằng hóa học. + Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học. + Ý nghĩa của tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
Tài liệu đính kèm: