Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 1 đến 11

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 1 đến 11

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu mối tương quan giữa sự hình thành liên kết hoá học với hình học phân tử một chất.

– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về sự hình thành các liên kết hoá học (công thức Lewis; cặp electron hoá trị chung; cặp electron hoá trị riêng; mô hình VSEPR; thuyết lai hoá; .); hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia thảo luận và thuyết trình.

2. Năng lực hoá học

– Nhận thức hóa học: Viết được công thức Lewis của một chất hay ion, từ đó viết được các cấu tạo cộng hưởng (nếu có) của một số chất hay ion; hiểu được mô hình VSEPR và xác định được hình học của các phân tử, ion.

– Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Hoá học giúp con người khám phá, hiểu biết những bí ẩn của tự nhiên (ví dụ phân tử H2O có dạng góc; CH4 có dạng tứ diện đều; CO2 có dạng đường thẳng, .).

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được hình học phân tử các chất xung quanh.

3. Phẩm chất

– Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn khi viết công thức Lewis, công thức VSEPR và tìm hiểu hình học một số phân tử hoặc ion.

– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn Hoá học.

 

docx 159 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 1 đến 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết: 
Ngày soạn:
BÀI 1: LIÊN KẾT HÓA HỌC (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu mối tương quan giữa sự hình thành liên kết hoá học với hình học phân tử một chất.
– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về sự hình thành các liên kết hoá học (công thức Lewis; cặp electron hoá trị chung; cặp electron hoá trị riêng; mô hình VSEPR; thuyết lai hoá; ...); hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia thảo luận và thuyết trình.
2. Năng lực hoá học
– Nhận thức hóa học: Viết được công thức Lewis của một chất hay ion, từ đó viết được các cấu tạo cộng hưởng (nếu có) của một số chất hay ion; hiểu được mô hình VSEPR và xác định được hình học của các phân tử, ion.
– Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Hoá học giúp con người khám phá, hiểu biết những bí ẩn của tự nhiên (ví dụ phân tử H2O có dạng góc; CH4 có dạng tứ diện đều; CO2 có dạng đường thẳng, ...).
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được hình học phân tử các chất xung quanh.
3. Phẩm chất
– Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn khi viết công thức Lewis, công thức VSEPR và tìm hiểu hình học một số phân tử hoặc ion.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn Hoá học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Kế hoạch bài dạy, PowerPoint bài giảng (kèm theo máy chiếu).
– Các phiếu học tập, bảng kiểm, bảng đánh giá.
– Sách giáo khoa, sách giáo viên.
– Bộ câu hỏi thiết kế trên ứng dụng Kahoot/Quizizz hoặc in ra phiếu học tập.
– Sưu tầm hình ảnh, video có nội dung liên quan đến các hiện tượng cháy nổ trong thực tiễn.
2. HS
– Tập vở ghi bài, sách giáo khoa.
– Tìm hiểu các kiến thức đã học có liên quan đến phản ứng cháy, nổ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu
– Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
a) Mục tiêu
– Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
b) Nội dung
Hãy suy nghĩ và trả lời các câu hỏi bên dưới.
NHIỆM VỤ KHỞI ĐỘNG
0.1. Dưới đây là hình dạng của phân tử CO2 và H2O trong thực tế. Hãy so sánh hình dạng của chúng. 
Phân tử CO2
Phân tử H2O
c) Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh.
SẢN PHẨM NHIỆM VỤ KHỞI ĐỘNG
0.1. Cả 2 phân tử đều có dạng AX2, tuy nhiên CO2 có dạng đường thẳng, trong khi H2O lại có dạng gấp khúc (dạng góc).
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Yêu cầu HS quan sát hình và đọc sách CĐHT suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi trong nhiệm vụ khởi động.
– GV có thể chiếu một số hình ảnh về công thức Lewis.
– HS nhận nhiệm vụ học tập, nêu thắc mắc nếu có.
Thực hiện nhiệm vụ
– Theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.
– HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả, thảo luận
– GV yêu cầu 03 HS trình bày câu trả lời
– 03 HS trả lời.
– Các HS khác theo dõi, nhận xét.
Kết luận, nhận định
– GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
– GV kết luận lại câu trả lời, giải thích và dẫn dắt vào bài học.
– HS góp ý, bổ sung câu trả lời.
– HS theo dõi, lắng nghe giải thích của GV.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức
2.1. Công thức lewis
a) Mục tiêu
– Nêu được mối liên hệ giữa công thức electron và công thức Lewis.
b) Nội dung
HS hoạt động cá nhân: Trả lời các câu hỏi sau.
NHIỆM VỤ 1
1.1. Quan sát bảng sau, nhận xét mối liên hệ giữa công thức electron và công thức Lewis.
Công thức electron
Công thức Lewis
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS
SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 1
1.1. Thay cặp electron dùng chung trong CTE thành gạch nối → CT Lewis
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành 4 nhóm.
– Yêu cầu HS làm việc nhóm, thảo luận theo Nhiệm vụ 1.
– HS thực thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, nêu thắc mắc nếu có.
Thực hiện nhiệm vụ
– GV theo dõi và hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ bằng những gợi ý.
– HS quan sát video và đọc sách CĐHT để hoàn thành phiếu học tập số 1.
Báo cáo kết quả, thảo luận
– Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn khác.
– Nhận xét về độ chính xác của các câu trả lời, phân tích các nội dung mà HS trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến thức trọng tâm) để ghi vào vở.
– HS được GV mời trình bày câu trả lời đã thảo luận.
– Các HS khác theo dõi, góp ý và chỉnh sửa.
Kết luận, nhận định
– Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn khác.
– Nhận xét về độ chính xác của các câu trả lời, phân tích các nội dung mà HS trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến thức trọng tâm) để ghi vào vở.
– HS đưa ra nhận xét góp ý.
– Theo dõi và ghi nhận nội dung kiến thức trọng tâm.
2.2. Các bước viết công thức lewis 
a) Mục tiêu
– Viết được công thức Lewis.
b) Nội dung
HS làm theo hướng dẫn của GV và thực hiện theo yêu cầu.
NHIỆM VỤ 2
Các bước viết công thức lewis: 
Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị trong phân tử/ion.
Bước 2: Xác định nguyên tử trung tâm và vẽ sơ đồ khung liên kết.
Bước 3: Tính số electron hóa trị chưa tham gia liên kết. Hoàn thiện octet cho các nguyên tử có độ âm điện lớn. 
Bước 4: Kiểm tra nguyên tử trung tâm đã đạt quy tắc octet chưa, nếu chưa chuyển cặp electron chưa liên kết trên nguyên tử xung quanh thành electron liên kết, sao cho thỏa quy tắc octet.
2.1. Dựa vào cái bước hướng dẫn trên mỗi nhóm thảo luận và viết công thức Lewis của phân thử CO2 và PCl3 ?
c) Sản phẩm
SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 2
Viết công thức Lewis của phân tử CO2
Bước 1: Tổng số electron hóa trị = 4 + 6x2 = 16.
Bước 2: Nguyên tử trung tâm:__C__; Sơ đồ khung liên kết:
Bước 3: Số electron hóa trị chưa liên kết 16 – 2x2 = 12.
Hoàn thiện octet: 
Bước 4: Kiểm tra nguyên tử trung tâm: 12 – 6x2 = 0; C có 4 electron hóa trị, chưa đạt octet
Viết công thức Lewis của phân tử PCl3
Bước 1: Tổng số electron hóa trị = 5 + 7x3 = 26
Bước 2: Nguyên tử trung tâm:__P___; Sơ đồ khung liên kết:
Bước 3: Số electron hóa trị chưa liên kết = 26 – 3x2 = 20
Hoàn thiện octet: 
Bước 4: Kiểm tra nguyên tử trung tâm: còn 2 electron hóa trị dư, điền vào nguyên tử P → Thảo quy tắc octet.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành 4 nhóm.
– Yêu cầu HS làm việc nhóm và thảo luận theo Nhiệm vụ 2.
– HS thực thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, nêu thắc mắc nếu có.
Thực hiện nhiệm vụ
– GV theo dõi và hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ bằng những gợi ý.
HS trả lời các câu hỏi của GV
Báo cáo kết quả, thảo luận
– GV gọi đại diện các nhóm trả lời hoặc yêu cầu mỗi nhóm trả lời 1 – 2 câu hỏi.
– HS được GV mời trình bày câu trả lời đã thảo luận.
– Các HS khác theo dõi, góp ý và chỉnh sửa.
Kết luận, nhận định
– Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn khác.
– Nhận xét về độ chính xác của các câu trả lời, phân tích các nội dung mà HS trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến thức trọng tâm) để ghi vào vở.
– HS đưa ra nhận xét góp ý.
– Theo dõi và ghi nhận nội dung kiến thức trọng tâm.
Kiến thức trọng tâm: 
Cách viết công thức Lewis gồm 4 bước
(1) Xác định tổng số electron hóa trị.
(2) Vẽ khung phân tử với các liên kết đơn.
(3) Hoàn thành octet cho nguyên tử xung quanh.
(4) Sử dụng electron hóa trị dư (nếu có) để hoàn thành octet cho nguyên tử trung tâm.
2.3. CẤU TRÚC HÌNH HỌC CỦA MỘT SỐ PHÂN TỬ (10 phút)
a) Mục tiêu
– HS sử dụng được mô hình VSEPR để dự đoán dạng hình học của một số phân tử đơn giản.
b) Nội dung
Học sinh hoạt động theo nhóm.
NHIỆM VỤ 3
3.1. Mô hình VSEPR (VALENCE SHELL ELECTRON PAIR REPULSION – lực đẩy các cặp electron hóa trị)
Nhiệm vụ 1: Các cặp electron hóa trị của nguyên tử trung tâm phân bố như thế nào?
Nhiệm vụ 2: Theo mô hình VSEPR, một phân tử bất kì có công thức VSEPR là gì?
Nhiệm vụ 3: Biết rằng phân tử NH3 có công thức Lewis như sau:
Hãy viết công thức VSEPR của phân tử NH3.
Nhiệm vụ 4: Biết rằng phân tử CH4 có công thức Lewis như sau:
Hãy viết công thức VSEPR của phân tử CH4.
Nhiệm vụ 5: Viết công thức Lewis của nước, phân tử nước có bao nhiêu cặp electron chung và bao nhiêu cặp electron riêng? Từ đó viết công thức VSEPR của phân tử nước.
Công thức Lewis
Số cặp electron chung
Số cặp electron riêng
Công thức VSEPR
3.2. Hình dạng của một số phân tử và ion.
Dựa vào sách chuyên đề, trang 8 và 9, hãy hoàn thành bảng sau:
Công thức AXnEm
Dạng hình học
Góc liên kết
Ví dụ
AX2
AX3
AX4
AX2E1
AX3E1
AX2E2
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS.
SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 3
3.1. Mô hình VSEPR (VALENCE SHELL ELECTRON PAIR REPULSION – lực đẩy các cặp electron hóa trị)
Nhiệm vụ 1: Sao cho lực đẩy giữa chúng là nhỏ nhất.
Nhiệm vụ 2: 
AXnEm
Trong đó:
A: nguyên tử trung tâm.
X: nguyên tử xung quanh (phối tử).
n: số nguyên tử X đã liên kết với A
E: cặp electron không liên kết của A.
m: số cặp electron không liên kết của A.
Nhiệm vụ 3: Công thức VSEPR của phân tử NH3: AX3E1
Nhiệm vụ 4: Công thức VSEPR của phân tử CH4: AX4E0
Nhiệm vụ 5: 
Công thức Lewis
Số cặp electrong chung
Số cặp electron riêng
Công thức VSEPR
3.2. Hình dạng của một số phân tử và ion.
Nhiệm vụ 1: 
Công thức AXnEm
Dạng hình học
Góc liên kết
Ví dụ
AX2
Đường thẳng
180°
BeCl2, BeH2, CO2
AX3
Tam giác phẳng 
120°
BF3, SO3
AX4
Tứ diện 
109,5°
CH4
AX2E1
Hình chữ V (gấp khúc)
< 120°
SO2
AX3E1
Chóp tam giác 
< 109,5°
NH3
AX2E2
Hình chữ V (gấp khúc) (nt)
< 109,5°
H2O
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành 4 nhóm.
– Yêu cầu HS làm việc nhóm và thảo luận theo Nhiệm vụ 3.
– GV có thể trình chiếu một số hình ảnh về hình dạng của một số phân tử và ion
– HS thực thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, nêu thắc mắc nếu có.
Thực hiện nhiệm vụ
– GV theo dõi và hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ bằng những gợi ý.
HS quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi của gv
Báo cáo kết quả, thảo luận
– GV gọi đại diện các nhóm trả lời hoặc yêu cầu mỗi nhóm trả lời 1 – 2 câu hỏi.
– HS được GV mời trình bày câu trả lời đã thảo luận.
– Các HS khác theo dõi, góp ý và chỉnh sửa.
Kết luận, nhận định
– Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn khác.
– Nhận xét về độ chính xác của các câu trả lời, phân tích các nội dung mà HS trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến thức trọng tâm) để ghi vào vở.
– HS đưa ra nhận xét góp ý.
– Theo dõi và ghi nhận nội dung kiến thức trọng tâm.
Kiến thức trọng tâm: 
Sử dụng mô hình VSEPR dự đoán dạng hình học phân tử
– AX2, AX3, AX4 lần dượt có hình dạng đường thẳng, tam giác, tứ diện.
– SO2, NH3, H2O lần lượt có công thức VSEPR dạng AX2E1, AX3E1, AX2E2 và có dạng hình học tương ứng là góc, tháp tam giác, góc.
2.4. Sự lai hóa orbital nguyên tử
a) Mục tiêu
– Trình bày được khái niệm ... ổi fle dữ liệu đã tạo (ở hoạt động 1) sang dạng đuôi “.mop", ví dụ: “H2O
AM 1.mop”. Vào thư mục “D:\Nguyen Van AMOPAC_Working", nháy chuột phải,
chọn Rename rồi thay đuôi *.txt" thành đuôi ".mop". 
Bước 2. Nháy chuột phải vào file “H2O_AM1.mop"
Chọn Open with – MOPAC2016.exe. 
Lúc này fle dữ liệu “H2O_AM1.mop" được chạy bằng MOPAC. Sau khi chạy xong, xuất hiện fle kết quả tính “H2O_AM1.out" trong thư mục “D:\Nguyen_Van_AMOPAC_Working" 
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS làm việc cá nhân (hoặc thảo luận theo cặp) trả lời câu hỏi trong Nhiệm vụ 2.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ và nêu thắc mắc. (nếu có)
Thực hiện nhiệm vụ
– GV hướng dẫn học sinh đọc thông tin 
– GV theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS.
– HS thực hiện yêu cầu của GV.
Báo cáo kết quả, thảo luận
– GV mời 03 HS trình bày câu trả lời.
– HS trình bày câu trả lời.
– Các HS khác chú ý theo dõi để góp ý, bổ sung (nếu có) và chỉnh sửa bài làm của bản thân.
Kết luận, nhận định
– GV mời 03 HS nhận xét câu trả lời của bạn.
– GV nhận xét về độ chính xác của các câu trả lời, phân tích các nội dung mà học sinh trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến thức trọng tâm) để ghi vào vở.
– HS được mời nêu lên nhận xét, góp ý và bổ sung (nếu có).
– HS theo dõi nhận xét của GV và ghi kiến thức trọng tâm vào vở.
Kiến thức trọng tâm
– Tối ưu cấu trúc hình học, tính nhiệt tạo thành và năng lượng phân tử của một chất bằng cách sử dụng phương pháp bản kinh nghiệm
2.3. CÁCH ĐỌC FILE KẾT QUẢ VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ
a) Mục tiêu
– Sử dụng được kết quả tính toán để thấy được hình học phân tử, xu hướng thay đổi độ dài, góc liên kết và năng lượng phân tử trong dãy các chất (cùng nhóm, chu kì, dây đồng đẳng,...).
b) Nội dung
HS trả lời câu hỏi.
NHIỆM VỤ 3
1. Cách đọc file kết quả.
Nhiệm vụ 1: Đọc file kết quả và sử dụng kết quả tính tối ưu hoá cấu trúc của phân tử, tính nhiệt tạo thành và năng lượng phân tử của H2O.
2. Sử dụng file kết quả để hiển thị hình học phân tử
Nhiệm vụ 1: Cách tải và cài đặt phần mềm Avogadro.
Nhiệm vụ 2: Sử dụng kết quả tính tối ưu hoá cấu trúc đề thấy được cấu trúc hình học của phân tử H2O.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh
	SẢN PHẨM NHIỆM VỤ 3	
1. .Cách đọc file kết quả.
Nhiệm vụ 1: Nháy chuột phải vào file “H2O_AM1.out", chọn Open with Wordpad. Đoạn văn bản đầu của file như sau:
Giá trị nhiệt tạo thành của phân tử H2O (thể hơi) ở file “H2O_AM1.out": 
FINAL HEAT OF FORMATION = –59.25050 KCAL/MOL = –247.90410 KJ/MOL.
Giá trị này khá gần đúng so với giá trị thực nghiệm. Theo thực nghiệm, nhiệt tạo thành của phân tử H2O(thể hơi) là –241,826 kJ/mol.
Giá trị năng lượng phân tử của H2O (thể hơi), kí hiệu là ETOT (EONE + ETWO) ở file "H2O_AM 1.out": 
ETOT (EONE + ETWO) –348.5632 EV
2. Sử dụng file kết quả để hiển thị hình học phân tử
Nhiệm vụ 1: 
Cách tải và cài đặt phần mềm Avogadro: Đi đến website https://avogadro.cc/news/ avogadro–1–2–0–released/, tải về và lưu file cài đặt của phần mềm Avogadro vào máy tính, ví dụ “D:/Phan mem/Avogadro–1.2.0n–win32.exe". 
Vào thư mục, “D:/Phan mem/", nháy chuột vào file Avogadro–12.0n–win32.exe để cài đặt phần mềm.
Nhiệm vụ 2:
Cách tiến hành: 
Bước 1. Mở phần mềm Avogadro. Chọn lệnh File → New → Display Settings (Cài đặt hiển thị) → Display Types (Kiều hiển thị) → Ball and Stick (Quả cầu và que nối). Sau đó chọn lệnh Build → Cartesian Editor (Hình 11.1a), một cửa số xuất hiện cho phép dán toạ độ Descartes của phân tử để hiển thị câu trúc. 
Bước 2. Mở file kết quả tính “H2O_AM1.out" thu được ở trên, đi đến đoạn văn bản sau:
Bước 3. Copy các dòng toạ độ Descartes này dán sang vị trí mô tả toạ độ Descartes tương ứng ở cửa sổ Cartesian Editor của giao diện Avogadro. Nháy chuột vào Apply rồi nhảy vào giao diện Avogadro, hình. ảnh cấu trúc hình học phân tử H2O xuất hiện trên màn hình Avogadro (Hình 11. 1b).
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV = yêu cầu HS điền những điều đã biết theo câu hỏi gợi ý. 
– GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm tổng hợp ý kiến của các thành viên vào giấy A0 và thực hiện một nhiêm vụ.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ và nêu thắc mắc (nếu có).
Thực hiện nhiệm vụ
– GV theo dõi quá trình làm việc, thảo luận của các nhóm
– HS trả lời vào phiếu KWL, tổng hợp ý kiến và thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả, thảo luận
– GV mời đại diện của 01 nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận kiến thức đã học.
– GV mời đại diện của 04 nhóm lên bảng trình bày 04 nhiệm vụ.
– HS trình bày kết quả thảo luận.
– Các nhóm khác chú ý theo dõi để góp ý và bổ sung.
– HS lên bảng trình bày bài làm của nhóm 
Kết luận, nhận định
– GV mời 02 HS nhóm khác nhận xét phần kiến thức.
– GV mời 04 HS của nhóm khác nhận xét, phản biện phần nhiệm vụ.
– GV nhận xét về độ chính xác của các câu trả lời, phân tích các nội dung mà học sinh trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến thức trọng tâm) để ghi vào vở.
– HS nêu lên nhận xét và bổ sung (nếu có).
– Theo dõi và ghi nhận nội dung kiến thức trọng tâm.
Kiến thức trọng tâm
– Sử dụng được kết quả tính toán để hiển thị được hình học phân tử và các tham số cấu trúc như độ dài, góc liên kết.
3. Hoạt động: Luyện tập
a) Mục tiêu
– Củng cố, khắc sâu kiến thức trong một số yêu cầu cần đạt của bài học.
b) Nội dung
HS trả lời câu hỏi. 
NHIỆM VỤ LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1: 
Tạo file dữ liệu và thực hiện phép tính tối ưu hoá cấu trúc của phân tử, tính nhiệt hình thành và năng lượng phân tử của NH3, CH4.
2. Bài tập 2
Xác định độ dài liên kết và góc liên kết trong file kết quả tính tối ưu hoá cấu trúc của H2O.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS
SẢN PHẨM NHIỆM VỤ LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1	
Nhiệm vụ 1: File dữ liệu để tối ưu hoá cấu trúc, tỉnh nhiệt hình thành và năng lượng phân tử của NH3 bằng phần mềm MOPAC có nội dung như sau:
Trong đó 120.0 là giá trị góc nhị diện của hai mặt phẳng: H(4)N(2)H(3) và N(2)H(3)H(1). 
Cách tiến hành thực hiện theo các bước như ở Hoạt động 1, Hoạt động 2 và Hoạt động
3, ở các mục II, III. 
3. Sử dụng kết quả tỉnh tối ưu hoá cấu trúc để thấy được cấu trúc hình học, hiển thị được
các tham số cấu trúc của phân tử NH3, CH4. Từ đó thấy được xu hướng biến đổi độ dài liên kết H–X và góc liên kết HXH (X là O, N, C).
2. Bài tập 2: 
Cách tiến hành:Nháy chuột phải vào file “H2O_AM1.out", chọn open with Wordpad, đi đến đoạn văn bản sau:
Đoạn văn bản này cho thấy độ dài liên kết (bond length) và góc liên kết (bond angle) của phân tử H2O.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp trả lời các câu hỏi trong phiếu nhiệm vụ luyện tập.
– Nhận nhiệm vụ, nêu thắc mắc (nếu có)
Thực hiện nhiệm vụ
– Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS nếu gặp khó khăn bằng những gợi ý phù hợp.
– Thảo luận và trả lời câu hỏi vào nhiệm vụ luyện tập.
Báo cáo kết quả, thảo luận
– Yêu cầu các HS phát biểu câu trả lời hoặc trình bày lên bảng.
– Trình bày bài làm của mình lên bảng
– Các HS khác theo dõi để góp ý, sửa lỗi và bổ sung ý kiến.
Kết luận, nhận định
– Nhận xét về độ chính xác của các câu trả lời, phân tích các nội dung mà HS trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến thức trọng tâm) để ghi vào vở.
– HS tổng kết kiến thức cá nhân.
4. Hoạt động: Vận dụng
a) Mục tiêu
– Vận dụng được kiến thức đã học về thực hành tính tham số cấu trúc và năng lượng để giải thích định luật tuần hoàn.
b) Nội dung
HS thực hiện theo cá nhân.
NHIỆM VỤ VẬN DỤNG
1. Sử dụng kết quả tính toán để thấy được xu hướng thay đổi độ dài liên kết, góc liên kết, năng lượng phân tử trong dãy chất, ví dụ CH4, NH3, H2O phù hợp với định luật tuần hoàn.
c) Sản phẩm
Bài làm của học sinh 
SẢN PHẨM NHIỆM VỤ VẬN DỤNG
1. Độ dài liên kết giảm dần từ H2O < NH3 < CH4 và điều này phù hợp với định luật tuần hoàn.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Giao cho học sinh thực hiên cá nhân ngoài giờ học trên lớp và nộp bài vào tiết sau
– Nhận nhiệm vụ, nêu thắc mắc (nếu có)
Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh thực hiên theo yêu cầu của giáo viên
–Tìm kiếm thông tin và trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả, thảo luận
– Yêu cầu các HS phát biểu câu trả lời hoặc trình bày lên bảng.
– Trình bày bài làm của mình lên bảng
– Các HS khác theo dõi để góp ý và bổ sung ý kiến.
Kết luận, nhận định
– Nhận xét về độ chính xác của các câu trả lời, phân tích các nội dung mà HS trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến thức trọng tâm) để ghi vào vở.
– HS tổng kết kiến thức cá nhân.
IV. PHỤ LỤC
Các mẫu bảng kiểm, đánh giá,
1. BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Giáo viên có thể sử dụng các công cụ sau để đánh giá hoạt động nhóm của HS khi làm việc.
Bảng 1. Đánh giá hoạt động nhóm
Họ tên học sinh: 	Nhóm học sinh: 	
Tiêu chí
Mức độ (điểm)
Điểm
4
3
2
1
Hợp tác nhóm
Quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, lắng nghe và phản hồi tích cực.
Quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, lắng nghe nhưng chưa phản hồi.
Ít quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, ít lắng nghe và phản hồi.
Không quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, chưa lắng nghe và phản hồi.
Trách nhiệm, vì mục đích chung của nhóm.
Có trách nhiệm nhưng một số còn lợi ích cá nhân.
Một số chưa có trách nhiệm và còn vì lợi ích cá nhân.
Đa số không có trách nhiệm và vì lợi ích cá nhân.
Tích cực hoàn thành công việc của nhóm đúng thời gian.
Tích cực nhưng một số chưa hoàn thành công việc đúng thời gian.
Chưa tích cực hoàn thành công việc của nhóm đúng thời hạn.
Không tích cực tham gia công việc của nhóm.
Tinh thần học hỏi, tiếp thu ý kiến
Sẵn sàng tiếp thu ý kiến của nhau, linh hoạt trong việc thực hiện các ý kiến.
Sẵn sàng tiếp thu ý kiến của nhau, nhưng chưa linh hoạt trong việc thực hiện các ý kiến.
Chưa linh hoạt tiếp thu ý kiến của nhau, chưa thực hiện các ý kiến.
Ít học hỏi lẫn nhau, không linh hoạt trong làm việc.
Kế hoạch làm việc
Rõ ràng, bám sát mục tiêu, phân công công việc cụ thể.
Rõ ràng, phân công công việc cụ thể nhưng chưa bám sát mục tiêu.
Chưa cụ thể và bám sát mục tiêu, có phân công công việc cụ thể.
Không rõ ràng, chưa sát mục tiêu, phân công công việc chưa cụ thể.
Tổng điểm
2. BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HÓA HỌC CỦA CÁ NHÂN
(Sử dụng đầu tiết luyện tập để học sinh xác định những nội dung học sinh đã nắm, hoặc đánh giá sản phẩm sơ đồ tổng kết bài học được giao về nhà ở cuối hoạt động 2.6).
Học sinh có thể sử dụng công cụ sau để tự đánh giá năng lực hóa học của HS bằng cách đánh dấu ü vào ô có hoặc không.
Họ tên học sinh: 	Nhóm học sinh: 	
STT
Tiêu chí
Có
Không
1
Nêu được quy trình tính toán bằng phương pháp bản kinh nghiệm (nhập file đầu vào, chọn phương pháp tính, thực hiện tính toán, lưu kết quả).
2
Sử dụng được kết quả tính toán để thấy được hình học phân tử, xu hướng thay đổi độ dài, góc liên kết và năng lượng phân tử trong dãy các chất (cùng nhóm, chu kì, dây đồng đẳng,...).

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_10_bai_1_den_11.docx