Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 30: Lưu huỳnh - Vũ Thị Trinh

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 30: Lưu huỳnh - Vũ Thị Trinh

I) MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

 Học sinh biết:

• Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của lưu huỳnh

• Tính chất vật lý: 2 dạng thù hình phổ biến (đơn tà, tà phương) của lưu huỳnh, trạng thái tự nhiên của lưu huỳnh, ứng dụng, khai thác.

 Học sinh hiểu: Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, với hidro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hóa mạnh).

2. Kỹ năng

 Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của lưu huỳnh.

 Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh.

3. Thái độ, tình cảm.

 Giáo dục học sinh thêm yêu mến môn hóa học.

 Học sinh có ý thức tự giác trong giờ học tập, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

II. TRỌNG TÂM: Tính chất hóa học của lưu huỳnh (vừa khử và oxi hóa)

III. CHUẨN BỊ: Giáo án, Bảng tuần hoàn.

IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: trực quan, thông báo, đàm thoại nên vấn đề.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra

3. Giảng bài mới

 

docx 5 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 30: Lưu huỳnh - Vũ Thị Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 30	LƯU HUỲNH
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Học sinh biết:
Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của lưu huỳnh
Tính chất vật lý: 2 dạng thù hình phổ biến (đơn tà, tà phương) của lưu huỳnh, trạng thái tự nhiên của lưu huỳnh, ứng dụng, khai thác.
Học sinh hiểu: Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, với hidro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hóa mạnh).
2. Kỹ năng
 Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của lưu huỳnh.
Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh.
3. Thái độ, tình cảm.
Giáo dục học sinh thêm yêu mến môn hóa học.
Học sinh có ý thức tự giác trong giờ học tập, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. TRỌNG TÂM: Tính chất hóa học của lưu huỳnh (vừa khử và oxi hóa)
III. CHUẨN BỊ: Giáo án, Bảng tuần hoàn.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: trực quan, thông báo, đàm thoại nên vấn đề.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG GHI BÀI
Vào bài: Ở bài trước chúng ta đã được tìm hiểu về Oxi – Ozon là một nguyên tố thuộc nhóm VIA. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu 1 nguyên tố tiếp theo đó chính là Lưu huỳnh. Chúng ta sang Bài 30: Lưu huỳnh (S)
Bài 30 : LƯU HUỲNH (S)
Hoạt động 1: Vị trí, cấu hình electron nguyên tử
Yêu cầu HS dựa vào BTH trong SGK trang 37 và cho biết nguyên tố S ở ô số mấy? (ô số 16)
Từ đó, yêu cầu HS lên bảng viết cấu hình electron của S
(1s22s22p63s23p4)
Yêu cầu HS dựa vào cấu hình e và trả lời các câu hỏi sau:
1. S có mấy lớp electron => S thuộc chu kì mấy?
( S có 3 lớp electron => S thuộc chu kì 3)
2. S có mấy electron lớp ngoài cùng, tận cùng là phân lớp gì => thuộc nhóm mấy? 
( S có 6 electron lớp ngoài cùng, tận cùng là phân lớp p => S thuộc nhóm VIA)
I – VỊ TRÍ, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
- Số hiệu nguyên tử (Z) = ô = 16.
- Cấu hình electron:
1s22s22p63s23p4
- Thuộc chu kì 3, nhóm VIA, có 6 electron lớp ngoài cùng.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí 
Yêu cầu HS đọc tính chất vật lí của S trong SGK/129 và trả lời các câu hỏi sau:
1. S có mấy dạng thù hình, đó là những dạng nào? 
( S có 2 dạng thù hình. Đó là lưu huỳnh tà phương (Sα) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ).
2. Ở nhiệt độ thường, S ở trạng thái gì, có màu gì?
( Rắn, màu vàng)
GV thông báo thêm: 2 dạng thù hình khác nhau về cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lý, nhưng tính chất hóa học giống nhau.
II – TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- S có 2 dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sα) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ).
- Ở điều kiện thường S là chất rắn, màu vàng.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học chung
GV cho 1 số hợp chất của S: S, H2S, SO2, H2SO4.
Yêu cầu HS xác định số oxi hóa của S trong các hợp chất và trả lời các số oxi hóa có thể có của S. 
(-2, 0, +4, +6) Nhận xét số oxi hóa của S đơn chất so với các số oxi hóa khác. (Trung gian).
Vậy số oxi hóa của S đơn chất có thể tăng lên bao nhiêu? => là nhường hay nhận e? => khử hay oxi hóa? GV nhắc lại cho HS: “KHỬ CHO O NHẬN”
( Tăng lên +4 hoặc +6 => nhường e => khử)
Tương tự: Số oxi hóa của S đơn chất chỉ có thể giảm xuống bao nhiêu? => nhường hay nhận e? => khử hay oxi hóa? 
(Giảm xuống -2 => nhận e => oxi hóa.)
Yêu cầu HS kết luận về tính chất hóa học của S, (S vừa thể hiện tnhs khử, vừa thể hiện tính oxi hóa)
III – TÍNH CHẤT HÓA HỌC
 S
-2 0 +4 +6
Oxi hóa
Khử
Kết luận: S vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.	
Hoạt động 4:Tác dụng với kim loại và Hidro
Lưu huỳnh có tính oxi hóa vày nó có thể tác dụng với những chất có tính gì? 
( Khử)
Yêu cầu HS dựa vào SGK nêu một vài chất khử mà em biết. ( Fe, Na, Mg, Al, H2.)
Yêu cầu HS hoàn thành các PTPU sau, thêm điều kiện phản ứng và xác định số oxi hóa các chất:
S + Fe →
S + Mg →
S + Hg →
S + H2 →
Gv đặt vấn đề: trước kia mỗi gia đình đặc biệt là gia đình có em bé thường có 1 cái nhiệt kế thủy ngân và hỏi HS thủy ngân có độc không? Độc như thế nào? GV trả lời: nhẹ nhất có thể gây vô sinh, còn nặng hơn có thể tích tụ lại trong cơ thể gây ung thư, chết vậy nếu vì 1 sự cố nào đó mà cặp nhiệt kế bị vỡ thì ta phải làm gì? Dựa vào phản ứng của Hg và S. Ta phải lập tức rắc bột S lên vì ngay tại điều kiện thường Hg sẽ phản ứng tạo Thủy ngân Sunfua không độc. Qua đó, nhắc nhở HS yêu cầu bố mẹ nếu gia đình có sử dụng cặp nhiệt kế thì phải mua bột S dự phòng để phòng trường hợp không may xảy ra.
GV yêu cầu HS nhận xét số oxi hóa của S thay đổi như thế nào khi nó phản ứng với kim loại và hidro? Thể hiện tính chất gì? (khử hay oxi hóa)
( Giảm từ 0 xuống -2. Thể hiện tính chất oxi hóa)
+2
-2
0
0
1. Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và Hidro (tính oxi hóa)
 +2
 -2
0
0
S + Fe t0 FeS (Sắt II Sunfua)
S + Mg t0 MgS (Magie Sunfua)
+2
-2
0
0
S + Hg → HgS	(Thủy ngân Sunfua)
=> Phản ứng dùng để thu hồi Hg khi Hg bị dây ra ngoài môi trường, vì Hg độc và HgO lại không độc và phản ứng xáy ra ngay tai điều kiện thường
0
0
S + H2 t0 ↑ mùi trứng thối
Hoạt động 5: Tác dụng với phi kim
Chúng ta vừa tìm hiểu tính oxi hóa của S, bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về tính khử.
S có tính khử vậy nó có thể tác dụng với những chất có tính chất gì? (oxi hóa)
Nêu 1 vài chất có tính oxi hóa mà các em đã học.
( Oxi, Flo,)
Yêu cầu HS dựa vào SGK hoàn thành các PTPU và xác định số oxi hóa các chất. 
 S + O2 t0 
 S + 3F2 t0 
Yêu cầu nhận xét sự thay đổi sổ oxi hóa của S khi phản ứng với oxi và flo. 
Tăng như thế nào? Với oxi và flo. 
( Với oxi: số oxi hóa tăng từ 0 lên +4
Với flo; số oxi hóa tăng từ 0 lên +6)
Tại sao lại có số oxi hóa tăng lại khác nhau như vậy?
GV giải thích: Do flo có tính oxi hóa mạnh hơn oxi, do đó nó sẽ đưa số S lên số oxi hóa cao nhất là +6. 
GV yêu cầu học sinh kết luận: Khi phản ứng với phi kim S thể hiện tính chất gì? (khử hay oxi hóa) (Khử)
GV kết luận lại lần nữa: S vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
2. Lưu huỳnh tác dụng với phi kim (tính khử)
-2
+4
0
0
 S + O2 t0 SO2↑mùi xốc
-1
+6
0
0
 S + F2 t0 SF6
→ S vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.
Hoạt động 6: Ứng dụng của lưu huỳnh
Yêu cầu HS đọc ứng dụng SGK trang 131.
GV nhắc lại: 
90% S dùng để sản xuất H2SO4 , thì sản xuất như thế nào chúng ta sẽ được học ở bài Axit sunfurit. 10% còn lại thì dùng để:
- Lưu hóa cao su: nệm cao su hoặc các vật liệu khác, người ta thường cho thêm S để gán kết các phân tử cao su => tăng độ đàn hồi, đỡ tốn kém.
- Sản xuất diêm: Do bản tính dễ cháy của S mà nó được dùng để sản xuất diêm, pháo bồn, pháo hoa. 
IV. ỨNG DỤNG CỦA LƯU HUỲNH
(SGK)
Bên cạnh các ứng dụng đó thì S cũng có mặt hại của nó. 
- Đốt cháy than, dầu mỏ sẽ là phản ứng S + O2 t0 SO2. Khí này sẽ tác dụng với hơi nước và oxi trong khí quyển tạo thành H2SO4. Gây ra các trận mưa axit => thiệt hại cho con người, sinh vật và môi trường.
Hoạt động 7: Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh
Yêu cầu HS đọc trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh SGK trang 13. 
GV nhắc lại: Trong tự nhiên, S có nhiều ở dạng đơn chất, tạo thành những mỏ lớn trong vỏ Trái Đất. Để khai thác, người ta dùng thiết bị đặc biệt để nén nước siêu nóng (1700C) vào mỏ làm S nóng chảy và đẩy lên mặt đất. 
V – TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ SẢN XUẤT LƯU HUỲNH
(SGK)
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học chung của S (vừa khử vừa oxi hóa)
5. Luyện tập:
- Giải nhanh bài tập 1,2 SGK / 132
6. Dặc dò: Học thuộc bài và đọc trước bài mới.
VII. NHẬN XÉT CỦA GV HƯỚNG DẪN
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
 Ngày tháng năm 	Ngày tháng năm 
	DUYỆT GIÁO ÁN CỦA GV HƯỚNG DẪN	SINH VIÊN THỰC TẬP
	(Ký, ghi rõ họ tên)	(Ký, ghi rõ họ tên)
	Phạm Thị Hải Ngọc	Vũ Thị Trinh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_10_bai_30_luu_huynh_vu_thi_trinh.docx