Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 32: Hidro sunfua. Lưu huỳnh đioxit. Lưu huỳnh trioxit - Vũ Thị Trinh (Tiết 1)

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 32: Hidro sunfua. Lưu huỳnh đioxit. Lưu huỳnh trioxit - Vũ Thị Trinh (Tiết 1)

A- HIDRO SUNFUA

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

 Học sinh biết

 Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên và cách điều chế Hidro sunfua.

 Tính axit yếu của H2S

 Tính chất hóa học đặc trưng của H2S là tính khử.

 Học sinh hiểu

 Tại sao H2S lại có tính khử mạnh.

 Tính độc của H2S.

2. Kỹ năng

 Dự đoán kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của H2S

 Cách nhận biết khí H2S.

3. Thái độ và tình cảm.

 Cho học sinh thêm yêu môn hóa học vì những ứng dụng thực tế của nó.

 Cẩn thận hơn với những khí độc xung quanh con người.

II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: tính khử mạnh của H2S.

III. CHUẨN BỊ

 Giáo viên: Giáo án

 Học sinh: Đọc bài trước ở nhà, sách giáo khoa.

IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thông báo, đám thoại nêu vấn đề

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1) Ổn định lớp

2) Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hóa học đặc trưng của S. Viết pthh minh họa.

S vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa

Phương trình:

S + H2 □(→( t^(0 ) ) ) H2S

S + Ca □(→( t^(0 ) ) ) CaSs

S + O2 □(→( t^(0 ) ) ) SO2

S + 3F2 □(→( t^(0 ) ) ) SF6

3) Dạy bài mới

 

docx 3 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 926Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 32: Hidro sunfua. Lưu huỳnh đioxit. Lưu huỳnh trioxit - Vũ Thị Trinh (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 32	 HIDRO SUNFUA
LƯU HUỲNH ĐIOXIT
LƯU HUỲNH TRIOXIT (tiết 1)
A- HIDRO SUNFUA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Học sinh biết
Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên và cách điều chế Hidro sunfua.
Tính axit yếu của H2S
Tính chất hóa học đặc trưng của H2S là tính khử.
Học sinh hiểu
Tại sao H2S lại có tính khử mạnh.
Tính độc của H2S.
2. Kỹ năng
Dự đoán kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của H2S
Cách nhận biết khí H2S.
3. Thái độ và tình cảm.
Cho học sinh thêm yêu môn hóa học vì những ứng dụng thực tế của nó.
Cẩn thận hơn với những khí độc xung quanh con người.
II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: tính khử mạnh của H2S.
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Đọc bài trước ở nhà, sách giáo khoa.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thông báo, đám thoại nêu vấn đề
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hóa học đặc trưng của S. Viết pthh minh họa.
S vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa
Phương trình:
S + H2 t0 H2S
S + Ca t0 CaSs
S + O2 t0 SO2
S + 3F2 t0 SF6
3) Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BÀI
Ô nhiễm không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu. Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm không khí càng nhiều, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng. Vì lý do đó hôm nay chúng ta sẽ tìm hiều về một số loại khí độc có thể gây chết người và qua đó chúng ta hiểu được nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh đối với loại khí đặc biệt nguy hiểm này. Chúng ta sẽ tìm hiểu Bài 32: HIDRO SUNFUA - LƯU HUỲNH ĐIOXIT - LƯU HUỲNH TRIOXIT
Hoạt động 1: Tính chất vật lý
GV hướng dẫn HS tìm hiểu SGK và tl các câu hỏi sau:
Trạng thái, màu sắc, mùi, tính độc.
Tỉ khối hơi so với không khí
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan
GV giới thiệu thêm: H2S có mùi trứng thối, dễ có thể nhận biết. H2S là khí gây ngạt vì chúng tước đoạt oxy rất mạnh; khi hít phải nạn nhân có thể bị ngạt, bị viêm màng kết do H2S tác động vào mắt, bị các bệnh về phổi vì hệ thống hô hấp bị kích thích mạnh do thiếu ôxi, có thể gây thở gấp và ngừng thở. H2S ở nồng độ cao có thể gây tê liệt hô hấp và nạn nhân bị chết ngạt.
GV thông báo H2S bốc ra từ các bãi rác, xác chết người và động vật, vì thế khi chúng ra đi ngang qua các bãi rác thường ngửi thấy “mùi hương nồng nặc”. Vậy thì trước hoàn cảnh đó các em phải làm gì? Đứng lại hay nhanh chóng thoát khỏi nơi đó? (Nhanh chóng thoát ra). 
H2S rất độc khi chúng ta ở lâu trong môi trường chứa H2S rất nguy hiểm, có thể gây chết người. 
Hoạt động 2: Tính chất hóa học
GV thông báo: Hidro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn H2CO3) và có tên là axit sunfuhidric (H2S)
GV: Nếu H2S là axit yếu vậy nó có thể tác dụng với bazo được không? (Được)
GV thông báo: Phản ứng có thể tạo ra 2 loại muối là muối axit và muối trung hòa? Yêu cầu HS dựa vào SGK lên bảng viết phương trình. 
GV yêu cầu HS xác định số oxh của các chất sau: S, H2S, SO2, SO3. 
ð Cho biết các số oxh có thể có của S (0, -2. +4, +6) 
ð So sánh số oxi hóa của S trong H2S so với trong các hợp chất khác (thấp nhất). Vậy nó có xu hướng tăng hay giảm số oxi hóa? (tăng). 
Vậy khi nó tăng số oxi hóa thì thể hiện tính chất gì, khử hay oxi hóa? (khử).
H2S có tính khử, vậy nó có thể phản ứng với những chất có tính gì? (oxi hóa). 
Yêu cầu HS dựa vào SGK hoàn thành các PTPU sau:
H2S + O2 →
H2S + O2 t0 
Yêu cầu HS xác định số oxi hóa của các chất phản ứng.
Hoạt động 3:Trạng thái tự nhiên và điều chế
- GV cho biết ngoài bốc ra từ xác chết người và động vật, H2S còn có trong một số nước suối, trong khí núi lửa.
- GV thông báo thêm H2S độc là vậy nhưng khi chúng ta tiếp xúc với nó 1 lượng vừa phải sẽ tạo cảm giác thoái mái, thư giãn. Vì thế nên ta đi tắm suối nước nóng, luôn cảm thấy dễ chịu do ở các suối nước nóng có các khe núi lửa, và ở đó bốc ra 1 lượng khi H2S. Ngoài ra, trong trứng ung cũng chứa H2S và ông cha ta nói là ăn trứng ung sẽ trị nhức đầu, điều này không sai, nhưng chúng ta không được ăn nhiều quá vì nó có thể ảnh hướng đến sức khỏe. 
- Tại sao trong công nghiệp người ta lại không điều chế H2S? (Do H2S là khí độc và ít ứng dụng)
- GV: Khi cần sử dụng H2S người ta sẽ điều chế nó trong phòng thí nghiệm. Vậy điều chế nó bằng cách nào? Yêu cầu HS dựa vào SGK và viết PTPU điều chế H2S.
A. HIDRO SUNFUA
I. Tính chất vật lý
Hidro sunfua là chất khí, không màu, mùi trứng thối và rất độc (chỉ 0,1% H2S có trong không khí đã gây nhiễm độc mạnh)
Nặng hơn không khí (dH2Skk= 3429 ≈1,17).
Tan ít trong nước.
II. Tính chất hóa học
1) Tính axit yếu: Hidro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu có tên là axit sunfuhidric.
H2S + NaOH → NaHS + H2O (1)
Natri hidrosunfua
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O (2)
Natri sunfua 
2) Tính khử mạnh:
Phản ứng với Oxi
III. Trạng thái tự nhiên và điều chế
- Trong tự nhiên, hidro sunfua có trong một số nước suối, trong khí núi lửa và bốc ra từ xác chết của người và động vật
- Trong công nghiệp, người ta không sản xuất H2S.
- Trong phòng thí nghiệm: H2S được điều chế bằng cách:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
3. Củng cố
- Yêu cầu HS nhắc lại tính chất vật lý (nhấn mạnh tính độc), tính chất hóa học đặc trưng của H2S (tính axit yếu và tính khử).
4. Luyện tập
Làm bài tập 3,8 trong SGK.
5. Dặn dò
 Học bài cũ và đọc trước phần tiếp theo của bài.
VII – NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
 Ngày tháng năm 	Ngày tháng năm 
	DUYỆT GIÁO ÁN CỦA GV HƯỚNG DẪN	SINH VIÊN THỰC TẬP
	(Ký, ghi rõ họ tên)	(Ký, ghi rõ họ tên)
	Phạm Thị Hải Ngọc	Vũ Thị Trinh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_10_bai_32_hidro_sunfua_luu_huynh_dioxit.docx