Giáo án Hóa học Lớp 10 - Năm học 2018-2019 (Cả năm)

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Năm học 2018-2019 (Cả năm)

I. Mục tiêu chủ đề

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Hiểu được :

 Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.

 Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử.

 Kí hiệu nguyên tử : là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

 Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.

Kĩ năng

 Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại.

 Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.

Trọng tâm

 Đặc trưng của nguyên tử là điện tích hạt nhân (số p)  nếu có cùng điện tích hạt nhân (số p) thì các nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học, khi số n khác nhau sẽ tồn tại các đồng vị.

 Cách tính số p, e, n và nguyên tử khối trung bình

Thái độ

- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. - Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học.

II/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học

1/ Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.

2/ Các kĩ thuật dạy học

- Hỏi đáp tích cực. - Khăn trải bàn. - Nhóm nhỏ.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên (GV)

- Làm giáo án, các phiếu học tập. - Nam châm (để gắn nội dung báo cáo của HS lên bảng). - Giấy cỡ lớn và bút để cho học sinh hoạt động nhóm.

2. Học sinh (HS)

- Học bài cũ. - Học kĩ phần tổng kết của bài 1.

IV. Chuỗi các hoạt động học

 

doc 261 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Năm học 2018-2019 (Cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/8/2018 
Tiết 3:	THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
I. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
* Kiến thức: - Nêu được :
	- Thành phần cơ bản của nguyên tử gồm: Vỏ nguyên tử và hạt nhân. Vỏ nguyên tử gồm có các electron. Hạt nhân gồm hạt proton và hạt notron.
	- Khối lượng và điện tích của e, p, n. Kích thước và khối lượng rất nhỏ của nguyên tử.
* Kĩ năng:
	- Nhận xét và rút ra các kết luận từ các thí nghiệm viết trong SGK.
- Vận dụng các đơn vị đo lường như: u, đvđt, A0 và biết cách giải các bài tập qui định
- So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron. 
- So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.
Trọng tâm: Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e (kí hiệu, khối lượng và điện tích)
* Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập	- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).	- Năng lực tự học.
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
 - Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học: (Dụng cụ cần sử dụng của thầy và trò), gồm:
1. Giáo viên (GV)	
- Phóng to hình 1.3 và hình 1.4 (SGK) hoặc thiết kế trên máy vi tính ( có thể dùng phần mềm Power point) mô hình động của thí nghiệm ở hai hình trên để dạy học.	- Làm các slide trình chiếu, giáo án.	- Phiếu học tập
2. Học sinh (HS)
- Học bài cũ.	- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.	- Bút mực viết bảng.
III – Phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ yếu. 
Phương pháp : Nêu vấn đề, vấn đáp, nghiên cứu tìm hiểu tài liệu mới, hoạt động nhóm
Các kĩ thuật dạy học :
- Hỏi đáp tích cực.	-Nhóm nhỏ.	- Thí nghiệm.
IV- Chuỗi hoạt động dạy học: 
 A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Huy động các kiến thức đã được học của HS về nguyên tử ở lớp 8, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
-Biết tìm kiếm thông tin, phân tích, quan sát. 
- Biết tổng hợp,chọn lọc thông tin, mô tả cấu tạo của nguyên tử.
- Rèn năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập số 1 và sơ đồ KWL về thành phần nguyên tử cho HS
Phiếu học tập số 1
Hãy điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống 
1. Nguyên tử là các hạt vô cùng ..........và .............
2. Nguyên tử của bất kì nguyên tố nào cũng gồm có........mang điện tích dương và ...... mang điện tích........
3.Electron được ký hiệu là ...... có điện tích......, khối lượng rất nhỏ bé. Trong nguyên tử các ..... chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân.
4. Hạt nhân nguyên tử nằm ở .........nguyên tử. Hạt nhân gồm có hạt .....và.... kí hiệu lần lượt là.......và.......
GV đặt câu hỏi:
-Làm thế nào để chứng minh nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ nhưng thành phần của nó được tạo bởi 3 loại hạt?
- Làm thế nào để biết hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, lớp vỏ nguyên tử mang điện tích âm
2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập
HĐ nhóm: GV hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1.
HĐ cá nhân: Học sinh trả lời vào bảng theo sơ đồ KWL về thành phần nguyên tử đã được học ở lớp 8
3/ Báo cáo, thảo luận
- GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải đọc lại kiến thức đã học ở lớp 8 và nghiên cứu bài học mới. 
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.
Phiếu học tập số 1:
K:
1. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
2. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều các electron mang điện tích âm
3.Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt là proton, nơtron và electron
W: 
Sự tìm ra electron, hạt nhân nguyên tử, cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
L:
-Thí nghiệm tìm ra hạt electron, hạt nhân nguyên tử
-Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
Kích thước, khối lượng nguyên tử
 - 
+ Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
Phiếu học tập số 2
1. Đặc điểm của tia âm cực?
Hiện tượng
Nguyên nhân
Chong chóng quay
Lệch về cực (+)
2. Thành phần của tia âm cực là gì?
3. Đặc điểm của hạt electron?( khối lượng, điện tích)
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành phần cấu tạo nguyên tử: 10 phút
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
Phiếu học tập số 3
1.Nhận xét đường đi của tia α? Giải thích tại sao các tia α có hướng đi khác nhau?
2. Hạt mang điện (+) có kích thước và khối lượng như thế nào?
3. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
→ Rút ra kết luận về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
- Nêu được thành phần cơ bản của nguyên tử.
- Nêu được điện tích và khối lượng của các hạt e, p, n.
- Rút ra nhận xét và kết luận về sự hình thành tia âm cực và khám phá ra hạt nhân nguyên tử khi quan sát sơ đồ và mô hình thí nghiệm
- Rèn luyện năng lực hợp tác và sử dụng ngôn ngữ. Khả năng diễn đạt, trình bày trước đám đông, khả năng trình bày ý kiến của bản thân.
1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia lớp thành 4 nhóm, GV phát phiếu học tập để các nhóm hoàn thiện vào phiếu học tập số 2,3,4
Phiếu học tập số 4
Thí nghiệm của Rutherford đã tìm ra hạt gì? Kí hiệu, khối lượng, điện tích của hạt đó
Thí nghiệm của Chadwick đã tìm ra hạt gì? Kí hiệu, khối lượng, điện tích của hạt đó
Điền vào chỗ trống: 
Nguyên tử gồm: 
*(1)..nằm ở tâm nguyên tử mang điện tích (2). đó là điện tích của hạt (3).,vì hạt nơtron (4)
* Các (5)chuyển động xung quanh hạt nhân tạo nên (6).nguyên tử
* Vì nguyên tử trung hoà điện nên :Số hạt (7)..trong hạt nhân. bằng số hạt (8) ở lớp vỏ nguyên tử
2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình 1.3, hình 1.4 phóng to trên giấy hoặc chiếu trên máy sau đó cho HS hoạt động nhóm 
Dùng phương pháp khăn trải bàn
Nhóm 1: hoàn thành phiếu học tập số 2
Nhóm 2: hoàn thành phiếu học tập số 3
Nhóm 3,4: Hoàn thành phiếu học tập số 4
3/ Báo cáo, thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức.
Phiếu học tập số 2:
1/ Electron:
1. Đặc điểm của tia âm cực: 
- Chong chóng quay→ chùm hạt vật chất có khối lượng, chuyển động với vận tốc lớn.
- Lệch về cực (+) → chùm hạt mang điện âm.
2. Thành phần của tia âm cực là các hạt electron( kí hiệu e)
3. khối lượng, điện tích của electron
me » 9,1.10-31 kg
qe » -1,6.10-19 C = -eo = 1-( điện tích đơn vị)
Phiếu học tập số 3:
2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử
1. Nguyên tử phải chứa phần mang điện tích dương có khối lượng lớn( hạt α bị lệch khi va chạm), kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử 
-Nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần mang điện dương là hạt nhân. 
-Xung quanh hạt nhân có các electron tạo nên vỏ nguyên tử.
-Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân
Phiếu học tập số 4:
3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
1. Năm 1918, Rutherford đã tìm ra hạt proton
Hạt proton (p) là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.
 qp = 1,602. 10-19C = eo = 1+
 mp = 1,6726. 10-27 kg ≈ 1u
2. Năm 1932, Chadwick đã tìm ra hạt nơtron
 Nơtron (n) cũng là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. 
 qn = 0
 mn = 1,6748. 10-27 kg ≈ 1u.
3.Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi các proton và nơtron
(1) Hạt nhân (2) dương (3) proton (4) Không mang điện (5) electron (6) lớp vỏ (7) proton (8) electron
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Kích thước và khối lượng nguyên tử: 7 phút
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
Phiếu học tập số 5
Điền thông tin vào bảng sau
Kích thước
Đường kính(nm)
Tỉ lệ
Nguyên tử
Hạt nhân
Hạt p, e
Tính khối lượng nguyên tử H theo u biết khối lượng nguyên tử là 1,67.10-27 kg
Nguyên tử Cacbon có khối lượng = 19,9265.10-24 (g). Khối lượng tính bằng gam của 1 nguyên tử Al là bao nhiêu( Biết 1 nguyên tử Al có 13p, 14n)?
- Biết sự chênh lệch kích thước giữa hạt nhân và nguyên tử
- Biết đơn vị đo kích thước nguyên tử, đơn vị đo khối lượng nguyên tử 
- Rèn luyện năng lực hợp tác và sử dụng ngôn ngữ. Khả năng diễn đạt, trình bày trước đám đông, khả năng trình bày ý kiến của bản thân.
1/ Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV phát phiếu học tập để các nhóm hoàn thiện vào phiếu học tập số 5
2/ Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn các nhóm hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 5
3/ Báo cáo, thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời lần lượt các nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác theo dõi, góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức.
Phiếu học tập số 5
Đơn vị để đo kích thước nguyên tử là nm hoặc Å (angstrom) :
 1nm = 10-9m = 10Å
 1Å = 10-10m = 10-8cm.
Kích thước	Đường kính(nm)	Tỉ lệ
Nguyên tử	10-1	=104
Hạt nhân	10-5	=107
Hạt p, e	10-8	=103
Khối lượng nguyên tử tuyệt đối:
 m = mp + mn + me .
 Khối lượng nguyên tử tương đối. 
 1u =
 = 1,6605. 10-27 kg
2.mH = 1u
3.Khối lượng tính bằng g của 1u
1,6605.10-24. 27= 4,48335.10-23g
- Thông qua mức độ hiểu và hiệu quả tham gia hoạt động nhóm của học sinh.
- Thông qua hoạt động chung của cả lớp.
C. Hoạt động luyện tập (12 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về thành phần nguyên tử, các hạt cấu tạo nên nguyên tử, kích thước, khối lượng nguyê tử
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
+ Vòng 1: GV chia lớp thành 4 nhóm lớn để tham gia thi đua với nhau trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi (khoảng 5 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị trước). Ghi điểm cho 4 nhóm ở vòng 1.
1.Hoàn thành thông tin còn thiếu vào bảng sau:
	Nguyên tử	
	Hạt nhân	Lớp vỏ
Hạt	proton	nơtron	electron
Kí hiệu	
Điện tích	
Khối lượng(kg, u)	
2.Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên
A. electron, proton và nơtron 	B. electron và nơtron
C. proton và nơtron 	D. electron và proton
3. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
C. Hạt n ... iều thuận.
Lưu ý: TH áp suất không ảnh hưởng đến hệ cân bằng:
+ Hệ không có chất khí.
+ Số mol khí ở cả 2 vế là như nhau.
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ
VD: N2O4 (k) D 2NO2 (k) ∆H > 0
+ Tăng t0 → CBCD theo làm giảm t0, tức chiều thu nhiệt: Chiều thuận
+ Giảm t0 → CBCD theo làm tăng t0, tức chiều tỏa nhiệt: Chiều nghịch.
4. Vai trò của chất xúc tác
- Không biến đổi nồng độ các chất.
- Tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch như nhau.
→ Không làm biến đổi hằng số cân bằng.
→ Không làm chuyển dịch cân bằng.
Nồng độ
Tăng
Cân bằng chuyển dịch theo chiều
Giảm nồng độ
Giảm
Tăng nồng độ
Áp suất
Tăng
Giảm số mol khí
Giảm
Tăng số mol khí
Nhiệt độ
Tăng
Thu nhiệt
Giảm
Tỏa nhiệt
Chất xúc tác
Không làm chuyển dịch cân bằng
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
1. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê
Phát biểu: 
Một phản ứng . đang ở trạng thái .. khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi , , , thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm  tác động bên ngoài đó.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học
a. Ảnh hưởng của nồng độ (Nhóm 1)
Nghiên cứu cân bằng trong bình kín, ở nhiệt độ cao không đổi
C (r) + CO2 (k) D 2CO (k)
+ Thêm hoặc bớt lượng khí CO2 vào hệ:
Tăng [CO2] → CBCD theo làm .. [CO2]: Chiều 
Giảm [CO2] → CBCD theo làm .. [CO2]: Chiều ....
Giải thích:
Khi tăng [CO2] → vt ... vn, nhưng ở TTCB vt = vn nên CO2 thêm vào sẽ .... hay CBCD theo chiều làm .. [CO2]: Chiều 
+ Thêm lượng C (rắn) vào hệ → CB .. 
b. Ảnh hưởng của áp suất (Nhóm 2)
Nghiên cứu cân bằng sau trong xi lanh kín có pít tông, ở nhiệt độ thường và không đổi
N2O4 (k) D 2NO2 (k) 	
	 (không màu) (màu nâu đỏ)
Nhiệm vụ: Quan sát hình 7.6 trang 159 SGK và đọc các thông tin mục 2 trang 159. HS được kiểm nghiệm thông qua thí nghiệm và mô phỏng thí nghiệm.
+ Đẩy pít tông vào → ......... p → màu nâu đỏ ......... dần → số mol khí NO2 ........., số mol khí N2O4 ......... → CBCD theo làm ........ p, tức ........ số mol khí: Chiều ........
+ Kéo từ từ pít tông ra → ........ p → màu nâu đỏ ......... dần → CBCD theo làm ......... p, tức ......... số mol khí: Chiều ........
Lưu ý: Khi hệ cân bằng có số mol khí ở hai vế của phương trình hóa học bằng nhau hoặc không có chất khí, tức ∆n = . thì .......................
VD: Xét hệ cân bằng CO (k) + H2O (k) D CO2 (k) + H2 (k) ∆H < 0
c. Ảnh hưởng của nhiệt độ (Nhóm 3)
N2O4 (k) D 2 NO2 (k) 	∆H > 0 (chiều thuận: thu nhiệt)
 (không màu) (màu nâu đỏ)
Nhiệm vụ: Quan sát hình 7.5 trang 158 SGK và đọc các thông tin mục 3 trang 161. HS được kiểm nghiệm thông qua thí nghiệm.
Cách tiến hành
Hiện tượng
Kết luận
- Một ống để đối chứng.
- Ngâm một ống vào cốc nước đá khoảng 40s, so sánh màu nâu đỏ với ống đối chứng.
- Đun nóng một ống khoảng 30s, so sánh màu nâu đỏ với ống đối chứng.
- ............................
- 
 nhiệt độ, CBCD theo chiều làm  lượng NO2
→ Chiều ...........
→ Chiều phản ứng ...... nhiệt (∆H .... 0)
d. Vai trò của chất xúc tác (Nhóm 4)
Trả lời các câu hỏi sau:
- Chất xúc tác có vai trò gì đối với tốc độ phản ứng? .................................................
- Xét hệ cân bằng có vt = vn, chất xúc tác có vai trò gì, thay đổi chiều chuyển dịch cân bằng như thế nào?
..
KẾT LUẬN
Nồng độ
Tăng
Cân bằng chuyển dịch theo chiều
........... nồng độ
Giảm
........... nồng độ
Áp suất
Tăng
........... số mol khí
Giảm
........... số mol khí
Nhiệt độ
Tăng
........... nhiệt
Giảm
........... nhiệt
Chất xúc tác
............................................................
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học trong sản xuất hóa học (7 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học để đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể.
- Rèn năng lực phân tích, tổng hợp, tư duy logic, năng lực thực hành hóa học.
- Hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 4.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Đóng vai trò là nhà tổng hợp vô cơ, hãy thiết kế hai phản ứng tổng hợp SO3 và NH3 sao cho hiệu suất cao nhất theo các cân bằng sau:
2SO2 (k) + O2 (k) D 2SO3 (k)	∆H = -198 kJ
N2 (k) + 3H2 (k) D 2NH3 (k) 	∆H = -92 kJ
- HĐ chung cả lớp: GV mời 2 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung về tổng hợp SO3 hoặc NH3), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức.
- Nếu HS vẫn không giải quyết được, GV có thể gợi ý cho HS.
+ Phân tích các đặc điểm của phản ứng. 
+ Áp dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
IV. Ý NGHĨA TRONG SẢN XUẤT HÓA HỌC
* Thay đổi các yếu tố nồng độ, áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác
→ 	Tăng tốc độ phản ứng.
	Tăng hiệu suất phản ứng.
- Trong quá trình sản xuất axit sunfuric, để thu được nhiều SO3, phải
+ dùng chất xúc tác.
+ tăng nồng độ O2 (lấy lượng dư không khí).
+ nhiệt độ: 450 – 500oC.
- Để tăng hiệu suất tổng hợp NH3 trong công nghiệp, các điều kiện áp dụng là
+ dùng chất xúc tác.
+ áp suất cao.
+ nhiệt độ: 450 – 500oC.
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động nhóm của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (28 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về nguyên lí chuyển dịch cân bằng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. 
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/ bài tập trong phiếu học tập.
- HĐ cá nhân: GV yêu cầu HS giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập số 5. GV quan sát và giúp HS tháo gỡ những khó khăn mắc phải.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 5 HS bất kì lên bảng trình bày kết quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho HS.
- GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mang tính thực tế, có mở rộng và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
Kết quả trả lời các câu hỏi/ bài tập trong phiếu học tập.
+ GV quan sát và đánh giá hoạt động của HS, giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động.
+ GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. 
+ GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học.
+ Ghi điểm cho các HS hoạt động tốt.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Câu 1: Cân bằng hóa học là một trạng thái của phản ứng thuận nghịch mà
A. tốc độ phản ứng thuận bằng hai lần tốc độ phản ứng nghịch.
B. tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
C. tốc độ phản ứng thuận bằng nửa tốc độ phản ứng nghịch.
D. tốc độ phản ứng thuận bằng k lần tốc độ phản ứng nghịch.
Câu 2: Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự dịch chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do
A. tác động từ các yếu tố bên trong và bên ngoài.
B. tác động từ các yếu tố bên ngoài lên cân bằng.
C. tác động từ các yếu tố bên trong lên cân bằng.
D. cân bằng hóa học tác động lên các yếu tố bên ngoài.
Câu 3: Cho cân bằng sau: N2 (k) + O2 (k) D 2NO (k); ∆H > 0. Cặp yếu tố nào sau đây đều ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng?
A. Nhiệt độ và nồng độ.	B. Áp suất và nồng độ.
C. Nhiệt độ và chất xúc tác.	D. Chất xúc tác và nhiệt độ.
Câu 4: Cho phản ứng N2 (k) + 3H2 (k) D 2NH3 (k). Khi cân bằng được thiết lập thì [N2] = 0,65M; [H2] = 1,05M; [NH3] = 0,3M. Nồng độ ban đầu của H2 là
A. 1,05M.	B. 1,5M.	C. 0,95M.	D. 0,4M.
Câu 5: Xét hệ cân bằng sau trong một bình kín:
CO (k) + H2O (k) D CO2 (k) + H2 (k)	∆H > 0
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào khi thực hiện một trong các biến đổi sau? 
Tăng nhiệt độ của phản ứng.
Thêm lượng khí CO2 vào.
Thêm lượng khí CO vào.
Tăng áp suất chung của hệ.
Dùng chất xúc tác.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế.
- GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch).
- GV khuyến khích HS tham gia tìm hiểu những hiện tượng thực tế trong đời sống và sản xuất có ứng dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng hóa học. Mặt khác, tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao.
- Nội dung HĐ: yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/ tình huống sau bằng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê:
1. Sản xuất vôi trong công nghiệp và thủ công đều dựa trên phản ứng hóa học:
CaCO3 (r) D CaO (r) + CO2 (k)
Hãy phân tích các đặc điểm của phản ứng hóa học nung vôi. Từ những đặc điểm đó, hãy cho biết những biện pháp kĩ thuật nào được sử dụng để nâng cao hiệu suất của quá trình nung vôi.
2. Photgen được dùng để làm chất clo hóa rất tốt trong phản ứng tổng hợp hữu cơ, được điều chế theo phương trình:
CO (k) + Cl2 (k) D COCl2 (k); ∆H= -111,3 kJ
Magie được điều chế theo phương trình
MgO (r) + C (r) D Mg (r) + CO (k); ∆H = 491kJ
Cần tác động như thế nào vào nhiệt độ và áp suất riêng phần của khí để mỗi phản ứng trên thu được nhiều sản phẩm hơn? Tại sao phải tác động như vậy?
3. Tìm hiểu mối liên quan của cuộc sống ở độ cao và qui trình sản sinh ra hemoglobin?
4. Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2 mm. Lớp men này là hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng:
5Ca2+ + 3PO43- + OH- D Ca5(PO4)3OH
Dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê, hãy đưa ra các biện pháp phòng ngừa sâu răng. Tại sao người ăn trầu thường có hàm răng rất chắc?
5. Câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?
- GV giao việc và hướng dẫn HS tìm hiểu qua tài liệu, mạng internet, để giải quyết các công việc được giao.
- Hướng dẫn nội dung bài mới: Luyện tập “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học”.
Bài báo cáo của HS (nộp bài thu hoạch).
- GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo.
- Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS.
V. TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Hóa học 10.
2. Video thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học trên Youtube theo địa chỉ link 
https://www.youtube.com/watch?v=olC-rWd0DMc 
3. Video thí nghiệm về ảnh hưởng của áp suất đến cân bằng hóa học trên Youtube theo địa chỉ link
+ Dãn khí: https://www.youtube.com/watch?v=L6GfhqoCz8Y
+ Nén khí: https://www.youtube.com/watch?v=pnU7ogsgUW8
4. Video mô phỏng thí nghiệm về ảnh hưởng của áp suất đến cân bằng hóa học theo địa chỉ link https://www.sciencephoto.com/media/677687/view/pressure-and-chemical-equilibrium
V = n . 22,4

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2018_2019_ca_nam.doc