Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 3 đến tiết 17

Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 3 đến tiết 17

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về bảng tuần hoàn

- Nâng cao kiến thức vị trí nguyên tố trong BTH, chu kì, nhóm nguyên tố

2. Kĩ năng

- Từ cấu hình electron nguyên tử có thể biết được vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ngược lại từ vị trí của nguyên tố có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó.

- Giúp HS giải một số bài tập về vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

3. Thái độ

- Say mê nghiên cứu và yêu thích bộ môn hoá học

II. Chuẩn bị:

GV: Câu hỏi và bài tập

HS: Ôn tập

III. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: : 7 phút Viết cấu hình e nguyên tử của , , .

Giải thích về các cấu hình đó, cho biết tại sao lại bền hơn .

2. Bài mới

 

doc 38 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 3 đến tiết 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Tiết theo TKB
Sĩ số
Tiết 3: LUYỆN TẬP VỀ VỊ TRÍ CỦA NGUYÊN TỐ 
 TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Củng cố kiến thức về bảng tuần hoàn
- Nâng cao kiến thức vị trí nguyên tố trong BTH, chu kì, nhóm nguyên tố
2. Kĩ năng
- Từ cấu hình electron nguyên tử có thể biết được vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ngược lại từ vị trí của nguyên tố có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó.
- Giúp HS giải một số bài tập về vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
3. Thái độ
- Say mê nghiên cứu và yêu thích bộ môn hoá học
II. Chuẩn bị:
GV: Câu hỏi và bài tập	
HS: Ôn tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: : 7 phút Viết cấu hình e nguyên tử của , , .
Giải thích về các cấu hình đó, cho biết tại sao lại bền hơn .
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 10 phút
GV: Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản 
- Cho biết cấu tạo bảng tuần hoàn?
- Hãy cho biết số nguyên tố ở mỗi chu kì? 
HS: lên bảng trả lời
GV: Mở rộng: 
Hoạt động 2: 7 phút
GV: Cho HS áp dụng làm bài tập
Bài tập 1
Xác định vị trí các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn
a. Ca ( Z = 20) 
b. Br ( Z = 35) 
c. Cr ( Z = 24)
d. Cu ( Z = 29)
e. Mn ( Z = 25) 
HS: Hai HS lên bảng làm bài
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố từ đó " vị trí nguyên tố
Hoạt động 3: 10 phút
GV sử dụng bài tập yêu cầu HS làm
Bài 2: A và B là 2 NTHH thuộc cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong BTH. Biết tổng số p trong hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A và B là 18. Không dùng BTH hãy lập luận xác định cấu hình e của A và B
GV: Nhận xét sửa sai cho HS
Hoạt động 4: 10 phút
Bài tập 3
A và B là hai nguyên tố thuộc cùng chu kì và nằm ở hai phân nhóm chính trong BTH biết hạt nhân của mỗi nguyên tử chứa không quá 35 proton ngoài ra hạt nhân của nguyên tử này nhiều hơn hạt nhân của nguyên tử kia 11 proton
Lập luận xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn.
GV Hướng dẫn HS làm bài chú ý đên số nguyên tố trong mỗi chu kì và các nguyên tố là nhóm A
A. Kiến thức
- STT Ô = Số hiệu nguyên tử = Số proton = Số e
- STT chu kì = Số lớp electron
- Nguyên tố nhóm A là các nguyên tố s và p
- Nguyên tố nhóm B là nguyên tố d và f
- STT nhóm A = Số electron lớp ngoài cùng
- STT nhóm B = x + y ( Nếu x + y < 8)
 = x + y - 10 Nếu x + y > 10)
 = 8 ( Nếu x + y = 8, 9, 10)
Với x, y là số electron ở phân lớp ns và (n - 1 )d, n là lớp e lớp ngoài cùng
- Chu kì 1 có 2 nguyên tố
- Chu kì 2 có 8 nguyên tố
- Chu kì 3 có 3 nguyên tố
- Chu kì 4, 5 có 18 nguyên tố
- Chu kì 6 có 32 nguyên tố
B. Bài Tập
Bài 1:a. Ca ( Z = 20) 
Vậy Ca ở ô 20 chu kì 4 nhóm IIA trong BTH
b. Br ( Z = 35) 
Vậy Br ở ô 35 chu kì 4 nhóm VA trong BTH
c. Cr ( Z = 24) 
Vậy nằm ở ô 24 chu kì 4 nhóm VIB trong BTH
d. Cu ( Z = 29) 
Vật Cu nằm ở ô 29 chu kì 4 nhóm IB trong BTH
e. Mn ( Z = 25) 
Vậy Mn nằm ở ô 25 chu kì 4 nhóm VIIB trong BTH
Bài 2
 Ta có PA + PB = 18
Theo bài ra ta có hệ:
" PA = 5; PB = 13 CH e 
Bài 3
PA, PB < 35 " A, B nằm ở chu kì 1, 2, 3, 4.
Mặt khác PB - PA = 11 ( A và B thuộc cùng một chu kì) " A, B thuộc chu kì 4
Ta có bảng sau:
PA
19
20
21
22
23
24
PB
30
31
32
33
34
35
 Chỉ có PA = 20; PB = 31 là hợp lí ( các nguyên tố đều thuộc nhóm A)
A.
B. 
3. Củng cố,luyện tập:
- Giải đáp những thắc mắc của HS về các bài tập đã chữa
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Về nhà làm bài tập
Cho 10gam kim loại M( hóa trị II) tác dụng với dd HCl dư thì thu được 6,16 lít H2 (ở 27,30C và 1atm). M là nguyên tố nào sau đây?
A. Ca	 B. Be	 C. Mg	 D. Ba
CHUYÊN MÔN DUYỆT
Ngày ..../ ..../ 2010
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tiết 4. LUYỆN TẬP VỀ SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CÁC NGUYÊN TỐ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức 
- Củng cố kiến thức về bảng tuần hoàn, vị trí nguyên tố trong BTH
- Khắc sâu kiến thức về BTH
2. Kĩ năng 
- Giải bài tập về vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Giải bài tập định lượng
3. Thái độ
- Say mê yêu thích bộ môn hoá học
II. Chuẩn bị
GV: Câu hỏi và bài tập , kiến thức bài luyện tập
HS: Ôn tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ
2. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 10 phút
GV: Cho HS nhắc lại một số kiến thức quan trọng : Quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim, QLBĐ hóa trị của các nguyên tố
HS: Trả lời và Chú ý, ghi nhớ
Hoạt động 2: 10 phút
GV: sử dụng Bài tập 1
Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5 . Hợp chất của nó với hidro phần trăm khối lượng của R là 91,18%. Nguyên tố R là : 
A. Photpho.	 B. Nitơ. C. Asen.	 D. Antimon.
HS làm bài
Hoạt động 3: 10 phút
GV sử dụng Bài tập 2
Hợp chất M có công thức AB3 . Tổng số hạt proton trong phân tử M là 40 . Trong thành phần hạt nhân của A cũng như B đều có số hạt proton bằng nơtron. A thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học .Xác định A , B . Viết cấu hình electron của A và B.
HS làm bài 
Hoạt động 4: 10 phút
GV sử dụng Bài tập 3
Hỗn hợp A gồm 2 muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong PNC nhóm II. Hoà tan hoàn toàn 3,6 g hỗn hợp A trong HCl thu được khí B. Cho toàn bộ lượng khí B hấp thụ hết bởi 3 lit Ca(OH)2 0,015 M, thu được 4g kết tủa. hai kim loại trong muối cacbonat là
A. Mg và Ca B. Ca và Ba. C. Be và Mg. D. A hoặc C
GV: Nhận xét sửa sai
Chú ý: trong phản ứng của CO2 với Ca(OH)2 thì sản phẩm tạo thành đầu tiên là CaCO3 theo phản ứng CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3$ + H2O
nếu CO2 dư thì kết tủa lại tiếp tục bị hoà tan theo phản ứng CO2 + H2O + CaCO3 " Ca(HCO3)2
- Nếuthì SP chỉ tạo CaCO3
- Nếu thì SP tạo 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2
- Nếu thì SP chỉ tạo Ca(HCO3)2
A. Kiến thức 
 - Hoá trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi = Số TT nhóm A
- Hoá trị của nguyên tố phi kim trong hợp chất với hiđro = 8 - Hoá trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi
- Trong 1 chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của nguyên tố yếu dần đồng thời tính phi kim mạnh dần 
- Trong một mhóm A theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần tính phi kim yếu dần
B. Bài tập
Bài 1
Trong hợp chất với oxi R có hoá trị cao nhất là 5 " trong hợp chất với hiđro R có hoá trị 3
" Công thức hợp chất của R với hiđro là: RH3
Ta có: 
R là Phopho. ĐA A
Bài 2
Gọi ZA, ZB lần lượt là số đơn vị điện tích hạt nhân trong A, B
Ta có: ZA + 3ZB = 40
 A thuộc chu kỳ 3 => 11 ZA 18 => 7,3 ZB 9,6
=> ZB = 8; 9 
ZB = 8 (O) => ZA = 16 (S) (chọn)
ZB = 9 (F) => ZA = 13 (Al) (loại) vì trong nguyên tử A, B số proton bằng số nơtron.
Cấu hình e của A và B
A(Z = 8): 1s22s22p4
B (Z = 16): 1s22s22p63s23p4 
Bài 3
Gọi công thức phân tử chung của 2 muối cacbonat là MCO3
M + 2HCl " MCl2 + H2O + CO2# 
Khí B là CO2
TH1: Ca(OH)2 dư
CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3$ + H2O
TH2 CO2 dư và kết tủa tạo ra bị hoà tan một phần
CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3$ + H2O
CO2 + H2O + CaCO3 " Ca(HCO3)2
Theo 2 PT trên ta tính được 
Vậy 2 kim loại là Mg và Ca
" Đáp án D
3. Củng cố, luyện tập: 4 phút
- GV nhắc lại những chú ý của các bài tập đã chữa và kiến thức trọng tâm của bài
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1 phút
- VN Làm bài tập
Cho 5,4g kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư ta thu được 6,72 lit H2 ĐKTC. Hãy xác định tênkim loại.
CHUYÊN MÔN DUYỆT
Ngày ..../ ..../ 2010
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
 Tiết 5. LUYỆN TẬP VỀ SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CÁC NGUYÊN TỐ
I. Mục tiêu;
1. Kiến thức
- Củng cố ôn tập kiến thức về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá hoc và hệ thống tuần hoàn
- Vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Cách tìm công thức của hợp chất vô cơ khi chưa biết hoá trị
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng bảng tuần hoàn và xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Rèn luyện kĩ năng tính toán
3. Thái độ
- Yêu thích học tập môn hoá học
II. Chuẩn bị:
GV: Câu hỏi và bài tập, kiến thức bài ôn tập
HS: Ôn tập kiến thức
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 10 phút
GV: Yêu cầu HS lên bảng chữa bài tập về nhà
Cho 5,4g kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư ta thu được 6,72 lit H2 ĐKTC. Hãy xác định tên kim loại.
HS: Lên bảng giải bài tập 
GV: Nhận xét sửa sai
Chú ý về phương pháp làm bài
- Bài tập xác định công thức hợp chất vô cơ
+ Ta đặt hoá trị của kim loại chưa biết là n rồi dựa vào PT và dữ kiện của bài ra đưa về phương trình dạng M = an rồi biên luận
trong đó: M là nguyên tử khối của kim loại
 n là hoá trị của kim loại
 a là hệ số bất kì đã biết
sau đó lập bảng
n
1
2
3
M
?
?
?
Hoạt động 2: 10 phút
GV cho HS làm Bài tập áp dụng
Bài 1: Cho 3,48 g muối cacbonat của kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 dư sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,03 mol khí ở ĐKTC. Hãy xác định kim loại M.
HS: Làm bài tập 
Hoạt động 3: 10 phút
GV cho HS làm bài tập 2
Cho 4,4 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II ở 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với axit HCl dư thì thu được 3,36 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là
A. Be và Mg. 	 B. Mg và Ca
C. Ca và Sr.	 D. Sr và Ba.
HS: Làm bài tập 
A. Kiến thức
BTVN:
G/s hoá trị của kim loại M là n 
Ta có phương trình phản ứng
2M + 2nHCl " 2MCln + nH2#
 0,3
Theo bài ta có: 
n
1
2
3
M
9(L)
18(L)
27(Al)
Vậy kim loại M là Al (nhôm)
Bài 1: Gọi hoá trị của kim loại M là n
ta có phương trình phản ứng
M2(CO3)n + nH2SO4 " M2(SO4)n +n H2O + nCO2
 0,03
Theo bài ta có phương trình
(2M + 60n)=3,48 " M = 28n
n = 2; M = 56 thoả mãn
Kim loại là Fe
Bài tập
: Gọi M là chung cho cả 2 kim loại
M + 2HCl MCl2 + H2
0,15 0,15
Theo PT 
12 < 29,3 < 40
 2 kim loại là Mg và Ca
Đáp án B
3. Củng cố, luyện tập: 7 phút
GV giải đáp những thắc mắc của HS, nhắc lại những chú ý của bài tập đã chữa và phương pháp làm bài
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Bài tập về nhà
1.Cho 7,8 gam hỗn hợp Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2 (đktc). Thành phần % khối lượng Al và Mg lần lượt là
A. 69,23% ; 30,77%.B. 34,60% ; 65,40%.C. 38,46% ; 61,54%.D. 51,92% ; 40,08%.
2. Hoà tan 1,4 gam kim loại kiềm trong 100gam nước thu được 101,2 gam dung dịch bazơ. Kim loại đó là
	A. Li.	B. Na.	C. K. 	D. Rb.
CHUYÊN MÔN DUYỆT
Ngày ..../ ..../ 2010
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
 Tiết 6 	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
- Củng cố kiến thức về BTH các nguyên tố hoá học, tính chất của các nguyên tố trong cùng một chu kì và trong cùng một nhóm A.
2. Kĩ năng
- Giải bài tập định tính và định lượng
- Rèn luyện kĩ năng tính toán, rèn luyện tư duy logic.
3. Thái độ
- Yêu thích bộ môn hoá học
II. Chuẩn bị:
GV: Câu hỏi và bài tập. HS: Kiến thức có liên quan
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 7 phút
 Bài 1: Cấu hình electron nguyên tử của ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt là:  ... ản ứng trên: 
Theo bảo toàn electron: 
Hoạt động 1: 12 phút
VD2: Cho a mol Fe; b mol Mg vào dung dịnh AgNO3, Cu(NO3)2 khi dung dịnh có mất màu xanh hoàn toàn thu được rắn A gồm 3 kim loại.
Yêy cầu HS biện luận đưa ra phương trình theo bảo toàn e. 
GV: Nêu chú ý 
Hoạt động 3: 17 phút
GV sử dụng bài tập chia 2 nhóm HS làm bài
Bài tập 1.
 §Ó m(g) bét s¾t ngoµi kh«ng khÝ mét thêi gian thu ®­îc12g hçn hîp c¸c oxit FeO, Fe3O4, Fe2 O3, Fe. Hßa tan hoµn toµn hçn hîp ®ã b»ng dung dÞch HNO3 lo·ng thu ®­îc 2,24 lÝt khÝ NO duy nhÊt (®o ë ®ktc). m cã khèi l­îng lµ bao nhiêu?
Bài 2.
Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lit( đktc) hỗn hợp gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích 3:1. Xác định kim loại M
Kiến thức
phương pháp bảo toàn electron
- Nguyên tắc: Trong một phương trình phản ứng tổng số e nhường bằng tổng số e nhận.
( Tổng số mol e nhường bằng tổng số mol e nhận)
VD1: Fe + HNO3 " Fe(NO3)3 + NO + H2O
Trong phản ứng trên: 
Theo bảo toàn electron: 
Ví dụ 2: 
Các phương trình phản ứng có thể xảy ra
Mg + 2AgNO3 " Mg(NO3)2 + 2Ag
Mg + Cu(NO3)2 " Mg(NO3)2 + Cu
Fe + 2Ag(NO3) " Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe + Cu(NO3)2 " Fe(NO3)2 + Cu
Trong các phản ứng trên:
Do dd đã mất màu xanh " dd Cu2+ đã hết chất rắn A thu được gồm 3 kim loại " Fe dư.
3 kim loại là Ag, Cu, Fe dư.
 " 2.b + phản ứng = 
Phạm vi áp dụng
Chỉ áp dụng được với bài toán là phản ứng oxi hoá khử 
Những BT thường gặp và áp dụng là: Có HNO3, Nhiều kim loại tác dụng với muối
Bài 1: 
nFe = ; ;nNO = 0,1 mol
Theo nguyªn t¾c: Smol e- Fe nh­êng = Sne- chÊt oxi hãa (O2, ) nhËn:
= x 4 + 0,1 x 3 Þ m = 10,08 (g)
Bài 2
Giả sử kim loại M có hoá trị cao nhất là n 
Ta có sơ đồ phản ứng
Theo bảo toàn e ta có:
M = 
Vậy M là Cu.
3. Củng cố, luyện tập: 3 phút Nhắc lại chú ý của pp và bài tập đã làm
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: BVN
Bài 1. 
Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam Fe vào HNO3 dư thu được dung dịch A và 6,72 lit hỗn hợp khí B gồm NO và một khí X với tỉ lệ thể tích là 1:1. Xác định khí X
Bài 2
Cho 1,92g Cu hòa tan vừa đủ trong HNO3 thu được V lit NO( đktc). Thể tích V và khối lượng HNO3 đã phản ứng:
	A. 0,048lit; 5,84g	B. 0,224lit; 5,84g	
C. 0,112lit; 10,42g	D. 1,12lit; 2,92g
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tiết 16: QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ VỚI 
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS nắm vững
Cấu tạo của bảng tuần hoàn.
Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố, tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện và hoá trị của các nguyên tố hoá học.
Định luật tuần hoàn.
2. Kĩ năng:
 HS được rèn luyện kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn: Từ vị trí của nguyên tố suy ra tính chất, cấu tạo nguyên tử và ngược lại.
3. Thái độ:
 Giáo dục cho học sinh về tính cẩn thận trong quá trình giải bài tập.
II. Chuẩn bị:
 GV: Câu hỏi và bài tập, bài giảng powpoint, bảng tuần hoàn
 HS: Ôn tập
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 5 phút
GV: Cho HS xem BTH trình bày sự biến thiên tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim, giá trị độ âm điện qua từng chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (trừ chu kì 1).
HS: Trình bày 
Hoạt động 2 : 5 phút
GV: Cho HS xem BTH trình bày sự biến thiên tuần hoàn cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử, hoá trị cao nhất với oxi, hoá trị trong hợp chất khí với hidro ở các nguyên tố thuộc các chu kì 2 và 3 theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
HS: Trình bày 
Hoạt động 3: 10 phút
GV: Cho HS giải bài tập 5 theo nhóm
HS: Giải bài tập 5 theo nhóm 
GV: Bổ sung phương pháp biện luận cho HS. Cách 2
a. Gọi tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố đó là : P, N, E
Ta có : P + N + E = 28
Mà P = E nên 2P + N = 28 → N = 28 – 2P
Nguyên tố thuộc nhóm VIIA nên 7e ở lớp ngoài cùng.
Nguyên tố đầu tiên trong nhóm VIIA nằm ở chu kì 2 nên giả định các cấu hình e theo lớp cá thể có là: (2, 7) ứng với Z = 9; (2, 8, 7) ứng với Z = 17; (2, 8, 8, 7) ứng với Z = 25...
Z
9
17
25
...
N
10
-6
-22
...
Vậy chỉ có nghiệm Z = 9; N = 10 là phù hợp.
Do vậy số khối A = 19, nguyên tử đó là Flo
b. Cấu hình e: F (Z = 9): 1s22s22p5 
Hoạt động 4: 10 phút
GV: Cho HS giải bài tập 8 theo nhóm 
HS: Giải bài tập 8 theo sự hướng dẫn của GV
GV: Gọi HS dựa vào sụ biến đổi hoá trị các nguyên tố trong chu kì cho biết công thức oxit cao nhất với oxi là gì ? 
Hoạt động 5: 10 phút
GV: Cho HS giải bài tập 9 theo nhóm 
- Hãy viết pthh của kim loại M với nước
HS: Giải bài tập 9 theo sự hướng dẫn của GV
A. Kiến thức cần nắm vững
1. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất KL, PK, Độ âm điện
2. Sự biến thiên tuần hoàn cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử, hoá trị cao nhất với oxi, hoá trị trong hợp chất khí với hidro ở các nguyên tố
B. Bài tập
Bài 5: Cách 1
a. Gọi tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố đó là : P, N, E
Ta có : P + N + E = 28
Mà P = E nên 2P + N = 28 → N = 28 – 2P
Mặt khác ta có tỉ số 
→ N → 
→ → 
Vì P là số nguyên dương nên ta nhận giá trị 
P = 8 và P = 9, nhưng nguyên tử thuộc nhóm VIIA nên ta nhận giá trị P = 9 → N = 10 → A = 19
b. Cấu hình e: F (Z = 9): 1s22s22p5 
Bài 8- Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố là RH4 theo BTH suy ra công thức oxit cao nhất của nó là RO2. Trong phân tử RO2 có 53,3%O về khối lượng 
Ta có: 
- Nguyên tử khối của R là 28. Vậy R là silic. Công thức SiO2 và SH4.
Bài 9: 
Gọi kim loại nhóm IIA là M. Kim loại M có 2e hoá trị nên có hoá trị hai trong hidroxit.
Pthh : M + 2H2O → M(OH)2 + H2 
 0,6 g 3,336 lít
 z g 22,4 lít
→ z = (g)
→ Nguyên tử khối là 40. Vậy đó là kim loại Ca.
3. Củng cố, luyện tập: 3 phút GV lưu ý HS cần chú ý nắm vững các kiến thức
- Biến đổi tuần hoàn cấu hình, tính chất
- Chú ý những bài tập đã làm
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1 phút Về nhà ôn tập lại kiến thức chương II để giờ sau kiểm tra 1 tiết
CHUYÊN MÔN DUYỆT
 Ngày ..../ ..../ 2010
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
10A1
10A2
10A3
10A4
Tiết 17. ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
 - Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo chất thuộc bốn chương 1, 2, 3, 4.
 - Học sinh hiểu và vận dụng các kiến thức về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học để làm bài tập, chẩn bị kiến thức cơ sở tốt cho việc học các phần sau của chương trình.
2. Kĩ năng
- Củng cố và phát triển kĩ năng xác định số oxi hoá của các nguyên tố.
- Củng cố và phát triển kĩ năng cân bằng phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết phản ứng oxi hoá - khử, chất oxi hoá, chất khử, chất tạo môi trường cho phản ứng.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập có tính toán đơn giản .
3. Thái độ: Yêu thích học tập bộ môn, tích cực chủ động trong học tập
II. Chuẩn bị:
 GV: Kiến thức bài ôn tập
HS: Cho học sinh tự ôn lại các kiến thức lí thuyết và bài tập, có tham khảo một số bảng tổng kết đã có ở các bài luyện tập của các chương.
IV. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 7 phút
GV: Đưa ra một số câu hỏi có liên quan dến kiến thức chương 1, 2, 3, 4. Yêu cầu học sinh trả lời
Cấu tạo nguyên tử
Số khối, kí hiệu nguyên tử
Cấu hình e nguyên tử, cấu tạo BTH
Quan hệ giữa vị trí và cấu hình electron nguyên tử
Quan hệ giữa vị trí và tính chất
Các loại liên kết hóa học
Quy tắc xác định số oxi hoá
Cách lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử
HS: Nghiên cứu SGK trả lời
Hoạt động 2: 7 phút
GV: Hệ thống lại các dạng bài tập cơ bản cho HS nêu hướng giải quyết khi gặp dạng bài tập đó
GV: Phân loại bài tập cho học sinh giải.
Hoạt động 3: 7 phút
GV giao bài tập cho HS làm 
Bài 1: Viết cấu hình e của nguyên tử hoặc ion sau, xác định cấu tạo, vị trí, loại nguyên tố?
a. Nguyên tử có Z = 11.
b. Nguyên tử có lớp e ngoài cùng là: 3s23p1.
HS: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời
Hoạt động 4: 7 phút
GV giao bài tập cho HS làm 
Bài 2:
 Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hidro có 5,88% H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.
HS: Dựa vào kiến thức đã học để giải.
Hoạt động 5: 5 phút
GV giao bài tập cho HS làm 
Bài 3. 
Lập phương trình hoá học của phản ứng
Al + HNO3l " Al(NO3)3 + NO + H2O
HS: Dựa vào kiến thức đã học để giải
Hoạt động 6: 6 phút
GV giao bài tập cho HS làm 
Bài 4: Khi cho 0,6 g một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hidro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.
HS: Dựa vào kiến thức đã học để giải
A. Kiến thức
I. Cấu tạo nguyên tử:
 - Lớp vỏ(e)
 - Hạt nhân nguyên tử(hạt p,n)
 - Thứ tự các mức năng lượng, cách viết cấu hình e
II. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- Cấu tạo: ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e, các quy luật biến đỏi tuần hoàn tính chất
III. Liên kết hoá học:
- Sự hình thành ion, liên kết ion, 
- Sự hình thành liên kết cộng hoá trị( biểu diễn bằng công thức e, CTCT)
- Hoá trị, số oxi hoá, qtắc xác định
- Đặc điểm cấu trúc và tính chất của 3 loại mạng tinh thể
IV. Phản ứng oxi hoá khử:
- Các định nghĩa: chất khử, chất oxi hoá, QT oxi hoá, phản ứng oxi hoá khử
- Cách cân bằng phản ứng oxi hoá khử bằng phương pháp thăng bằng e
- Cách phân loại phản ứng oxi hoá khử dựa vào số oxi hoá
B. Bài tập
Các dạng bài tập:
1. Từ vị trí xác định cấu tạo nguyên tử và ngược lại
2. Tính toán liên quan đến đồng vị 
3. Dự đoán tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn
4. So sánh tính chất hoá học của nguyên tố với các nguyên tố lân cận
5. Bài toán xác định nguyên tố trong hợp chất với oxi và hiđro khi biết % theo khối lượng
 6. Xác định loại liên kết hoá học dựa vào hiệu độ âm điện, 
 7. Xác định cộng hoá trị, điện hoá trị, số oxi hoá 
 8. Các bài tập tính toán cơ bản
Bài 1
a. 1s22s22p63s1.
b. 1s22s22p63s23p1.
Bài 2:
Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong bảng tuần hoàn suy ra công thức hợp chất khì của nó với hidro là RH2
Trong phân tử RH2, có 5,88% H về khối lượng nên R có 100% - 5,88% = 94,12% về khối lượng.
Trong phân tử RH2 có
 5,88% H là 2 phần khối lượng.
94,12% R là x phần khối lượng.
Suy ra x = 32. Vậy nguyên tử khối của R là 32. R là nguyên tố lưu huỳnh. Công thức SO3 và H2S.
Bài 3
 2 
 3 
Bài 4: 
Gọi kim loại nhóm IIA là M. Kim loại M có 2e hoá trị nên có hoá trị 2 trong hidroxit.
 M + 2H2O → M(OH)2 + H2 
0,6g 0,336 lít
xg 22,4lít
Suy ra x = 40g. Suy ra nguyên tử khối là 40. Đó là kim loại canxi.
3. Củng cố, luyện tập : 5 phút Giáo viên giải đáp 1 số thắc mắc của HS, Khi làm các bài tập TNKQ phải tận dụng thời gian 1 cách tối đa 
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1 phút 
HS ôn tập, khắc sâu kiến thức, làm lại các bài tập phần luyện tập chương I, II, III, IV chuẩn bị cho thi học kỳ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTC nam 2010 2011.doc