Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Chủ đề hoạt động tháng 1

THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

Hoạt động 1

Tìm hiểu di sản văn hóa

( 1 tiết )

 I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

 - Học sinh hiểu các em có quyền được thu nhận những thông tin và nâng cao hiểu biết về giá trị của các di sản văn hóa, về truyền thống của địa phương, của đất nước.

 - Biết cách thu nhận thông tin về các di sản văn hóa, về truyền thống văn hóa của địa phương và của đất nước; có thể phân tích và đánh giá về giá trị của cac di sản văn hóa và truyền thống văn hóa đó.

 - Có thái độ tôn trọng và quan tâm tới việc bảo vệ các di sản văn hóa và truyền thống văn hoă của địa phương, của đất nước; kkhông đồng tình với những hành vi, biểu hiện đi ngược lại truyền thống đó.

 

doc 14 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 19616Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề hoạt động tháng 1
THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
Hoạt động 1
Tìm hiểu di sản văn hóa
( 1 tiết )
 I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
	- Học sinh hiểu các em có quyền được thu nhận những thông tin và nâng cao hiểu biết về giá trị của các di sản văn hóa, về truyền thống của địa phương, của đất nước.
	- Biết cách thu nhận thông tin về các di sản văn hóa, về truyền thống văn hóa của địa phương và của đất nước; có thể phân tích và đánh giá về giá trị của cac di sản văn hóa và truyền thống văn hóa đó.
	- Có thái độ tôn trọng và quan tâm tới việc bảo vệ các di sản văn hóa và truyền thống văn hoă của địa phương, của đất nước; kkhông đồng tình với những hành vi, biểu hiện đi ngược lại truyền thống đó.
 II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
	1. Quan niệm về di sản văn hóa
	- Trước hết phải hiểu kkhái niệm: Di sản thường được hiểu là tài sản do quá khứ để lại. Đó chính là những địa danh văn hóa và thiên nhiên, tôn giáo hay một di tích lịch sửcó giá trị về vật chất, tinh thần.
	- Theo Điều 1 của Luật di sản văn hóa Việt Nam thì di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước CHXHCN Việt Nam.
	- Di sản văn hóa vật thể bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật , cổ vật, bảo vật quốc gia. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: tiếng nói, chữ viết, các tác phẩm thành văn và truyền miệng, lối sống, nếp sống, lễ hội, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống dân tộc, nghề thủ công truỳên thống
	2. Giá trị về mặt khoa học, lịch sử, nghệ thuậtcủa ccs di sản văn hóa
	- Những giá trị vè lịch sử của các di sản văn hóa của địa phương, của đất nước và thế giới.
	- Những giá trị lịch sử, nghệ thuật và khoa học của các di sản văn hóa phản ánh trình độ của đất nước, bản sắc và chế độ chính trị trong mỗi giai đoạn.
	3. Quyền trẻ em được thừa hưởng các di sản văn hóa
	Quyền trẻ em trong việc thừa hưởng di sản văn hóa và vui chơi giải trí cũng như tham gia vào các việc truyền thống văn hóa của địa phương và đất nước.
 III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên
	- Tìm hiểu một số thông tin về các di sản văn hóa vật thể và phi vâth thể của địa phương ,của đất nước( có thể qua giáo viên các môn Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ.hoặc trên các sách báo, tạp chí) để biết và cùng tham gia hoạt động với học sinh; đồng thời tìm hiểu một số điều trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có liên quan đến sự tham gia của học sinh vào việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa và truyền thống văn hóa của địa phương và của đất nuwocs như các Điều : 30,31.
	- Gợi ý và khuyến khích học sinh lựa chọn tìm hiểu các di sản văn hóa vâth thể và phi vật thể ở địa phương hoặc những giá trị văn hóa gần gũi với cuộc sống của các em, những học sinh có điều kiện có thể tìm hiểu sâu sắc hơn.
	- Xây dựng một số câu hỏi cho hoạt động tìm hiểu của học sinh. Có thể gợi ý một số câu hỏi sau:
	+Bạn có biết ý kiến của mình về khái niệm di sản, di sản văn hóa.
	+ Theo Điều 4 của luật di sản văn hóa Việt Nam thì di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Bạn hãy cho ví dụ về di sản này.
	+ Hãy nêu tên những di sản văn hóa mà bạn biết.
	+ Hãy mô tả giá trị của một di sản văn hía nà bạn biết. ( Giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, giá trị địa chất)
	+ Bạn đã tìm hiểu được di sản văn hóa nào chưa?Hãy mô tả lại cho cả lớp cùng nghe.
	+ Theo bạn, những tiêu chí nào sẽ chứng minh đó là một di sản văn hóa vật thể hay pphi vật thể?
	+ Năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của Việt Nam. Theo bạn đây là di sản văn hóa vật thể hay phi vật thể?
	+ Luật di sản văn hóa của Việt Nam ra đời vào ngày, tháng, năm nào? Có điều luật nào trong đó đề cập đến quan niệm về di sản văn hóa? Hãy nêu cụ thể điều luật đó.
	+ Có ý kiến cho rằng: Học sinh người thiểu số hoặc người bản địa có quyền được hưởng nền văn hóa của mình. Theo bạn, ý kiến đó phản ánh nội dung của điều nào trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?
	+ Làm thế nào để thực hiện quyền được thu nhận thông tin về các di sản và truyền thống văn hóa mà học sinh cần có?
	+ Trách nhiện của học sinh phải làm gì đẻ bảo vệ, bảo tồn các di sản văn hóa và truyền thống văn hóa của địa phương và của đất nước?
	+ Bạn có quyền đưa ra những kiến nghị để giải quyết tình trạng làm ô nhiễm môi trường xung quah khu di sản văn hóa của địa phương mình. Hãy cho ví dụ cụ thể về kiến nghị đó.
	+Bạn có thể viết một bản cam kết có nội dung bảo vệ môi trường khu di sản văn hóa được không?
	2. Học sinh
	- Từng tổ phân công nhau tìm hiểu, lựa chọn, sắp xếp thông tin về các di sản văn hóa ( có thể tìm hiểu di sản , di tích ở địa phương, trên các sách báo, tạp chí về văn hóa, qua các tranh ảnh sưa tầm đựơc) , về một số điều trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, chú ý định số lượng cho từng thành viên của tổ mình hoặc theo nhóm bạn do tổ sắp xếp.
	- Mỗi tổ cử 1 đại diện trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình. Tập hợp tư liệu sưa tầm được của các thành viên trong tổ để tạo điều kiện cho người đại diện của mình chuẩn bị tốt báo cáo. Lưu ý: Hình thức của bản báo cáo có thể là một bản thuyết trình về di sản văn hóa hoặc mộtb tập album tranh ảnh về di sản đó, một bản đồ khu di sản văn hóa (văn hóa)
	- Cán bọ lớp bàn bạc và xác định hình thức tổ chức báo cáo kết quả hoạt động tìm hiểu này với thời gian là 45 phút tại lớp học.
	- Chuẩn bị trang trí lớp.
 IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	Ngoài việc để học sinh chủ động lựa chọn hình thức hoạt động, giáo viên chủ nhiệm cóthể tham gia thêm ý kiến của mình nhằm giúp các em hoàn thiện tốt hơn phương án đã chọn.
	Sau đây là một cách tiến hành hoạt động để giáo viên và học sinh cùng tham khảo.
	- Các tổ trưng bày kết quả sưu tầm của tổ mình theo vị trí đã được lớp phân công. Cử đại diện của tổ trình bày trước lớp về những hiểu biết, những thu hoạch của các thành viên tổ mình.
	- Các tổ khác có thể dặt câu hỏi hiặch nêu vấn đề để “báo cáo viên ” giải đáp hoặch tổ đó giải đáp.
	- Lần lượt các tổ còn lại tiếp tục trình bày phần thu hoạch của tổ mình. Các thành viên trong lớp cùng nhau thi đua biểu đạt ý kiến của mình về một số nội dung của hoạt động như : khái niệm di sản, di sản văn hóa; các giá tị di sản; một số Điều của LUẬT DI SẢN Việt Nam, một số điều trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có liên quan đến quyền được thu nhận thông tin, quyền được biểu đạt ý kiến về những nội dung của hoạt động.
	- Sau cùng, giáo viên chủ nhiệm tổng hợp các ý kiến của học sinh, rút ra một vài nội dung cơ bản để khắc sâu hiểu biết cho các em như:
	+ Trẻ em có quyền được thu nhận thông tin vể các di sản văn hóa và truyền thống văn hóa của địa phương và đất nước.
	+ Trẻ em dân tộc thiểu số được hưởng nền văn hóa của mình.
	+ Trẻ em có quyền được tham gia hoạt động vui chơi giải trí đề nâng cao hiểu biết về các di sản văn hóa của địa phương và đất nước.
 V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
	- Cán bộ lớp biểu dương sự cố gắng của các tổ, các nhóm và của cá nhân đã biết thể hiện quyền của mình khi tham gia vào hoạt động sưu tầm, chọn những di sản văn hóa quí gía, tạo thêm điều kiện để mọi người có thể hiểu biết hơn về các di sản văn hóa.
	- Nêu phương hướng của hoạt động tiếp theo: hoạt động “Hội 
thi thời trang”
Hoạt động 2
HỘI THI THỜI TRANG
 ( 1 tiết )
 I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
	- Học sinh hiểu được vẻ đẹp lành mạnh của những kiểu trang phục truyền thống của dân tộc gắn với tuổi vị thành niên, hiểu mình có quyền được thể hiện hững ý tưởng lành mành trong trang phục phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp giữa cac kiểu trang phục với đặc điểm lứa tuổi.
	- Có thái độ phê phán và từ chối những kiểu trang phục kkhêu gợi, không phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lí lứa tuổi.
	- Biết cách lựa chọn những kiểu trang phục hợp với bản thân, với yêu cầu giáo dục phát triển nhân cách.
 II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
	Hội thi thời trang là một dịp để học sinh thử tài, thử sức trong việc tạo ra “ mốt’’quần áo phù hợp với lứa tuổi, là một sân chơi để các em có dịp tuyên truyền cho các bạn mình về cách ăn mặc, tác phong, cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp hằng ngày, là cơ hội để các em có quyền trình bày những hiểu biết của mình về trang phục phù hợp với học sinh. Do đó, nội dung trong tiết này chủ yếu tập trung vào việc cho các em thể hiện các kiểu trang phục khác nhau, đồng thời để các em có điều kiện giao lưu trình bày những ý kiến của mình về cách ăn mặc, về quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc mình như Điều 8, Điều 30 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em đẫ nêu.
	Nội dung hoạt động bao gồm:
	1. Trình diễn các kiểu trang phục mùa đông, mùa hè ( nếu có ).
	Các kiểu trang phục lành mạnh với những màu sắc hài hòa mang tính thẩm mĩ cao, thích hợp với lứu tuổi học sinh lớp 10 nói riêng, học sinh THPT nói chung.
	2. Giao lưu giứa các tổ bằng hình thức trả lời câu hỏi về các kiểu trang pục nói trên. Có thể gợi ý một số câu hỏi như:
	- Bạn thích kiểu trang phục nào trong số những trang phục mà lớp vừa trình diễn? Vì sao? Hãy phân tích rõ lí do.
	- Trong số những kiểu trang phục này, theo bạn, kiểu nào là phù hơp với tuổi vị thành niên chúng ta?Hãy nêu quan điểm của mình để cả lớp cùng nghevà chú ý chỉ những điểm phù hợp.
	- Bạn cho biết ý kiến của mình về trang phục áo dài của nữ sinh?
	- Kiểu tra ...  sống mới ở từng khu phố, là những nét đẹp của những bộ trang phục truyền thống của dân tộc..
	2.Những phong tục tập quán của địa phương, của dân tộc
	- Phong tục, tập quán là những tục lệ, thói quen đã thành nếp ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận, tuân theo.
	- Mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có những phong tục, tập quán khác nhau, phảnánh sắc thái của riêng mình. Có những phong tục, tập quán tốt cần được duy trì và phát huy. Song cũng có những phong tục , tập quán đã bị lạc hậu so với tiến bộ của xã hội cần phải phê phán và loại bỏ.
	- Dân tộc Việt Nam có nhiều phong tục hay và mang đậm bản sắc của người phương Đông. Có thể kể ra rất nhiều phong tục, tập quán của ngày tgết cổ truyền, của ngày giỗ tổ Hùng Vươngv.v
	3. Một số điều trong công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
	Nội dung một số điều như điều 30, Điều 31, Điều 13 cần được khai thác trong quá trình học sinh thi tìm hiểu truyền thống văn hóa của địa phương, của đất nước.
 III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên
	- Gợi ý nơi cần tìm hiểu, mục đích yêu cầu cần đạt, nội dung tìm hiểu, dự kiến những hướng sẽ thu hoạch sau tìm hiểu ( có thể phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh để chuẩn bị ).
	- Trao đổi với đội ngũ cán bộ lớp và giao nhiệm vụ cụ thể để cho các em trong công việc chuaanr bị.
	2. Học sinh
	- Lĩnh hội toàn bộ kế hoạch tìm hiểu từ giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ cán bọ lớp cùng nhau bàn bạc và xây dựng kế hoạch chuẩn bị ( cái gì , như thế nào, ai là người phhụ trách từng phân việc).
	- Cán bộ lớp phổ biến mục đích yêu cầu, nọi dung cần tìm hiểu để học sinh trong lớp biết và sẵn sàng chuẩn bị cho hoạt động.
	- Từng cá nhân học sinh thể hiện quyền của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu mà lớp, tổ phân công.
	- Mỗi tổ hình tghành một độ thi từ 2-3 người.
	- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ gắn với những nét văn hóa của địa phương mình.
	- Xây dựng một số câu hỏi cho hoạt động thi giữa các tổ. Có thể gợi ý một vài câu như sau:
	+ Làm thế nào để bạn có thể thu nhận được những thông tin về truyền thống văn hóa của địa phương và đất nước? Bạn có thể đưa ra những ý kiến của mình để lớp cùng trao đổi.
	+ Nếu có hành vi hoặc thái độ đi ngược lại truyền thống văn hóa của địa phương thì bạn sẽ làm gì?
	+ Hãy nói rõ quyền của học sinh trong việc tiếp nhận những thnôgn tin và đánh giá về truyền thống văn hóa của địa phương ,của dất nước.
	+ Hãy cho biết quê hương bạn có những truyền thống văn hóa nào hay nhất. Cho ví dụ cụ thể.
	+ v.v.
	- Cử chủ tọa chương trình.
	- Cử ban giám khảo.
 IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	Hoạt động “Tìm hiểu truyền thống văn hóa của địa phương”đựợc tiến hành duwois hình thưcs thi giữa các tổ. Cuộc thgi có thể diễn ra như sau:
	+ Chủ tọa chương trình mời các đội thi vào vị trí vủa mình, mời ban giám khảo lên làm việc.
	+ Yêu cầu mỗi đội thi trình bày phần tìm hiểu của đội mình. Sau phần trình bày, bann giám khảo công bố ddieemr cho từng đội.
	- Cuộc thi tiếp tục với phần trả lời một số câu hỏi do ban giám khảo đặt ra. Đôi nào có tín hiệu nhanh thì sẽ được quuyền trả lời trước. Nếu trả lời sai thgì không được điểm. Sau cùng, ban giám khảo tổng kết số điểm của từng đội và công bố trước lớp.
	Biểu diễnn văn nghệ với những tiết mục phản ánh những nét đẹp trong truyền thống văn hóa của địa phương và của đất nước.
	Nếu tổ chức trưng bày kết quả sưu tầm của học sinh thì hoạt động nayf có thể diễn ra như sau:Cả lớp quan sát tư liệu , tranh ảnh và chuẩn bị ý kiến đánh giá của mình; chủ tọa mời một vài bạn nêu nhận xét để trên cơ sở đó, ban giám khảo có ý kiến quyết định về kết quả của từng tổ.
 V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
	Yêu cầu mỗi học sinh viết một bản thu hoạch theo những mục sau đây:
	- Địa chỉ, nơi tìm hiểu
	- Những quan sát ghi nhận được sau khi tìm hiểu.
	- Nêu ý kiến đánh giá về giá trị những nét văn hóa của địa phương.
	- Kiến nghị về việc duy trì, phát triển tính bền vững của những truyền thống văn hóa ở địa phương.
Hoạt động 4
Nét dẹp văn hóa tuổi thanh niên
( 1 tiết )
 I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
	- Học sinh hiểu rõ nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên mà trong đó tuổi vị thành niên có nét đẹp văn hóa hóa riêng của mình; hiểu được các em có quyền phát biểu quan điểm của mình và thể hiện nét đẹp văn hóa đó.
	- Rèn luyện kĩ năng ứng xử có văn hóa trong hằng ngày ở nhà trường, trong gia đình và cộng đồng. Có kĩ năng phân tích, đánh giá nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên.
	- Có thái độ tôn trọng, lịch sư trong giao tiếp, trong học tập và hoạt động tập thể; không đồng tình với những hành vi biểu hiện thiếu văn hóa.
 II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
	1.Thế nào là nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên
	- Tuổi thanh niên là độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi.
	- Nét đẹp bvăn hóa của con người được thể hiện ở trình độ văn hóa, ở sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của loài người, ở thái độ giao tiếp ứng xử giữa người với người, ở sự hài hòa về tâm hồn và thể chất.
	- Nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên thề hiện ở sự tiếp tghu có chọn lọc, nhanh nhạy nắm bắt những tri thức mới của thời đại một cách chủ động tích cực và tự giác; thể hiện trong lối sống đẹp, có quan hệ trong giao tiếp hằng ngày; thể hiện ở ý thức luôn đấu tranh cho việc giữu gì và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, không băts chước một cách “la căng”.
	2. Làm thế nào để học tập và rèn luyện, phát huy và phát triển nét đẹp văn hóa tuổi thnah niên
	- Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong việc góp phần phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc, nâmg cao trình đôdj hiểu biết, rèn luện theo lối sống đẹp.
	- Có kế hhoạch rèn luyện cụ thể trong mọi mặt của đời sốgn hằng ngày để có theer trao dồi tri thức, năng cao phẩm chất đạo đức nhằm tránh được những ảnh hưởng tiêu cực từ phía xá hội.
	- Tham gia các hoạt đọng thực tiễn xã hội để có điều kiện hòa nhập cộng đồng,, hiểu thêm những nét văn hóa trogn xã hội , tích lũy kinh nghiệmm cho bản thân; tổ chức các hoạt động vuui chơi giải trí bổ ích như Điều 31 trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã qui định.
 III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên
	- Nghiên cứu nội dung hoạt động, xây dựng một số câu hỏi cho hội thi như sau:
	+ Theo bạn, những dáu hiệu nào biểu hiện nét đẹp văn hóa của tuổi thanh niên nói chung?
	+ Trong quan hệ tình bạn khác giới, theo bạn nên có cách ứng xử như thế nào là đẹp , là có văn hóa? Hãy nêu rõ quan đliểm của mình.
	+ Nét đep văn hóa của thah niên được thể hiện như thế nào tong trang phục hằng ngày? Thanh niên học sih là dân tộc thiểu số có quỳen được thể hiện trang phục của dân tộc mình khi tham gia vào các hoạt động tâp thể không?
	+ Thanh niên học sinh có trách nhiệm như thế nào trong viẹc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, giữ gìn nét đẹp văn hóa của lứa tuổi mình?
	+ Tích cực rèn luyện thân thể, học tập và tham gia các hoạt động xã hội chính là nét đẹp văn hóa của thanh niên. Bạn hãy bình luận ý kiến này.
	+ Có một tình huống như sau:
	Bố của Hoa là người dân tộc Tày. Hoa đuợc bố cho một bộ quàn áo của người Tày trông rất đẹp. Hoa rất thích. Hôm nay, lơpứ tổ chưc buổi trìh diễn trang phục các dân tộc của Việt Nam, Hoa đã mặc bộ quần áo đó. Lập tức, bạn Hương chê cười:Trông cái Hoa ăn mặc như một người dân tộc thực sự ,từ bây giờ hãy gọi nó là người thiểu số nhé.” Hoa bực lắm nói: “Đừng có mà coi thường, tôi có quyền mặc nó chứ!”
	Bạn có ý kiến gì về thái độ của bạn Hương? Hương đã vi phạm điều gì trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?
	- Định hướng cho học sinh tham gia vào công tác chuẩn bị: bàn bạc về cách thức tiến hành, phân côgn lực lượng chuẩn bị ( về nội dung, về tổ chức, về điều hành hoạt động, về nhiệm vụ của từng học sinh, về các điều kiện cơ sở vật chất.)
	2. Học sinh
	- Cán bội lớp bàn bạc về nội dung và hìh thức hoạt động, phân công công việc cho từng tổ , nhóm.
	- Thiết kế chương trình hội thi ( có tham kkhảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ toàn trường).
	- Tién hành các hoạt động chuẩn bị của cá nhân,nhóm, tổ: Chuẩn bị những gì? Ai chuẩn bị? Khi nào thì chuẩn bị là tốt nhất?
	- Có kế hoạch theo dõi kiểm tra công tác chuẩn bị của cá thành viên trong lớp để giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
	- Cử chủ tọa chương trình, cử thư kí, thành lập ban giám khảo gồm cả giáo viên và học sinh, chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.
 IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	Hoạt động có thể được tiến hành theo hình thức hội thi hoặc thảo luận tọa đàm. Sau đây là một số gợi ý về cách tiến hành hội thi.
	1. Chủ tọa tuyên bố lí do, giới thiệu chương tình hội thi, ban giám khảo hội thi và hai hội thi.
	2. Hai đội dự thi tự giới thiệu về đội mình.
	3. Tiến hành cuộc thi: Chủ tọa đọc câu hỏi, hai đội suy nghĩ một phút. Đội nào có tín hiệu trước thì được quyền trả lời. Ban giám khảo theo dõi đánh giá và cho điểm. Nếu không trả lời được thì đội kia trình bày ý kiến của mình. Nếu cả hai đội đều không trả lời được thì chủ tọa mời “khán giả” phía dưới trả lời thay. Mọi học sinh trong lớp đều có quyền tham gia trả lời câu hỏi. Cuộc thi diễn ra khoản 30 phút.
	4. Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo công bố điểm cho hai đội, trao phần thưởng ( nếu có ).
	5. Biểu diễn văn nghệ với một vài tiết mục đã chuẩn bị.
 V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
	- Cho học sinh nêu lên những hiểu biết của mình, nhất là kiến thức về quyền trẻ em trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và kiến thức về văn hóa nói chung.
	- Nhận xét về tinh thần thamm gia của học sinh, rút ra nhhững bài học kinh nghiệm cần thiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docThang 1.doc