Giáo án học kì II môn Toán Khối 10 sách Cánh diều

Giáo án học kì II môn Toán Khối 10 sách Cánh diều

+ Xác định được tình huống có vấn đề, thu thập, sắp xếp, giải thích thông tin, yêu cầu bài toán.

+ Lựa chọn và thiết lập được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề theo quy tắc cộng hay quy tắc nhân.

+ Phát hiện được sự khác biệt giữa quy tắc cộng và quy tắc nhân trong những tình huống thực tế.

+ Giải thích được việc lựa chọn quy tắc đếm nào để giải quyết bài toán.

+ Từ các trường hợp cụ thể, HS khái quát, tổng quát hóa thành các kiến thức về quy tắc cộng, quy tắc nhân.

Trình bày, diễn đạt, thảo luận và sử dụng được một cách hợp lí ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung liên quan đến quy tắc cộng, quy tắc nhân, sơ đồ cây.

 

docx 299 trang Người đăng Thực Ngày đăng 27/05/2024 Lượt xem 101Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì II môn Toán Khối 10 sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ: QUY TẮC CỘNG. QUY TẮC NHÂN. SƠ ĐỒ HÌNH CÂY
Môn\Hoạt động giáo dục: Toán 10
Thời gian: (04 tiết)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Vận dụng được quy tắc cộng và quy tắc nhân để tính toán số cách thực hiện một công việc hoặc đếm số phần tử của một tập hợp.
Vận dụng được sơ đồ hình cây trong các bài toán đếm đơn giản.
B. MỤC TIÊU
Năng lực
Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học thành phần gắn với bài học
Năng lực toán học thành phần
+ Xác định được tình huống có vấn đề, thu thập, sắp xếp, giải thích thông tin, yêu cầu bài toán.
+ Lựa chọn và thiết lập được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề theo quy tắc cộng hay quy tắc nhân.
Giải quyết vấn đề toán học
+ Phát hiện được sự khác biệt giữa quy tắc cộng và quy tắc nhân trong những tình huống thực tế.
+ Giải thích được việc lựa chọn quy tắc đếm nào để giải quyết bài toán.
+ Từ các trường hợp cụ thể, HS khái quát, tổng quát hóa thành các kiến thức về quy tắc cộng, quy tắc nhân.
Tư duy và lập luận toán học, Giao tiếp toán học
Trình bày, diễn đạt, thảo luận và sử dụng được một cách hợp lí ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung liên quan đến quy tắc cộng, quy tắc nhân, sơ đồ cây.
Giao tiếp toán học
+ Chuyển vấn đề thực tế về bài toán liên quan đến quy tắc đếm.
+ Sử dụng các kiến thức về quy tắc cộng, quy tắc nhân để giải bài toán.
+ Từ kết quả bài toán trên, trả lời được vấn đề thực tế ban đầu.
Mô hình hoá toán học, Giải quyết vấn đề toán học
+ Sử dụng máy tính cầm tay.
+ Sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ cây.
Sử dụng công cụ và phương tiện học toán
Phẩm chất:
- Chăm chỉ : Tích cực hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
- Trung thực: Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học:
Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, phấn, máy tính xách tay, máy chiếu, nội dung trình chiếu trên phần mềm trình chiếu.
2. Học liệu:
 Học sinh hoàn thành phiếu học tập, bảng nhóm. Phiếu học tập, dụng cụ học tập.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. Đặt vấn đề
 Mục tiêu: Giúp gây hứng thú cũng như tạo nhu cầu tìm hiểu, khám phá bài mới.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc cá nhân
Phương tiện dạy học: Trình chiếu hình ảnh rào chắn mảnh vườn
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của GV
Nhiệm vụ của HS

10 phút
Câu 1. Sơ đồ sau đây cho biết lich thi đấu của giải bóng đá UEFA Champions League 2020-2021 bắt đầu từ vòng tứ kết. Có bao nhiêu trận đấu của giải bóng đá UEFA Champions League 2020-2021 bắt đầu từ vòng tứ kết?
Câu 2. Gia đình bạn Quân đặt mật mã của chiếc khóa cổng là một dãy gồm 4 chữ số. Hỏi có bao nhiêu cách đặt mật mã với yêu cầu các chữ số phải đôi một khác nhau.

-Trình chiếu hình ảnh
+ Giáo viên đặt vấn đề thực tiễn cho học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời.
+ Giáo viên ghi nhận kết quả của học sinh và dẫn dắt vào nội dung bài học: Để kiểm tra kết quả câu trả lời của bạn có chính xác chưa? Các quy tắc nào giúp giải quyết những bài toán tương tự như vậy thì chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay ‘‘ Quy tắc đếm’’ .
- HS quan sát.
- HS tìm câu trả lời, tuy nhiên sẽ khó để giải quyết .
- Kết quả mong đợi:
+Số trận đấu của giải bóng đá UEFA Champions League 2020-2021 bắt đầu từ vòng tứ kết là: 
+ Tạo cho học sinh sự tò mò, hứng thú tìm ra câu trả lời.
+ Học sinh đứng trả lời nhanh kết quả và giải thích.
- Kết quả mong đợi:
 Học sinh trả lời kết quả theo suy nghĩ của mình ( có thể đúng hoặc sai)


HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: QUY TẮC CỘNG, QUY TẮC NHÂN
Hoạt động 2.1. Quy tắc cộng
Mục tiêu: Hình thành quy tắc cộng, HS nắm được quy tắc cộng và vận dụng giải được bài tập đơn giản.
Sản phẩm: Quy tắc cộng; ví dụ áp dụng.
Tổ chức thực hiện: Học sinh thảo luận cặp đôi (theo bàn)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của GV
Nhiệm vụ của HS

30
phút
I. Quy tắc cộng
HĐ1: phụ lục 1 

H1?: Có bao nhiêu cách chọn một địa điểm tham quan trong số các địa điểm được giới thiệu trong hai chương trình trên?

- Tìm câu trả lời
- HS làm việc cặp đôi (theo bàn).
- Kết quả mong đợi:
Có 11 cách chọn một địa điểm tham quan trong số các địa điểm được giới thiệu trong hai chương trình trên.
Quy tắc cộng: Một công việc được hoàn thành bởi một trong hai hành động. Nếu hành động thứ nhất có m cách thực hiện, hành động thứ hai có n (các cách thực hiện của cả hai hành động là khác nhau đôi một) thì công việc đó có cách hoàn thành.
Ví dụ 1: Bạn phương có 7 quyển sách Tiếng Anh và 8 quyển sách Văn học, các quyển sách là khác nhau. Hỏi bạn Phương có bao nhiêu cách chọn một quyển sách để đọc?

GV: Hướng dẫn HS tổng quát hóa để HS phát biểu được quy tắc cộng.
GV: Củng cố quy tắc bằng sơ đồ 
GV: Yêu cầu HS trình bày ví dụ 1
GV: Chuẩn hóa, chốt kiến thức
- HS suy nghĩ tìm câu trả lời
- Kết quả mong đợi:
Phát biểu quy tắc cộng.
- HS làm việc cặp đôi (theo bàn).
- Kết quả mong đợi:
VD1: Việc chọn một quyển sách để đọc là thực hiện một trong hai hành động sau:
+ Chọn một quyển sách Tiếng Anh: có 7 cách chọn.
+ Chọn một quyển sách Văn học: có 8 cách chọn.
Vậy có cách chọn một quyển sách để đọc.
Nhận xét: Tương tự, ta cũng có quy tắc sau:
Một công việc được hoàn thành bởi một trong ba hành động. Nếu hành động thứ nhất có m cách thực hiện, hành động thứ hai có n thực hiện, hành động thứ ba có cách thực hiện (các cách thực hiện của ba hành động là khác nhau đôi một) thì công việc đó có cách hoàn thành.
Ví dụ 2: Một quán bán ba loại đồ uống: trà sữa, nước hoa quả và sinh tố. Có 5 loại trà sữa, 6 loại nước hoa quả và 4 loại sinh tố. Hỏi khách hàng có bao nhiêu cách chọn một loại đồ uống?
GV: Hướng dẫn HS hoạt động mở rộng
GV: Yêu cầu HS trình bày lời giải phần VD2
GV: Chuẩn hóa, chốt kiến thức

HS thực hiện phần VD2
- Kết quả mong đợi:
Việc chọn một loại đồ uống là thực hiện một trong ba hành động sau:
+ Chọn một loại trà sữa: có 5 cách chọn.
+ Chọn một loại nước hoa quả: có 6 cách chọn.
+ Chọn một loại sinh tố: có 4 cách chọn.
Vậy có cách chọn một loại đồ uống.
Hoạt động 2.2. Quy tắc nhân
Mục tiêu: Hiểu được khái niệm quy tắc nhân và phân biệt được quy tắc cộng và quy tắc nhân. 
Sản phẩm: Quy tắc nhân, phân biệt được quy tắc cộng và quy tắc nhân, vận dụng giải được bài tập đơn giản.
Tổ chức thực hiện: Học sinh thảo luận cặp đôi (theo bàn)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của GV
Nhiệm vụ của HS

30
phút
II. Quy tắc nhân
HĐ2: phụ lục 2 

H2?: Hỏi gia đình bạn Thảo có bao nhiêu cách lựa chọn phương tiện để đi từ Lào Cai đến Thành phố Hồ Chí Minh, qua Hà Nội?

- Quan sát, tìm câu trả lời
- HS làm việc cặp đôi (theo bàn).
- Kết quả mong đợi:
Có 6 cách chọn lựa chọn phương tiện để đi từ Lào Cai đến Thành phố Hồ Chí Minh, qua Hà nội.
Quy tắc nhân: Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp. Nếu hành động thứ nhất có cách thực hiện và ứng với mỗi cách hành động thứ nhất có cách thực hiện hành động thứ hai thì công việc đó có cách hoàn thành.
Ví dụ 3: Trong hoạt động 1, nếu gia đình bạn Liên muốn chọn một địa điểm tham quan trong chương trình 1, sau đó đi tham quan tiếp một địa điểm trong chương trình hai thì có bao nhiêu cách chọn hai địa điểm trong ở hai chương trình khác nhau để tham quan?
GV: Hướng dẫn HS tổng quát hóa để HS phát biểu được quy tắc nhân.
GV: Củng cố bằng sơ đồ
H3? Phân biệt quy tắc cộng, quy tắc nhân
GV: Yêu cầu HS áp dụng quy tắc để trình bày lời giải cho ví dụ 3.
GV: Chuẩn hóa, chốt kiến thức
- HS suy nghĩ tìm câu trả lời
- Kết quả mong đợi:
Phát biểu quy tắc nhân 
- HS suy nghĩ tìm câu trả lời
- Kết quả mong đợi:
Quy tắc cộng: Một công việc được hoàn thành bởi một trong hai hành động. Quy tắc nhân: Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp.
- Kết quả mong đợi:
VD3: Việc chọn hai địa điểm ở hai chương trình khác nhau để tham quan là thực hiện hai hành động liên tiếp: chọn một địa điểm trong chương trình 1, sau đó chọn một địa điểm trong chương trình 2.
Có 4 cách chọn địa điểm tham quan trong chương trình 1.
Với mỗi cách chọn một địa điểm tham quan trong chương trình 1 sẽ có 7cách chọn địa điểm tham quan trong chương trình trình 2.
Vậy có tất cả cách chọn hai địa điểm tham quan ở hai chương trình khác nhau.

Nhận xét: Tương tự, ta cũng có quy tắc sau:
Một công việc được hoàn thành bởi ba hành động liên tiếp: Nếu hành động thứ nhất có m cách thực hiện; ứng với mỗi cách thực hiện hành động thứ nhất có n thực hiện hành động thứ hai; ứng với mỗi cách thực hiện hành động thứ hai có p thực hiện hành động thứ ba thì công việc đó có cách hoàn thành.
Ví dụ 4: Trong kinh doanh nhà hàng, combo là một hình thức gọi món theo thực đơn được kết hợp từ nhiều món ăn và đồ uống. Nếu nhà hàng có 5 món rau, 4 món cá và 3 món thịt thì có bao nhiêu cách tạo ra một combo? Biết mỗi combo có đầy đủ 1 món rau, 1 món cá và 1 món thịt.

GV: Hướng dẫn HS hoạt động mở rộng
GV: Yêu cầu HS trình bày ví dụ 3
GV: Chuẩn hóa, chốt kiến thức

- HS làm việc cặp đôi (theo bàn).
- Kết quả mong đợi:
VD4. Để tạo một combo ta thực hiện ba hành động liên tiếp: Chọn một món rau, chọn 1 món cá, chọn một món thịt.
Chọn 1 món rau: Có 5 cách chọn.
Chọn 1 món cá: Có 4 cách chọn.
Chọn 1 món thịt: Có 3 cách chọn.
Vậy có cách tạo ra một combo.
Hoạt động 2.3. Nhận dạng sơ đồ hình cây
Mục tiêu: Lập được sơ đồ hình cây từ các bài toán cho trước.
Sản phẩm: Sơ đồ hình cây do học sinh lập
Tổ chức thực hiện: Học sinh hoạt động cá nhân và nhóm
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của GV
Nhiệm vụ của HS

15 phút
III. Sơ đồ hình cây
Cho học sinh quan sat sơ đồ hình cây (Hình 5)
 Sơ đồ hình cây là sơ đồ bắt đầu tại một nút duy nhất với các nhánh tỏa ra các nút bổ sung.
Ta có thể sử dụng sơ đồ hình cây để đếm số cách hoàn thành một công việc khi công việc đó đòi hỏi những hành động liên tiếp.
Ví dụ 5: Bạn Hương có 3 chiếc quần khác màu: xám, đen, nâu nhạt và 4 chiếc áo sơ mi khác màu: hồng, vàng, xanh, tím. Hãy vẽ sơ đồ hình cây biểu thị số cách chọn:
a) 1 chiếc quần.
b) 1 chiếc áo sơ mi.
c) 1 bộ quần áo.

H1?: Từ sơ đồ hình cây (Hinh 5) cho biết có bao nhiêu cách chọn phương tiện đi từ Lao Cai đến Thành Phố Hồ Chí Minh, Qua Hà Nội.
H2? Quan sát Hình 5 cho biết một số đặc điểm của sơ đồ hình cây. Ta có thể áp dụng sơ đồ hình cây cho những bài toán nào?
Yêu cầu HS đọc đề ví dụ 5 và làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi trong ví dụ 5.
- Tìm câu trả lời
- HS làm việc cá nhân.
- Kết quả mong đợi:
 HS quan sát hình 5 và dựa vào đó hs trả lời được 6 cách
- Hs hoạt động theo nhóm
- Hs thảo luận kết quả đạt được.
- Hs đọc bài và thỏa luận nhóm
- Kết quả mong đợi:
a. Biểu thị số cách chọn một chiếc quần.
b. Biểu thị số cách chọn 1 chiếc áo sơ mi.
c. Biểu thị số cách chọn 1 bộ quần áo.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
Mục tiêu: Vận dụng được quy tắc cộng, q ... iảm 1 triệu đồng mỗi chiếc thì số lượng xe bán được trong một năm sẽ tăng thêm 200 chiếc. Vậy cửa hàng phải định giá bán mới là bao nhiêu để sau khi đã thực hiện giảm giá lợi nhuận thu về là cao nhất?
Bài toán 3: Chiếc cổng Arch ở thành phố St.Louis của Mỹ có hình dạng là một Parabol . Biết khảng cách hai chân cổng là 162m. Trên thành cổng, tại vị trí cao 43m so với mặt đất người ta thả một sợi dây chạm đất ( căng theo phương vuông góc với mặt đất). Vị trí chạm đất của đầu dây cách chân cổng A một đoạn 10m. Hãy tính chiều cao của cổng Arch?
c) Sản phẩm:
+ Các nhóm hoàn thành bài toán giáo viên giao vào vở và vào bảng phụ
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: 
+ Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu nhóm trưởng lên bốc thăm bài toán của nhóm mình.
+ Yêu cầu các nhóm hoàn thành nội dung bài toán trong thời gian quy định.
+ Chiếu nội dung bài toán của từng nhóm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Các nhóm nhận nhiệm vụ và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
+ Thảo luận trong nhóm và thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm mình.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Các nhóm cử thành viên trình bày sản phẩm của nhóm mình.
+ Các nhóm khác theo dõi và thảo luận.
+ Nhận xét, bổ sung cho nhóm khác.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ Giáo viên nhận xét hoạt động của học sinh: trình bày có khoa học không? Học sinh thuyết trình có tốt không? Học sinh giải đáp thắc mắc câu hỏi của các bạn khác có hợp lí không? Có lỗi sai về kiến thức không?
+ Giáo viên nhận xét sản phẩm của từng nhóm
+ Bổ sung những nội dung còn thiếu sót để hoàn thiện bài cho từng nhóm
+ Kết luận và cho điểm động viên các nhóm.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1.Tìm một số bài toán có nội dung thực tiễn liên quan đến hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai rồi tìm lời giải.
2. Làm một số bài tập sau:
Bài 1: Một cửa hàng cần thanh lý 1410 bộ quần áo. Biết mỗi ngày cửa hàng đó thanh lý được 30 bộ quần áo. Gọi x là số ngày cửa hàng đó đã thanh lý quần áo, y là số bộ quần áo cần thanh lý còn lại sau x ngày thanh lý.
a/ Cửa hàng còn lại bao nhiêu bộ quần áo cần thanh lý sau khi đã thanh lý được 5 ngày, 10 ngày, 25 ngày?
b/ Cửa hàng đó cần bao nhiêu ngày để bán hết số bộ quần áo cần thanh lý?
c/ Hãy lập công thức tính y theo x.
Bài 2: Do các hoạt động công nghiệp thiếu kiểm soát của con người làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng dần một cách rất đầy lo ngại. Các nhà khoa học đưa ra công thức dự báo nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất như sau . Trong đó: T là nhiệt độ trung bình mỗi năm (°C), t là số năm kể từ 1969. Hãy tính nhiệt độ trên trái đất vào các năm 1969 và 2019.
Bài 3: Rađa của một máy bay trực thăng theo dõi chuyển động của một ôtô trong 10 phút, phát hiện rằng vận tốc của ôtô thay đổi phụ thuộc vào thời gian bởi công thức (t tính bằng phút, v tính bằng km/h).
a. Tính vận tốc của ôtô khi t =5 phút.
Khi nào ô tô đạt vận tốc nhỏ nhất?
Ngày soạn:
Ngày dạy:
THỰC HÀNH PHẦN MỀM GEOGEBRA 
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
	+) Biết biểu diễn miền nghiệm của hệ BPT bậc nhất hai ẩn trên phần mềm
	+) Biết vẽ biểu đồ và tính các số đặc trưng đo xu thế trung tâm, đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm
	+) Biết vẽ các đường Conic
	+ Học sinh sử dụng máy tính bảng, hoặc máy tính xách tay có cài phần mền GeoGebra để vẽ đồ thị hàm số bậc hai. 
	+ Cài đặt được tham số a,b,c trên phần mền GeoGebra để quan sát sự thay đổi của đồ thị hàm số bậc hai
2. Về năng lực:
Năng lực
YCCĐ
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Năng lực tư duy và lập luận toán học
+) Học sinh có khả năng khái quát hóa các vấn đề đã học như hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, ba đường Conic, thống kê
+) Biết cách chuyển từ việc giải bài toán thông thường sang thực hành giải bằng phần mềm GeoGebra
Năng lực giải quyết vấn đề toán học
+) Học sinh sử dụng được phần mềm GeoGebra vào giải các bài toán đã học: hệ BPT bậc nhất hai ẩn, các đường Conic, thống kê và các vấn đề liên quan
Năng lực mô hình hóa toán học.
+) Dùng phần mềm Geogebra vẽ biểu đồ từ bảng số liệu thống kê
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực tự chủ và tự học
+) Học sinh chủ động tải phần mềm, sử dụng phần mềm trên cơ sở đã được học ở lớp dưới
+) Học sinh có khả năng thu thập và xử lí số liệu
+) Kết hợp giữa toán học và tin học
+) Chuyển các nội dung toán học vào phần mềm để giải quyết vấn đề. 
Năng lực giao tiếp và hợp tác
+) Học sinh trình bày, thực hành được ba bài toán sau: biểu diễn miền nghiệm của hệ BPT bậc nhất hai aane, vẽ Conic, vẽ biểu đồ, tính toán các số liệu thống kê. 
3. Về phẩm chất:
Trách nhiệm
+) Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Nhân ái
+) Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác. 
Chăm chỉ
+) Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. Thiết bị dạy học và học liệu: 
Giấy viết, SGK toán 10 tập 1 và tập 2
Máy chiếu, máy tính có cài đặt phần mềm Geogebra để chia lớp thành 4 nhóm thực hành. 
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 1, 2 
( gồm hoạt động 1 và hoạt động 2 ) 
Hoạt động 1: Biết biểu diễn miền nghiệm của hệ BPT bậc nhất hai ẩn trên phần mềm 
a) Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách sử dụng phần mềm để vẽ miền nghiệm của hệ BPT bậc nhất hai ẩn trên máy tính hoặc điện thoại. 
b) Nội dung:
- GV hướng dẫn HS các bước thực hiện một bài toán: biểu diễn miền nghiệm của hệ BPT bậc nhất hai ẩn
	+) Bước 1. Biểu diễn miền nghiệm của từng BPT trong hệ bằng cách nhật từng BPT vào ô nhập lệnh và bấm enter. 
	+) Bước 2. Miền nghiệm của hệ BPT là giao của các miền giao của từng BPT, tức là phần mặt phẳng được tô đậm hơn. 
Ví dụ 1. Biểu diễn hình học tập nghiệm của hệ BPT bậc nhất hai ẩn sau: 
 (*)
c) Sản phẩm:
 - Miền nghiệm của hệ bất phương trình trên máy tính. ( phần tô đậm hơn) 
Lưu ý: Đường nét liền thể hiện những điểm thuộc miền nghiệm và ngược lại, đườn nét đứt là những điểm không thuộc miền nghiệm. 
d) Tổ chứcthực hiện: PP dạy học theo nhóm, PP đàm thoại – gợi mở, đánh giá bằng phương pháp quan sát, vấn đáp, sản phẩm của nhóm	
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho 4 nhóm cùng thực hành: Biểu diễn miền nghiệm của hệ (*) trên phần mềm. 
Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, cử đại diện thao tác trên máy tính đã được chuẩn bị sẵn cho từng nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4: Giáo viên hoặc các nhóm khác nhận xét, đánh giá cho các nhóm
Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ và tính các số đặc trưng đo xu thế trung tâm, đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm
a) Mục tiêu: 
- Học sinh biết nhập bảng số liệu thống kê không ghép lớp vào phần mềm. 
- Vẽ biểu đồ thể hiện bảng số liệu thống kê đó
- Dùng phần mềm tính tổng tần số, số trung bình, phương sai, đệ lệch chuẩn, số trung vị, Môt,.. 
b) Nội dung:
Ví dụ 2. Cho bảng số liệu sau: 
Nhiệt độ (đơn vị: 0C) ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 03/6/2021 sau tám lần đo là 
27 26 28 32 34 35 30 28
Vẽ biểu đồ cột mô tả tần số và tìm số trung bình cộng, trung vị, tứ phân vị, phương sai, độ lệch chuẩn của mẫu số liệu trên. 
c) Sản phẩm:
- Các nhóm nhập được số liệu vào máy
- Các nhóm vẽ được biểu đồ: 
- Các nhóm tính được các số liệu như số n, số trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn,...
d) Tổ chứcthực hiện: PP dạy học theo nhóm, PP đàm thoại – gợi mở, đánh giá bằng phương pháp quan sát, vấn đáp, sản phẩm của nhóm
Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm
Bước 2: Các nhóm tiến hành thực hành độc lập
Bước 3: Báo cáo kết quả 
Bước 4: Nhận xét, kết luận của GV
Tiết 3
( hoạt động 3, 4) 
Hoạt động 3: Vẽ các đường Cônic
a) Mục tiêu: 
- Học sinh cách xác định (cách vẽ) của từng đường Conic cụ thể trong mặt phẳng. 
- Biết thực hành: Dùng phần mềm GeoGebra để vẽ Conic
b) Nội dung:
b.1) Giới thiệu một số nút công cụ vẽ cơ bản phục vụ cho tiết học
 nút di chuyển đối tượng được chọn
chọn điểm mới 
 vẽ đường thẳng đi qua hai điểm cho trước
 vẽ Elip khi biết hai tiêu điểm và một điểm nằm trên Elip
 Vẽ Hypebol khi biết hai tiêu điểm và một điểm nằm trên Hypebol
vẽ Parabol khi biết tiêu điểm và đường chuẩn
b.2) Hướng dẫn thực hành ba cách vẽ một đường Conic trên phần mềm
- Cách 1. Vẽ Conic dựa vào ba biểu tượng , , 
 ( Việc lấy các tiêu điểm, đường chuẩn có thể lấy tự do hoặc do giáo viên chỉ định ) 
- Cách 2. Vẽ Conic khi tiết tọa độ của các tiêu điểm, một điểm thuộc Conic hoặc biết phương trình đường chuẩn
Cụ thể: 
	+) Vẽ Elip khi biết hai tiêu điểm và một điểm thuộc elip
	 	Nhập lệnh: Elip((-c,0),(c;0),(m,n)) bấm enter
	+) Vẽ Hypebol khi biết hai tiêu điểm và một điểm thuộc elip
	 	Nhập lệnh: Hypebon((-c,0),(c;0),(m,n)) bấm enter
	+) Vẽ Prabol khi biết tiêu điểm và đường chuẩn 
	 	Nhập lệnh: Parabon((c,0),x-a=0) bấm enter
- Cách 3. Vẽ Conic khi biết phương trình chính tắc. 
+) Phương thức 1: Nhập trực tiếp Phương trình chính tắc của Conic vào ô nhập lệnh
Ví dụ:

+) Phương thức 2. Dùng thanh trượt để thay đổi giá trị của tham số, đồng thời quan sát sự thay đổi hình dạng của Conic. 
Bước 1. Tạo thanh trượt ( coi biến trên thanh trượt là tham số ) 
Bước 2. Nhập phương trình của Conic theo tham số 
Ví dụ 1. 
a) Trên mặt phẳng lấy ba điểm phân biệt, cố định và không thẳng hàng 
Vẽ Elip và Hypebol nhận làm hai tiêu điểm và đi qua điểm M
b) Trên mặt phẳng lấy một đường thẳng d và một điểm F không thuộc d cố định. Vẽ Parabol nhận F làm tiêu điểm và d làm đường chuẩn
Ví dụ 2. 
a) Vẽ Elip có hai tiêu điểm là và đi qua điểm 
b) Vẽ Hypebol biết PTCT là 
c) Vẽ Prabol tại các giá trị 
c) Sản phẩm:
Ví dụ 1. 



Ví dụ 2. 
d) Tổ chứcthực hiện: PP dạy học theo nhóm, PP đàm thoại – gợi mở, đánh giá bằng phương pháp quan sát, vấn đáp, sản phẩm của nhóm
Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm 
Bước 2: Các nhóm thực hành độc lập
Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá
Hoạt động 4: Vẽ đồ thị hàm số bậc hai
a) Mục tiêu: 
- Học sinh sử dụng máy tính bảng, hoặc máy tính xách tay có cài phần mền GeoGebra để vẽ đồ thị hàm số bậc hai. 
- Cài đặt được tham số a,b,c trên phần mền GeoGebra để quan sát sự thay đổi của đồ thị hàm số bậc hai
- Sử dụng kỹ năng về đồ thị hàm số bậc hai trên GeoGebra vào các tình huống thực tế. Thiết kế một cổng Parabol theo kích thước cho trước
b) Nội dung:
Giới thiệu một số nút công cụ vẽ cơ bản phục vụ cho tiết học
 nút di chuyển đối tượng được chọn
chọn điểm mới 
 vẽ đường thẳng đi qua hai điểm cho trước
Cách vẽ đường parabol có phương trình cho trước
c) Sản phẩm
- Các tệp GeoGebra để vẽ đồ thị
- Hình vẽ thiết kế cổng trào Parabol
- Báo cáo quy trình cài đặt và các thao tác trên máy tính xách tay có cài phần mền GeoGebra
d) Tổ chứcthực hiện: PP dạy học theo nhóm, PP đàm thoại – gợi mở, đánh giá bằng phương pháp quan sát, vấn đáp, sản phẩm của nhóm
Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm 
Bước 2: Các nhóm thực hành độc lập
Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Tìm một số bài toán có nội dung thực tiễn liên quan đến hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai rồi tìm lời giải.
2. Thiết kế một số cổng hình các đường conic ở nơi em sống hoặc học tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoc_ki_ii_mon_toan_khoi_10_sach_canh_dieu.docx