Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Nguyễn Thụy Yến Tuyết (Cả năm)

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Nguyễn Thụy Yến Tuyết (Cả năm)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Biết được tổ chức xã hội định hình đầu tiên của loài người là thị tộc, bộ lạc.

- Hiểu được ý nghĩa xuất hiện công cụ kim loại đối với đời sống con người.

- Biết được nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy.

2. Kĩ năng

- Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử cụ thể

3. Tư tưởng, tình cảm

- HS ý thức về tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau

- Ý thức về lòng kính trọng ông bà, cha mẹ.

 II. Tài liệu, thiết bị dạy học

- Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng Lịch sử 10, sgk, sgv

- Một số tư liệu có liên quan

 III. Tiến trình tổ chức dạy và học

1. Ổn định tổ chức (1ph)

2. Kiểm tra bài cũ (5ph)

- Trình bày sự xuất hiện loài người? nêu động lực thúc đẩy quá trình chuyển biến từ Vượn thành Người?

- Nêu những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới?

3. Giới thiệu bài mới (1ph)

 Khi người tinh khôn xuất hiện, tổ chức xã hội thị tộc được hình thành, đó là tổ chức xã hội thực chất, định hình đầu tiên của loài người. Vậy tổ chức xã hội đầu tiên này được hình thành như thế nào? Có vai trò gì trong xã hội?chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

4. Dạy và học bài mới

 

doc 212 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Nguyễn Thụy Yến Tuyết (Cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I 
 LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI 
NGHUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
CHƯƠNG I XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Tiết 1 Bài 1 SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI
VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY
Mục tiêu bài học
Kiến thức
Biết được nguồn gốc loài người và quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ, người tinh khôn.
Biết được những nét cơ bản về đời sống con người thời nguyên thủy và thời Cách mạng đá mới.
Hiểu được khái niệm đá cũ, đá mới
Kỹ năng
Quan sát, nhận xét tranh ảnh lịch sử
Phân tích các sự kiện lịch sử cụ thể
Tư tưởng, tình cảm
Học sinh ý thức được vai trò và tác dụng của lao động trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.
Tài liệu, thiết bị dạy học
Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng Lịch sử 10
Sách giáo viên, sách giáo khoa
Sách Lịch sử thế giới cổ đại,
Tiến trình tổ chức dạy học
Ổn định tổ chức (1ph)
Giới thiệu khái quát chương trình Lịch sử lớp 10 (2ph)
Giới thiệu bài mới (1ph)
Nguồn gốc con người vốn được chú ý nghiên cứu từ rất sớm nhưng mãi đến TK XVIII nó mới được nghiên cứu trên nền tảng của khoa học. Qua quá trình nghiên cứu của ngành Khảo cổ học, Nhân chủng học,đã khẳng định: Con người có nguồn gốc từ loài Vượn cổ. Vậy quá trình chuyển biến từ Vượn cổ thành người đã diễn ra như thế nào?chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Dạy và học bài mới
Thời gian
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung bài học
16ph
10ph
10ph
Hoạt động 1: Cá nhân
GV: Nêu một số câu chuyện kể về nguồn gốc của loài người như Lạc Long Quân – Âu Cơ, Nữ Oa (TQ), Thiên chúa tạo dựng loài người,
PV: Những câu chuyện trên đã phản ánh như thế nào về nguồn gốc loài người?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời
+ GV: Nhận xét, kết luận: Những mẩu chuyện trên thể hiện quan điểm của các dân tộc, tôn giáo về nguồn gốc của con người là do thượng đế sinh ra.
PV: Theo nghiên cứu của khoa học, con người có nguồn gốc từ đâu?
+ HS: Dựa vào SGK, trả lời
+ GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận: Loài người có nguồn gốc từ một loài Vượn cổ, GV nói về thuyết tiến hóa của Đac –uyn,
PV: Vượn cổ đã xuất hiện khi nào?có đặc điểm gì?
+ HS: Đọc sgk, trả lời
+ GV: Nhận xét, chốt ý, giảng giải:
• Nguồn gốc: Vượn cổ Đriôpithecus – Ramapithecus – Australopithecus
• Di cốt: tìm thấy ở nhiều nơi trong đó có cả ở Lạng Sơn (VN).
PV: Người tối cổ đã xuất hiện vào thời điểm nào? Cấu tạo cơ thể có điểm gì khác so với Vượn cổ?
+ HS: Dựa vào sgk, trả lời
+ GV: Nhận xét, chốt ý và giảng giải kết hợp hình 1 sgk/5: Dù đã là người nhưng người tối cổ vẫn chưa loại bỏ hết những vết tích vượn. Tuy nhiên, đây là bước tiến nhảy vọt trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người, là thời kì đầu tiên của lịch sử loài người.
PV: Nêu những nét cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần của Bầy người nguyên thủy?
+ HS: Dựa vào sgk, trả lời
+ GV: Nhận xét, chốt ý và giảng:
• Kĩ thuật đá cũ sơ kì
• Quá trình lấy lửa và giữ lửa, tác dụng của việc làm ra lửa.
PV: Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có ý nghĩa như thế nào?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời
+ GV: Nhận xét, kết luận: qua lao động con người tự cải biến, hoàn thiện mình hơn.
GV trích dẫn câu nói của Ăngghen: “Lao động sáng tạo ra con người và xã hội loài người”.
PV: Em hiểu như thế nào là tổ chức “Bầy người nguyên thủy”?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời
+ GV: Nhận xét, giải thích khái niệm
Hoạt động 2: Cá nhân
GV: dẫn nhập
PV: Người tinh khôn đã xuất hiện như thế nào?nêu đặc điểm cấu tạo cơ thể?
+ HS: Đọc sgk, trả lời
+ GV: Nhận xét, ghi bảng, giảng: 
• Sự ra đời của người tinh khôn đã chấm dứt quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
• Sự xuất hiện 4 đại chủng thế giới.
PV: Người tối cổ và Người tinh khôn có điểm gì giống và khác nhau?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời
+ GV: Nhận xét, lập bảng so sánh để HS nắm.
PV: Óc sáng tạo của người tinh khôn được thể hiện như thế nào?
+ HS: Đọc sgk, trả lời.
+ GV: Nhận xét, ghi bảng.
PV: Khi người tinh khôn xuất hiện, kĩ thuật chế tác công cụ có điểm tiến bộ gì?
+ HS: Dựa vào sgk, trả lời
+ GV: Nhận xét, kết luận, giảng:
• Kĩ thuật ghè 2 mặt của mảnh đá, kĩ thuật mài
• Chế tạo cung tên
è GV khẳng định: khi người tinh khôn xuất hiện đã làm thay đổi kĩ thuật chế tác công cụ, đặc biệt đã đưa loài người bước vào kỉ nguyên mới – thời đại đá mới.
PV: Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người là gì ?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời
+ GV: Nhận xét, kết luận
Hoạt động 3: Cá nhân 
PV: Thế nào là “cách mạng ”?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời
+ GV: Nhận xét, giải thích khái niệm: Cách mạng là một thuật ngữ, dùng để chỉ sự thay đổi cơ bản trong đời sống xã hội.
PV: Con người bước vào thời đá mới khi nào?
+ HS: Đọc sgk, trả lời
+ GV: Nhận xét, ghi bảng
PV: Trong thời đá mới, đời sống con người có sự tiến bộ như thế nào?
+ HS: Dựa vào sgk, trả lời
+ GV: Nhận xét, ghi bảng và giảng để HS hiểu rõ nguyên nhân làm thay đổi đời sống của con người thời đá mới là do sự tiến bộ của kĩ thuật chế tác công cụ lao động.
PV: Em có nhận xét gì về đời sống con người thời đá mới?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời
+ GV: Nhận xét, kết luận
PV: Tại sao gọi là cuộc cách mạng đá mới?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời
+ GV: Nhận xét, giải thích: gọi là cách mạng đá mới vì có sự thay đổi cơ bản trong kĩ thuật chế tác công cụ, làm xuất hiện các loại hình công cụ mới à thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế, văn hóa, tổ chức xã hội của người nguyên thủy.
1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy
a. Sự xuất hiện loài người
- Vượn cổ:
+ Nguồn gốc: do quá trình tiến hóa của sinh giới.
 + Thời gian tồn tại: khoảng 6-15 triệu năm trước
+ Đặc điểm: đứng và đi bằng 2 chân, 2 chi trước có thể cầm nắm và ăn hoa quả, củ và động vật nhỏ.
+ Địa điểm tìm thấy hóa thạch: Đông Phi, Tây Á, ĐNA
- Người tối cổ
+ Thời gian tồn tại: khoảng 4 triệu đến 4 vạn năm trước.
+ Đặc điểm: đã là người, đi đứng bằng 2 chân, tay khéo léo, thể tích sọ não lớn và hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não,
+ Nơi tìm thấy di cốt: Đông Phi, ĐNA, TQ, châu Âu,
b. Đời sống bầy người nguyên thủy
- Đời sống vật chất:
+ Biết chế tạo và sử dụng công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
+ Sống chủ yếu nhờ săn bắt, hái lượm.
+ Ở trong hang động, mái đá
+ Biết làm ra lửa để sưởi ấm và nướng chín thức ăn.
- Đời sống tinh thần: đã có ngôn ngữ và mầm mống tôn giáo, nghệ thuật nguyên thủy.
- Quan hệ hợp quần xã hội, sống từng bầy gồm 5-7 gia đình, không ổn định àBầy người nguyên thủy.
2. Người tinh khôn và óc sáng tạo
- Thời gian xuất hiện: 4 vạn năm trước
- Đặc điểm: có cấu tạo cơ thể như người ngày nay, thể tích sọ não lớn, tư duy phát triển.
- Nơi tìm thấy di cốt: ở khắp các châu lục.
- Óc sáng tạo thể hiện:
+ Cải tiến kĩ thuật chế tác công cụ: ghè sắc và mài nhẵn.
+ Chế tạo công cụ mới: lao, cung tên 
- Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người:
+ Do vai trò của quy luật tiến hóa
+ Vai trò của lao động đã tạo ra con người và xã hội loài người.
3. Cuộc cách mạng thời đá mới
- Cách đây 1 vạn năm con người bước vào thời cách mạng đá mới.
- Đời sống vật chất
+ Công cụ: đá mài, xương và sừng
+ Kinh tế: trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy kết hợp với săn bắn, hái lượm và làm đồ gốm, dệt vải, đan lưới đánh cá,...
- Đời sống tinh thần: ngôn ngữ, tôn giáo và nghệ thuật nguyên thủy phát triển.
è Đời sống tiến bộ, ổn định hơn trước.
Củng cố và dặn dò
Củng cố (1ph)
Vẽ sơ đồ quá trình chuyển biến từ Vượn cổ thành Người?
Nêu động lực của quá trình chuyển biến từ Vượn thành Người?
Dặn dò (1ph)
- HS học bài và chuẩn bị bài mới
Rút kinh nghiệm
 ...............................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 2 Bài 2 XÃ HỘI NGHUYÊN THỦY
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Biết được tổ chức xã hội định hình đầu tiên của loài người là thị tộc, bộ lạc.
Hiểu được ý nghĩa xuất hiện công cụ kim loại đối với đời sống con người.
Biết được nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy.
2. Kĩ năng
Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử cụ thể
3. Tư tưởng, tình cảm
HS ý thức về tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
Ý thức về lòng kính trọng ông bà, cha mẹ.
 II. Tài liệu, thiết bị dạy học
Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng Lịch sử 10, sgk, sgv
Một số tư liệu có liên quan
 III. Tiến trình tổ chức dạy và học
Ổn định tổ chức (1ph)
Kiểm tra bài cũ (5ph)
Trình bày sự xuất hiện loài người? nêu động lực thúc đẩy quá trình chuyển biến từ Vượn thành Người?
Nêu những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới?
Giới thiệu bài mới (1ph)
 Khi người tinh khôn xuất hiện, tổ chức xã hội thị tộc được hình thành, đó là tổ chức xã hội thực chất, định hình đầu tiên của loài người. Vậy tổ chức xã hội đầu tiên này được hình thành như thế nào? Có vai trò gì trong xã hội?chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Dạy và học bài mới
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
8ph
18ph
10ph
GV: dẫn dắt để học sinh hiểu sự ra đời của tổ chức thị tộc và bộ lạc là một tất yếu trong lịch sử XHNT.
Hoạt động 1: Cá nhân
PV: Thế nào là thị tộc?
+ HS: Dựa vào sgk, trả lời
+ GV: Nhận xét, chốt ý
PV: Trong thị tộc các thành viên có mối quan hệ với nhau như thế nào?
+ HS: Đọc sgk, trả lời
+ GV: Nhận xét, kết luận và giảng giải
• Quan hệ gia đình: con – cháu với ông bà,cha mẹ. Giáo viên có thể lấy ví dụ trong thực tế hiện nay để HS hiểu.
• Trong lao động: Hợp tác, cùng làm, cùng hưởng à nguyên tắc “cộng đồng” hay “nguyên tắc vàng” của XHNT.
PV: Theo em, các mối quan hệ trong thời thị tộc mẫu hệ có cần được phát huy trong thời đại ngày nay không? Tại sao?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời
+ GV: Nhận xét, kết luận: Các mối quan hệ trên cần phải phát huy, nhất là quan hệ trong gia đình.
PV: Em hiểu thế nào là bộ lạc? mối quan hệ của các thành viên trong bộ lạc như thế nào?
+ HS: Dựa vào sgk, suy nghĩ và trả lời
+ GV: Nhận xét, ghi bảng
PV: Thị tộc và bộ lạc có gì giống và khác nhau?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời
+ GV: Nhận xét, kết luận:
• Giống: đều có chung nguồn gốc tổ tiên
• Khác: Về qui mô và quan hệ trong lao động.
Hoạt động 2: Cá nhân và nhóm
GV: Dẫn nhập
PV: Trong giai đoạn đầu của XHNT người ta sử dụng công cụ lao động nào là chủ yếu?hiệu quả lao động như thế nào?
+ HS: Nhớ lại kiến thức, trả lời
+ GV: Nhận xét, kết luận: họ sử dụng chủ yếu công cụ đá, gỗ, xương, tre. Mặc dù kĩ thuật có sự cải tiến song vẫn không đáp ứng được yêu cầu lao động sản xuất.
PV: Để đáp ứng yêu cầu lao động, con người phải làm gì?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời
+ GV: Nhận xét, kết luận:: Nhu cầu sản xuất phục vụ đời sống con người ngày càng cao, trong khi công cụ sản xuất thời đồ đá không đáp ứng được. Do đó, con người đã đẩy mạnh việc tìm kiếm các nguyên liệu chế tác công cụ mới, có tính vượt trội hơn công cụ đá à công cụ kim loại ra đời.
PV: Các công cụ bằng kim loại đã từng bước xuất hiện trong lịch sử loài người như thế nào?
+ HS: Dựa vào sgk, trả lời
+ GV: Nhận xét, ghi bảng, giảng giải:
• Thời đại đồ đồng: Công cụ đồng ưu điểm và hạn chế của ... 
PV: Nêu ý nghĩa của phong trào công nhân ở nửa đầu TK XIX?
+ HS: Đọc sgk, trả lời.
+ GV: Nhận xét, ghi bảng.
1. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX
- Ở Pháp năm 1831, công nhân dệt ở thành phố Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Với khẩu hiệu "Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu !" à bị đàn áp. 
- Ở Anh, 1836- 1847 diễn ra "Phong trào Hiến chương" đòi tăng lương, giảm giờ làm có quy mô, tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt.
- Ở Đức, 1844 công nhân vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa, chống lại sự hà khắc của giới chủ.
- Ý nghĩa: đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.
20ph
Hoạt động 2: Cá nhân
GV: Đầu TK XIX, CNTB phát triển mạnh: một mặt đã sản xuất ra một khối lượng sản phẩm đồ sộ và tốc độ "đô thị hóa" tăn lên nhanh chóng, mặt khác cũng phơi bày những hạn chế của nó ...
PV: Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời trong hoàn cảnh nào?nội dung chính của CNXH không tưởng?
+ HS: Đọc sgk, trả lời.
+ GV: Nhận xét, chốt ý và giảng giải:
 ñNhững mặt trái của chủ nghĩa tư bản: sự bóc lột tàn nhẫn người lao động, công nhân sống cơ cực. 
ñNhững người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu và bóc lột. Tư tưởng đó là nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng mà đại biểu là: X. Xi-mông, S. Phuriê và Ô- oen.
ñ GV: yêu cầu HS giới thiệu tư liệu, hình ảnh của 3 nhà xã hội không tưởng. Sau đó GV giới thiệu thêm tư liệu, chân dung của X. Xi- mông, S. Phu-ri-ê, R. Ô-oen.
PV: Tại sao lại gọi trào lưu tư tưởng này là “CNXH không tưởng”?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời.
+ GV: Nhận xét, giải thích khái niệm “chủ nghĩa xã hội không tưởng”.
PV: CNXH không tưởng có điểm tích cực và hạn chế gì?
+ HS: Đọc sgk, suy nghĩ và trả lời.
+ GV: Nhận xét, chốt ý:
ñ Mặt tích cực của chủ nghĩa xã hội không tưởng: Nhận thức được mặt trái của chế độ tư bản là còn bóc lột tàn bạo người lao động, phê phán sâu sắc xã hội đó, dự đoán thiên tài tương lai.
ñ Hạn chế: không vạch ra lối thoát thực sự, không giải thích được bản chất của chế độ làm thuê trong xã hội tư bản, không thấy được lực lượng xã hội có khả năng xây dựng xã hội mới là công nhân.
PV: Nêu ý nghĩa và tác dụng của chủ nghĩa xã hội không tưởng?
+ HS: Dựa vào sgk, trả lời.
+ GV: Nhận xét, kết luận.
2. Chủ nghĩa xã hội không tưởng
- Hoàn cảnh:
+ GCVS bị bóc lột nặng nề.
+ Xuất hiện một số nhà tư tưởng tiến bộ trong giai cấp tư sản, họ mong muốn xây dựng xã hội mới tốt đẹp, không có áp bức, bất công. Đại biểu xuất sắc là Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
à CNXH không tưởng ra đời.
- Điểm tích cực và hạn chế của CNXH không tưởng:
+ Tích cực: phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán xã hội tương lai.
+ Hạn chế: không thấy được vai trò và sứ mệnh của GCCN, không đưa ra phương pháp đấu tranh đúng đắn.
- Ý nghĩa: là trào lưu tư tưởng tiến bộ, cổ vũ người lao động và tạo tiền đề cho CNXH khoa học ra đời.
5. Củng cố và dặn dò
a. Củng cố (1ph)
- Nêu ưu điểm và hạn chế của phong trào công nhân ở nửa đầu TK XIX ?
- CNXH không tưởng có điểm tích cực và hạn chế gì?
b. Dặn dò (1ph)
- HS học bài cũ và chuẩn bị bài mới: sưu tầm hình ảnh, tư liệu về C. Mác, Ph. Ăng-ghen và tổ chức Đồng minh những người cộng sản.
IV. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 48 Bài 37 MÁC VÀ ĂNG-GHEN. SỰ RA ĐỜI 
CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học, C. Mác và Ph. Ăng-ghen.
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (một số đoạn trích).
2. Kĩ năng
- Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: phong trào công nhân, phong trào cộng sản, chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa xã hội khoa học.
3. Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục cho học sinh lòng tin vào chủ nghĩa Mác, biết ơn với những người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học.
II. Tài liệu, thiết bị dạy học
- Sách chuẩn KT-KN lịch sử 10, sgk, sgv.
- Tranh ảnh, tư liệu về Mác, Ăng-ghen và tổ chức Đồng minh những người Cộng sản.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1ph)
2. Kiểm tra bài cũ (5ph)
- Trình bày những nét chính về phong trào công nhân ở nửa đầu TK XIX ? vì sao PTCN diễn ra mạnh mẽ nhưng thất bại?
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng đã ra đời như thế nào ?
3. Giới thiệu bài mới (1ph)
 PTCN ở nửa đầu TK XIX đã diễn ra rầm rộ, song cũng bộc lộ những nhược điểm lớn: PT chưa có một đường lối đấu tranh khoa học và chính xác, chưa có một tổ chức lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt. CNXH không tưởng không khắc phục được những hạn chế đó. Trong bối cảnh trên, XNXH khoa học do C. Mác và Ăng-ghen đề xướng đã ra đời, đặt cơ sở lí luận cho việc giải quyết các yêu cầu của GCCN. Vậy chủ nghĩa xã hội khoa học đã ra đời như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
4. Dạy và học bài mới
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
6ph
Hoạt động 1: Cá nhân
GV: Hướng dẫn học sinh đọc thêm và tìm hiểu một số vấn đề cơ bản:
1. Nêu tóm tắt tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của Mác, Ăng-ghen?tư tưởng của hai ông có điểm gì giống nhau?
2. Em có nhận xét gì về tình bạn của C. Mác và Ph. Ăng-ghen?
1. Buổi đầu hoạt động cách mạng của C. Mác và Ph. Ăng- ghen (đọc thêm)
30ph
Hoạt động 2: Cá nhân
GV: Để tạo điều kiện tuyên truyền CNCS vào PTCN, đặt sợi dây liên lạc giữa những nhà hoạt động XHCN à Mác, Ăng-ghen thành lập các ủy ban thông tấn Cộng sản, chuẩn bị cho sự ra đời của tổ chức Đồng minh những người Cộng sản.
PV: Tổ chức Đồng minh những người Cộng sản được thành lập như thế nào? Mục đích của tổ chức?
+ HS: Đọc sgk và trả lời.
+ GV: Nhận xét, bổ sung, ghi bảng và phân tích:
ñ C.Mác và Ăngghen liên hệ với một tổ chức bí mật là Đồng minh những người chính nghĩa. Đây là tổ chức của những người Đức lánh nạn chủ yếu là thợ may, về sau có thêm thợ thủ công phát triển từ Pháp, sang Anh, Đức
ñ Tháng 6/1847 tại Đại hội đồng minh những người chính nghĩa theo đề nghị của Ăng-ghen, tổ chức này quyết định đổi tên thành Tổ chức Đồng minh những người Cộng sản.
ñ Mục tiêu của tổ chức : “ lật đổ GCTS, thiết lập sự thống trị của GCVS ”
PV: Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” khác “Đồng minh những người Cộng Sản như thế nào”?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời.
+ GV: Nhận xét, kết luận: “Đồng minh những người chính nghĩa” là một tổ chức bí mật của cộng sản tây Âu, ủng hộ khuynh hướng hoạt động có tính chất âm mưu, còn “Đồng Minh những người Cộng sản” đề ra mục đích đấu tranh rõ ràng là lật đổ giai cấp tư sản, xác lập sự thống trị của giai cấp vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ.
PV: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản ra đời như thế nào? Nêu nội dung cơ bản của Tuyên ngôn?
+ HS: Đọc sgk, trả lời.
+ GV: Nhận xét, chốt ý và phân tích:
ñ Đại hội lần thứ hai của Đồng minh những người Cộng sản họp ở Luân Đôn (11/12/847) với sự tham gia của C.Mác và Ăngghen đã thông qua điều lệ của Đồng minh (GV giới thiệu ảnh 74 sgk/ 190)
ñ Tháng 2/1848 Tuyên ngôn Đảng cộng sản được công bố.
ñ Nội dung:
¶ Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa. Cần thành lập chính đảng và thiết lập chuyên chính vô sản, đoàn kết các lực lượng công nhân thế giới.
¶Dùng bạo lực để lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, kêu gọi quần chúng đứng lên làm cách mạng. "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại".
PV: Tại sao Mác, Ăng-ghen kêu gọi “vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời.
+ GV: Nhận xét, kết luận: chỉ có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh để GCVS thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình.
PV: Nêu ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Đảng cộng sản?
+ HS: Dựa vào sgk, trả lời.
+ GV: Nhận xét, chốt ý:
ñ Ý nghĩa của tuyên ngôn.
ñ Liên hệ tình hình hiện nay và vai trò của bản tuyên ngôn được đánh giá: "Cuốn sách mỏng đó đáng giá hàng tập sách. Tư tưởng của nó làm sống và làm hoạt động cho tới ngày nay toàn bộ giai cấp vô sản có tổ chức và chiến đấu của thế giới văn minh".
PV: Theo em, C.Mác và Ph. Ăng-ghen có vai trò gì trong tổ chức “Đồng minh những người Cộng sản”?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời.
+ GV: Nhận xét, kết luận để HS ghi nhớ.
PV: CNXHKH có sự tiến bộ hơn CNXH không tưởng như thế nào?
+ HS: Suy nghĩ, trả lời.
+ GV: Nhận xét, kết luận về tính tiến bộ của CNXHKH so với CNXH không tưởng để HS hiểu.
2. Tổ chức Đồng minh những người Cộng sản và Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
- Mác và Ăng-ghen tham gia tổ chức "Đồng minh những người chính nghĩa" à 1847 cải tổ thành "Đồng minh những người cộng sản"à chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế. 
- 2/1848, Tuyên ngôn Đảng Cộng sản ra đời, do Mác và Ăng-ghen soạn thảo. 
- Nội dung chính của TNĐCS:
+ Khẳng định sứ mệnh lịch sử của GCVS là lật đổ sự thống trị GCTS, xây dựng chế độ xã hội cộng sản. 
+ GCCN phải thành lập chính đảng của mình, thiết lập nền chuyên chính vô sản, đoàn kết các lực lượng công nhân trên toàn thế giới.
- Ý nghĩa của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản:
+ Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học.
+ Đánh dấu bước đầu kết hợp CNXHKH với PTCN. 
+ Là lí luận cách mạng soi đường cho GCCN thực hiện mục têu xây dựng CNCS trên toàn thế giới. 
5. Củng cố và dặn dò
a. Củng cố (1ph)
- Tổ chức Đồng minh những người Cộng sản được thành lập như thế nào, mục đích ?
- Nêu nội dung và ý nghĩa của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản?
b. Dặn dò (1ph)
- HS học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_nguyen_thuy_yen_tuyet_ca_nam.doc