Giáo án môn Đại số 10 nâng cao tiết 71, 72: Trình bày một mẫu số liệu

Giáo án môn Đại số 10 nâng cao tiết 71, 72: Trình bày một mẫu số liệu

TRÌNH BÀY MỘT MẪU SỐ LIỆU

1/ Mục tiêu:

 1. Kiến thức cơ bản: Đọc và hiểu được nội dung một bảng phân bố tần số - tần suất, bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp.

 2. Kỹ năng, kỹ xảo: Biết lập bảng phân bố tần số - tần suất từ mẫu số liệu ban đầu. Biết vẽ biểu đồ tần số, tần suất hình cột; biểu đồ tần suất hình quạt; đường gấp khúc tần số, tần suất để thể hiện bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp.

 3. Thái độ nhận thức: Thông qua khái niệm thống kê, mẫu số liệu và kích thước mẫu học sinh liên hệ với thực tế và từ thực tế có thể thiết lập một bài toán thống kê. Hiểu rõ hơn vai trò của thống kê trong đời sống.

 

doc 4 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 10 nâng cao tiết 71, 72: Trình bày một mẫu số liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Tiết ppct: 71,72
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
TRÌNH BÀY MỢT MẪU SỚ LIỆU
1/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức cơ bản: Đọc và hiểu được nội dung một bảng phân bố tần số - tần suất, bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp. 
 2. Kỹ năng, kỹ xảo: Biết lập bảng phân bố tần số - tần suất từ mẫu số liệu ban đầu. Biết vẽ biểu đồ tần số, tần suất hình cột; biểu đồ tần suất hình quạt; đường gấp khúc tần số, tần suất để thể hiện bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp.
 3. Thái độ nhận thức: Thông qua khái niệm thống kê, mẫu số liệu và kích thước mẫu học sinh liên hệ với thực tế và từ thực tế có thể thiết lập một bài toán thống kê. Hiểu rõ hơn vai trò của thống kê trong đời sống.
2/ Chuẩn bị phương tiện dạy học:
 a) Thực tiễn: Học sinh đã biết một số khái niệm liên quan đến thống kê.
 b) Phương tiện dạy học: Bảng phụ, máy tính bỏ túi.	
3/ Tiến trình tiết dạy:
 a) Kiểm tra bài cũ: (5') Khi điều tra số học sinh trong một lớp học của trường THPT Trần Quốc Toản, người ta thu được như sau: 
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10C
10CBA
10CBB
10CBD
44
44
40
40
34
40
44
42
34
 	Hãy chỉ ra: mẫu, kích thước mẫu và mẫu số liệu? 
 b) Giảng bài mới:
 Hoạt động 1: Bảng phân bố tần số - tần suất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
?: " Trên mẫu số liệu trên có bao nhiêu loại số liệu khác nhau? Mỗi loại xuất hiện bao nhiêu lần?"
· Số n1 = 2 gọi là tần số của giá trị x1.
· Yêu cầu học sinh tính các tần số của các giá trị còn lại.
?: "Để biết được tỉ lệ xuất hiện lớp có 34 học sinh trong 9 lớp ta tính như thế nào?
* Người ta thường viết tần suất dưới dạng %. 
· Yêu cầu học sinh tính các tần suất của các giá trị còn lại.
· Yêu cấu thực hiện hoạt động H1.
· Chú ý Có thể lập bảng phân số tần số - tần suất theo cột dọc.
TL: Có 4 loại số liệu khác nhau và x1 = 34 xuất hiện 2 lần, x2 = 40 xuất hiện 3 lần, x3 = 42 xuất hiện 1 lần, x4 = 44 xuất hiện 3 lần.
· Chú ý nghe, hiểu.
· Học sinh tính.
TL: Ta lấy 2 chia cho 9.
· Tính và ghi kết quả lên bảng phân số tần số - tần suất.
· Thực hiện hoạt động theo nhóm.
1/ Bảng phân bố tần số - tần suất:
 Số lần xuất hiện của mỗi giá trị trong mẫu số liệu được gọi là tần số của của giá trị đó.
 Có thể trình bày gọn bảng số liệu và tần số thành một bảng:
Giá trị (x)
x1
...
xm
Tần số (n)
n1
...
nm
N
gọi là bảng phân bố tần số.
 Tần suất fi của giá trị xi là tỉ số giữa tần số ni và kích thước mẫu N: fi = 
 Bổ sung thêm một hàng tần suất vào bảng phân bố tần số ta được bảng phân bố tần số - tần suất.
* Chú ý: Kích thước mẫu bằng tổng các tần số.
 Hoạt động 2: Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
· Giới thiệu về bài toán ví dụ: Để may đồ cho học sinh của một lớp, người thợ may đo chiều cao của từng học sinh. Nhưng không thể may theo từng số đo nên thợ may phân chia các học sinh thành từng nhóm có chiều cao gần nhau để may chung một kích thước.
· Yêu cầu học sinh đếm và thống kê lại số liệu tứng "lớp".
· Nêu ứng dụng của bảng phân bố trên.
· Yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động H2.
· Nghe và hiểu vấn đề.
· Thống kê số liệu.
· Nghe và liên hệ với thực tế.
· Thực hiện hoạt động theo nhóm.
2/ Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp:
 Ví dụ: Để chuẩn bị may đồng phục cho học sinh trong một lớp học, người ta đo chiều cao của 36 học sinh và thu được:
(Chiều cao của học sinh (đơn vị: cm)
158 152 156 168 160 170
166 161 160 172 173 150
167 165 163 158 162 169
159 163 164 161 160 164
159 163 155 163 154 161
 Xét bảng:
Lớp số đo chiều cao
(cm)
Tần số
Tần suất
(%)
[150; 156)
[156; 162)
[162; 168)
[168; 174]
6
12
13
5
16,7
33,3
36,1
13,9
Cộng
36
100%
 Bảng trên được gọi là bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp. Nếu trong bảng 4 bỏ cột tần số thì sẽ có bảng phân bố tần suất ghép lớp, bỏ cột tần suất thì sẽ có phân bố tần số ghép lớp.
 Hoạt động 3: Biểu đồ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
· Treo bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp:
Lớp
Tần số
[160; 162]
[163; 165]
[166; 168]
[169; 171]
[172; 174]
6
12
10
5
3
N = 36
· Nêu ý nghĩa của bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp.
· Treo bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp:
Lớp số đo chiều cao
(cm)
Tần suất
(%)
[150; 156)
[156; 162)
[162; 168)
[168; 174]
16,7
33,3
36,1
13,9
Cộng
100%
?: "Hai biểu đồ hình cột trên có đặc điểm nào khác nhau?".
 Bảng
· Nêu VD3 treo hình 5.1
?: "Độ rộng của mỗi cột so với mỗi lớp như thế nào?"
?: "Độ cao của mỗi cột so với tần số của mỗi lớp như thế nào?
· Yêu cầu học sinh so sánh số lớp và số cột.
· Yêu cầu học sinh nêu các bước vẽ biễu đồ hình cột. 
· Yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động H1.
 +Trong bảbg có mấy lớp?
 +Chiều cao của mỗi cột như thế nào?
_Hãy xác định giá trị trung điểm của mỗi lớp ở bảng 5
+Nêu các giá trị trung điểm đó
_Treo hình 5.3
_Hướng dẫn HS làm H4
_Nêu ý nghĩa việc vẽ biễu đồ hình quạt.
_Nêu VD5 
+So sánh diện tích mỗi hình quạt với tần suất
+Tìm góc ở tâm của mỗi hình quạt
Nêu chú ý trong sgk
· Quan sát, hình thành vấn đề.
· Chú ý nghe để thấy được vai trò của biểu đồ. 
TL: Một biểu đồ có khe hở ở giữa, một biểu đố không.
5 lớp (5 cột )
Chiều cao tương ứng với tần suất.
161,164,167,170,173
HS quan sát
HS phân nhóm tự làm H4
+Diện tích tỉ lệ thuận với tần suất
+Tần suất tỉ lệ thuận với tần số
+Diện tích tỉ lệ thuận với tần số
+Góc ở tâm của lớp I : 
3/ Biểu đồ :
 a) Biểu đồ tần số tần suất hình cột: 
 b) Đường gấp khúc tần số tần suất:
_Vẽ các đoạn M1M2, M2M3,M3M4,M4M5 ta được một đường gấp khúc.
_Nếu độ dài đoạn AiMi lấy bằng tần suất của lớp thứ I thì khi vẽ các đoạn M1M2, M2M3,M3M4,M4M5 ta được đường gấp khúc tần suất
c).Biểu đồ hình quạt
Biểu đồ hình quạt rất thích hợp cho việc thể hiện bảng phân bố tần suất ghép lớp.
Hình tròn được chia thành những hình quạt .Mỗi lớp được tương ứng với một hình quạt mà diện tích của nó tỉ lệ với tần suất của lớp đó. 
 Hoạt động 4:Hướng dẫn câu hỏi và bài tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Ta có kích thước mẫu N = ?
Chia thành 6 lớp
Tìm tần số của mỗi lớp
Tìm tần suất bằng công thức 
Gọi HS giải
N = 30
[ 36 ;43] ; [ 44 ;51 ] ; [ 52 ;59 ] ; 
 [ 60 ; 67 ] ; [ 68 ;75 ]; [ 76 ;83 ]
HS giải
Bài 4:
Lớp
Tần sô'
Tần suất (%)
[ 36 ;43]
[ 44 ;51 ]
[ 52 ;59 ]
[60 ; 67 ]
[ 68 ;75 ]
[ 76 ;83 ]
3
6
6
8
3
4
10
20
20
26,7
10
13,3
N=30
Bài 5:
Lớp
Tần sô'
Tần suất (%)
[ 1 ; 10 ]
[ 11 ;20 ]
[ 21 ;30 ]
[31 ; 40 ]
[ 41 ;50 ]
[ 51 ;60 ]
5
29
21
16
7
2
6,25
36,25
26,25
20
8,75
2,5
N=80
 c) Củng cố: Gọi HS nhắc lại các đơn vị kiến thức :tần số,tần suất,kích thước mẫu,các dạng biểu đồ.
 d) Bài tập về nhà:Làm các bài tập 6,7,8 trang 169

Tài liệu đính kèm:

  • docTu¬̀n 27 ti↑́t 71,72 trình bày m¬̃u s￴́ li↑̣u.doc