Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Bài 17: Phản ứng oxi hóa – khử

Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Bài 17: Phản ứng oxi hóa – khử

I-CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG

 Kiến thức

 Hiểu được:

- Phản ứng oxi hóa- khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố.

- Chất oxi hóa là chất nhận electron , chất khử là chất nhường electron.

- Sự oxi hóa là sự nhường electron , sự khử là sự nhận electron.

- Các bước lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hóa – khử , ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn.

Kĩ năng:

- Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử , sự oxi hóa và sự khử trong phản ứng oxi – khử cụ thể.

- Lập được phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử dựa vào số oxi hóa ( cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron).

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 9999Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Bài 17: Phản ứng oxi hóa – khử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết: 28, 29
Bài 17. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
I-CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
 Kiến thức
 Hiểu được:
Phản ứng oxi hóa- khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố.
Chất oxi hóa là chất nhận electron , chất khử là chất nhường electron.
Sự oxi hóa là sự nhường electron , sự khử là sự nhận electron.
Các bước lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hóa – khử , ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn.
Kĩ năng:
- Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử , sự oxi hóa và sự khử trong phản ứng oxi – khử cụ thể.
- Lập được phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử dựa vào số oxi hóa ( cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron).
II-TRỌNG TÂM
 Phản ứng oxi hóa – khử và cách lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử.
III – PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Đàm thoại gợi mở
- Giảng giải
- Gv đặt vấn đề
- Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.
IV- CHUẨN BỊ
- GV yêu cầu HS ôn tập các khái niệm sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa, chất khử và phản ứng oxi hóa khử đã học (THCS).
- Khái niệm oxi hóa, qui tắc xác định số oxi hóa ở bài 16.
V- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Hoạt động 1 
- Kiểm tra sĩ số lớp
- Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi:
+ Xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong: HNO3, H2SO4, Mg, MgO, NO2.
GV: Kêu 1HS lên trả bài Þ HS lên bảng làm.
2. Vào bài mới
GV dẫn ý vào bài mới
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
I – Định nghĩa
VD1: 
 + ® 
 ® +2e
Là quá trình oxi hóa Mg (sự oxi hóa Mg).
Hoạt động 2: Xét ví dụ 1 
- GV yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa sự oxi hóa ở lớp 8 Þ HS nhắc lại định nghĩa.
- GV lấy ví dụ: 
+ HS xác định số oxi hóa của magie và oxi trước và sau phản ứng.
+ HS nhận xét về sự thay đổi số oxi hóa của Mg, chỉ ra bản chất (nhường electron).
- GV đưa ra định nghĩa mới về sự oxi hóa. 
VD2: 
 + 2 ® + 
 + 2e ® 
Là quá trình khử (sự khử ).
Hoạt động 3: Xét ví dụ 2 
- GV yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa sự khử ở lớp 8.
- GV lấy ví dụ: 
+ HS xác định số oxi hóa của đồng trước và sau phản ứng.
+ HS nhận xét về sự thay đổi số oxi hóa của đồng, chỉ ra bản chất (nhận electron).
- GV đưa ra định nghĩa mới về sự khử.
Tóm lại:
- Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron (có số oxi hóa tăng)
- Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron (có số oxi hóa giảm)
- Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.
- Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.
VD3:
2 ´ 1e
2 + ® 2
VD4:
 + ® 2
VD5:
 + 2
VD 6:
 -3 +1 0 0 +1 -1
2NH3 + 3Cl2 Ò N2 + 6HCl
Như vậy: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng 
Hay phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
Hoạt động 4: Tóm lại nội dung 
- GV: 
+ Nhắc lại quan niệm cũ.
+Chỉ ra bản chất: 
° Chất khử, chất oxi hóa 
° Quá trình khử, quá trình oxi hóa.
+ Nêu định nghĩa.
Hoạt động 5: Xét ví dụ 3, 4, 5, 6 SGK. 
- GV cho HS hoạt động nhóm 
PHIẾU HỌC TẬP BÀI 17
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng.
 Mô tả sự chuyển electron và sự thay đổi số oxi hóa.
VD3:2Na + Cl2 ® 2NaCl
VD4:H2 + Cl2 ® 2HCl
VD5:NH4NO3 ® N2 + 2H2O
VD 6:2NH3 + 3Cl2 Ò N2 + 6HCl
+ HS so sánh các phản ứng (3), (4), (5) với các phản ứng (1), (2) về bản chất sự chuyển electron (và có sự thay đổi số oxi hóa) để rút ra định nghĩa mới về phản ứng oxi hóa – khử.
- GV lưu ý: Sự oxi hóa và sự khử là hai quá trình trái ngược nhau, nhưng diễn ra đồng thời trong một phản ứng. 
II – Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử.
1. Nguyên tắc 
Tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.
2. Các bước lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.
Ví dụ 1: Lập phương trình hóa học của phản ứng P + O2 ® P2O5 
a) Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng để tìm chất oxi hóa, chất khử.
 + ® 
Số oxi hóa của P tăng từ 0 đến +5 Þ P là chất khử. 
Số oxi hóa của O giãm từ 0 xuống -2 Þ O2 là chất oxi hóa. 
b) Bước 2: Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.
 ® + 5e (Quá trình oxi hóa)
 + 4e ® (Quá trình khử)
c) Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa, chất khử sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.
´ 4 ® + 5e
´ 5 + 4e ® 
d) Bước 4: Đặt các hệ số của chất oxi hóa, chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số của các chất khác có trong phương trình hóa học. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn tất việc lập phương trình hóa học của phản ứng. 
4P + 5O2 ® 2P2O5
Hoạt động 6: Rút ra nguyên tắc của phản ứng oxi hóa – khử. 
GV nói HS nghe và ghi nhận.
Hoạt động 7: Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử. 
- GV: Xét ví dụ 1 SGK.
+ HS xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng.
+ HS xác định chất oxi hóa, chất khử.
+ HS viết quá trình oxi hóa, quá trình khử.
- GV hướng dẫn HS cân bằng các quá trình oxi hóa, quá trình khử.
- GV hướng dẫn HS tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa, chất khử.
- GV hướng dẫn HS đặt các hệ số của chất oxi hóa, chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số của các chất khác có trong phương trình hóa học, kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố. 
Ví dụ 2: Lập phương trình hóa học của phản ứng
Fe2O3 + 3CO ® 2Fe + 3CO2
Hoạt động 8: GV hướng dẫn HS cân bằng phương trình hóa học của phản ứng ví dụ 2 SGK. 
III – Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn.
Là loại phản ứng phổ biến trong tự nhiên, có tầm quan trọng trong sản xuất và đời sống.
Hoạt động 9: Tìm hiểu ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn. 
GV dùng phương pháp đàm thoại gợi mở để HS tìm được những phản ứng oxi hóa – khử có ý nghĩa trong tự nhiên, trong đời sống và sản xuất hóa học.
Hoạt động 10: Củng cố. 
Nhắc lại nội dung bài vừa học:
- Thế nào là chất khử, chất oxi hóa.
- Thế nào là quá trình khử, quá trình oxi hóa.
- Thế nào là phản ứng oxi hóa – khử.
- Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập củng cố trong SGK từ bài 1, 2, 3, 4 trang 82, 83 ( 1.A, 2.D, 3.C, 4.C).
Hoạt động 11: Dặn dò 
GV: 
- Học bài cũ
- Xem bài mới: Bài 18 – Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ.
- Làm bài tập trong SGK còn lại trang 83.
HS: Ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an bai 17 Hoa 10.doc