I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: học sinh biết
- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A.
- Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là nguyên nhân dẫn đến sự tương tự nhau về tính chất hóa học của các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A.
- Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của khi điện tích hạt nhân tăng chính là nguyên nhân sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố
2. Kỹ năng:
- Dựa vào cấu hình electron suy ra cấu tạo nguyên tử, dự đoán tính chất hóa học cơ bản.
- Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Sở GD và ĐT ĐăkLăk Trường THPT Trần Quốc Toản GIÁO ÁN DẠY HỌC Tiết: 15 Bài 8: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: học sinh biết - Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A. - Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là nguyên nhân dẫn đến sự tương tự nhau về tính chất hóa học của các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A. - Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của khi điện tích hạt nhân tăng chính là nguyên nhân sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố 2. Kỹ năng: - Dựa vào cấu hình electron suy ra cấu tạo nguyên tử, dự đoán tính chất hóa học cơ bản. - Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p. II. CHUẨN BỊ: Bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ - Nguyên tố X thuộc chu kỳ 2, xác định các cấu hình electron lớp ngoài cùng có thể có của nguyên tử nguyên tố X? - Nhận xét sự biến đổi số electron lớp ngoài cùng. Hoạt động 2: - Các cấu hình electron lớp ngoài cùng có thể có của X chính là cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kỳ 2. - Giáo viên treo bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử nguyên tố nhóm A. - Nhận xét sự biến đổi số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố chu kỳ 3, 4. - Nhận xét về sự biến thiên cấu hình electron các nguyên tố nhóm A qua 1 chu kỳ? - Khi cấu hình electron lớp ngoài cùng biến đổi tuần hoàn thì ảnh hưởng gì đến tính chất hóa học của các nguyên tố ? - Kết luận. Hoạt động 3: - Nhận xét về tính chất hóa học của các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A? - Vì sao lại có sự tương tự nhau về tính chất hóa học của các nguyên tố cùng một nhóm A? - Lấy ví dụ với nhóm IA,IIA - Từ hai ví dụ trên các em có nhận xét gì? - Các nguyên tố s nằm ở vị trí nào trong bảng HTTH? Hoạt động 4: - Các nguyên tố nhóm VIIIA có điểm gì đặc biệt về tính chất hóa học? - Vì sao các nguyên tố nhóm VIIIA lại không tham gia phản ứng hóa học ở điều kiện thường? - Kết luận - Nhận xét số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm IA, dự đoán xu hướng của các nguyên tố nhóm IA trong các phản ứng hóa học? - Kết luận - Nhận xét số e lớp ngoài cùng xu hướng của các nguyên tố nhóm VIIA trong các phản ứng hóa học? - Kết luận Hoạt động 5: củng cố - Cố nội dung trọng tâm của bài học. - Nhắc học sinh về nhà học bài cũ và đọc bài mới. - Học sinh lên bảng. - Số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1→ 8. - Số electron lớp ngoài cùng cũng tăng dần từ 1→ 8. - Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử nguyên tố được lặp lại, ta nói chúng biến đổi một các tuần hoàn. - Do electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học nên khi cấu hình electron lớp ngoài cùng biến đổi tuần hoàn thì tính chất hóa học của các nguyên tố cũng biến đổi tuần hoàn. - Các nguyên tố hóa học thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau. - Vì các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cấu hình electron lớp ngoài cùng giống nhau . - Số thứ tự của nhóm A = số electron lớp ngoài cùng = số electron hóa trị. - Nhóm IA, IIA là các nguyên tố s, nhóm IIIA → VIIIA là các nguyên tố p (trừ He). - Các nguyên tố nhóm VIIIA đều là các khí trơ không tham gia phản ứng hóa học ở điều kiện thường. - Do nguyên tử các nguyên tố này đã bão hòa electron lớp ngoài cùng (8e hoặc 2e với He), đó là cấu hình bền vững. - Có 1electron lớp ngoài cùng nên trong các phản ứng hóa học nó thể hiện xu hướng nhường đi 1 electron để đạt được cấu hình bền của khí hiếm. - Có 7electron lớp ngoài cùng nên trong các phản ứng hóa học nó thể hiện xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình bền của khí hiếm. I. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần là nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của các nguyên tố. II. Cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố nhóm A 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử nguyên tố nhóm A - Trong cùng nhóm A, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố bằng nhau là nguyên nhân sự giống nhau về tính chất hóa học - Stt nhóm A = số electron lớp ngoài cùng = số electron hóa trị. - Nhóm IA, IIA là các nguyên tố s, nhóm IIIA → VIIIA là các nguyên tố p(trừ He). 2. Các nhóm A tiêu biểu: a. Nhóm VIIIA: - Là khí trơ không tham gia phản ứng hóa học ở điều kiện thường. - Có cấu hình electron lớp ngoài cùng đã bão hòa (8e hoặc 2e với He), đó là cấu hình bền vững. b. Nhóm IA: - Có 1e lớp ngoài cùng nên trong các phản ứng hóa học nó thể hiện xu hướng nhường đi 1 electron. - Các nguyên tố nhóm IA là các kim loại điển hình. VD: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 4Na + O2 → 2 Na2O 2Na + Cl2 → 2NaCl c. Nhóm VIIA: - Có 7electron lớp ngoài cùng dễ dàng nhận thêm 1 electron - Là các phi kim điển hình.
Tài liệu đính kèm: