Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 39 - 40: Hiđroclorua – Axit clohiđric và muối clorua

Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 39 - 40: Hiđroclorua – Axit clohiđric và muối clorua

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết:

- Cấu tạo phân tử, tính chất của hidroclorua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit HCl).

- Tính chất vật lí, điều chế axit clohidric trong PTN và trong CN.

- Tính chất, ứng dụng của 1 số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua.

- Dung dịch HCl là một axit mạnh có tính khử

2. Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất của axit HCl.

- Viết các pthh chứng minh tính chất hóa học của axit HCl.

- Nhận biết ion clorua.

- Tính nồng độ hoặc thể tích của dung dịch axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: DC: + Bình cầu, nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua, đèn cồn, giá TN.

HC: + NaCl khan, H2SO4 đặc, dung dịch AgNO3, quỳ tím, axit HCl.

- HS:

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2142Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 39 - 40: Hiđroclorua – Axit clohiđric và muối clorua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/01/2010
Ngày giảng: 14/01/2010
TIẾT 39 - 40: HIĐROCLORUA – AXIT CLOHIĐRIC
VÀ MUỐI CLORUA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
- Cấu tạo phân tử, tính chất của hidroclorua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit HCl).
- Tính chất vật lí, điều chế axit clohidric trong PTN và trong CN.
- Tính chất, ứng dụng của 1 số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua.
- Dung dịch HCl là một axit mạnh có tính khử
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất của axit HCl.
- Viết các pthh chứng minh tính chất hóa học của axit HCl.
- Nhận biết ion clorua.
- Tính nồng độ hoặc thể tích của dung dịch axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: 	DC: + Bình cầu, nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua, đèn cồn, giá TN.
HC: + NaCl khan, H2SO4 đặc, dung dịch AgNO3, quỳ tím, axit HCl.
HS:
III. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan, nêu vấn đề, nhóm nhỏ.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài.
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành: Y/c HS hoàn thành sơ đồ phản ứng sau và xác định vai trò các chất tham gia:
- GV ĐVĐ vào bài.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo phân tử và tính chất của hidroclorua.
* Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo và tính chất của hidroclorua khác với tính chất của axit HCl.
* Thời gian: 10p
* ĐDDH: Bình đựng khí HCl, chậu nước pha quỳ tím, ống thủy tinh vuốt nhọn, nút cao su.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV viết công thức phân tử của hidroclorua và y/c HS xác định cấu tạo của HCl.
HS thực hiện
Bước 2:
GV cho HS quan sát bình đựng khí HCl sau đó GV biểu diến thí nghiệm thử tính tan của HCl, y/c HS quan sát, giải thích các hiện tượng, kết hợp với SGK nêu tính chất vật lí của hidroclorua.
HS thực hiện
Kết luận:
* Cấu tạo phân tử: H - Cl
- Hợp chất CHT, phân tử có cực.
* Tính chất:
- Hiện tượng: Nước phun vào bình và chuyển thành màu đỏ
- Giải thích: Do HCl tan nhiều trong nước làm áp suất trong bình giảm nên nước phun vào bình chuyển thành axit làm đở quỳ tím.
- Hidroclorua là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của axit clohidric.
* Mục tiêu: HS nắm được tính chất và viết được các pthh minh họa các tính chất.
 * Thời gian: 20p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV cho HS quan sát lọ đựng axit HCl, y/c HS quan sát và kết hợp với SGK nêu tính chất vật lí của axit HCl.
HS thực hiện.
Bước 2:
GV thông báo: Axit HCl là một axit mạnh nên có đầy đủ tính chất của một axit. Y/c HS nêu tính chất chung của axit và viết các pthh minh họa cho tính chất của axit HCl.
HS thực hiện
Bước 3:
GV y/c HS xác định số oxi hóa của clo trong phân tử HCl từ đó cho biết ngoài tính axit ra axit HCl còn có tính chất gì nừa không?
HS thực hiện.
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS.
* Tính chất vật lí: Axit HCl là chất lỏng, không màu, mùi xốc. HCl đặc bốc khói trong không khí ẩm
* Tính chất hóa học:
- Làm đỏ quỳ tím
- Tác dụng với kim loại (trước hidro) → muối + H2:
 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 
- Tác dụng với oxit bazo → muối + H2O
 CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
- Tác dụng với bazo → muối + H2O
 NaOH + HCl → NaCl + H2O
- Tác dụng với muối của axit yếu → muối mới + axit mới
 CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
- Nguyên tử clo trong HCl có số oxi hóa là -1 (nhỏ nhất) nên HCl còn có tính khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh: MnO2, KMnO4 
4. Tổng kết và hướng dẫn HS học bài
GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài học
+ Hidroclorua khô không làm đổi màu quỳ, không tác dụng với kim loại, bazo, oxit bazo,muối.
HD HS làm BT 4, 6.
BTVN: 1, 2, 4, 5, 6, 7 SGK
Chuẩn bị tiết sau: 
+ Phương pháp được HCl trong PTN và trong CN
+ Tính chất muối clorua và phương pháp nhận biết ion clorua.
(Hết tiết 39)
(Tiết 40)
5. Khởi động
* Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú vào bài.
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành: 
- GV gọi 2 HS lên bảng:
	+ HS 1: Nêu tính chất hóa học của clo và viết các pthh.
	+ HS 2: Làm BT 6 SGK/106
6. Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp điều chế axit clohidric.
* Mục tiêu: HS nắm được phương pháp được axit HCl trong PTN và trong CN
* Thời gian: 15p
* ĐDDH: dung dịch AgNO3, HCl, NaCl
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu phương pháp điều chế axit HCl trong PTN. Tại sao trong phương pháp sunfat NaCl phải khan và axit H2SO4 phải đặc? Viết các pthh.
HS thực hiện
Bước 2:
GV giới thiệu phương pháp sx axit HCl trong CN, mô tả sơ đồ sx axit HCl. Y/c HS viết các pthh các phản ứng xảy ra.
HS thực hiện
Bước 3:
GV biểu diễn TN phản ứng NaCl và HCl với AgNO3, y/c HS quan sát, nhận xét hiện tượng viết pthh và rút ra phương pháp nhận biết ion clorua
HS thực hiện
Kết luận
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
* Trong PTN:
- Dùng phương pháp sunfat: cho NaCl khan tác dụng với H2SO4 đặc và đun nóng rồi hấp thụ vào H2O để thu được dung dịch axit HCl:
- Nhiệt độ cao hơn tao ra Na2SO4 và HCl
* Trong CN:
- Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn sau đó đốt H2 trong khí quyển Cl2:
 H2 + Cl2 2HCl
- Ngày nay trong CN người ta cũng sử dụng phương pháp sunfat.
7. Hoạt động 4: Tìm hiểu muối clorua và phương pháp nhận biết ion clorua.
*Mục tiêu: HS nắm được tính chất 1 số muối clorua và phương pháp nhận biết ion clorua
* Thời gian: 15p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu tính chất và ứng dụng của 1 số muối clorua.
HS thực hiện
Bước 2:
GV biểu diễn TN nhận biết muối clorua và axit HCl, y/c HS quan sát, nhận xét và rút ra phương pháp nhận biết ion clorua.
HS thực hiện
Kết luận
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
* Muối clorua
- Là muối của axit clohidric. Đa số các muối clorua tan nhiều trong nước, trừ AgCl không tan, CuCl, PbCl  it tan.
- Ứng dụng:
+ KCl làm phân kali
+ ZnCl2 chống mục
+ AlCl3 làm xúc tác trong tổng hợp hóa hữu cơ
+ BaCl2 làm thuốc trừ sâu
+ NaCl làm muối ăn, nguyên liệu sx các hóa chât 
* Nhận biết ion clorua
- Hiện tượng: Có kết tủa trắng
- Pthh: AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3 
 AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 
=> Vậy dung dịch AgNO3 là thuốc thử để nhận biết ion clorua (có kết tủa AgCl trắng)
8. Tổng kết và hướng dẫn HS học bài
GV nhấn mạnh ội dung trọng tâm bài học
+ Phương pháp điều chế HCl trong PTN và trong CN
+ Ứng dụng của muối clorua
+ Phương pháp nhận biết ion clorua
BTVN: 3, 5 SGK/106
Chuẩn bị bài sau: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo
+ Ứng dụng, tính chất, điều chế của nước Gia-ven và clorua vôi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 39 40 HCL.doc