Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 46: Luyện tập: nhóm halogen (t2)

Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 46: Luyện tập: nhóm halogen (t2)

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

Hs nắm vững:

 -Đặc điểm cấu tạo lớp ngoài cùng của các ngtử và cấu tạo phân tử của các đơn chất nguyên tố halogen

 -Vì sao các halogen có tính oxh mạnh, nguyên nhân của sự biến thiên tính chất của các đơn chất và hợp chất HX khi đi từ F đến I

 -Nguyên nhân tính sát trùng và tẩy màu của clorua vôi và nước Javel

 -Cách điều chế các đơn chất halogen, các hợp chất HX, nước Javel, clorua vôi

 -Cách nhận biết các ion Cl-, Br-, I-

2. Về kỹ năng:

 -Viết ptpư thể hiện tính chất hóa học

 -Giải các bài tập nhận biết. điều chế các đơn chất X2, hợp chất HX, dãy phản ứng

 -Giải một số bài tập tính toán

 - Giải bài tập trắc nghiệm nhanh

3. Về thái độ:

 -Yêu thích hóa học

 

doc 3 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2086Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 46: Luyện tập: nhóm halogen (t2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết chương trình: 46 Ngày soạn: 17/02/2011
Tên bài giảng:	 Ngày dạy:18/02/ 2011
LUYỆN TẬP: NHÓM HALOGEN(T2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
Hs nắm vững:
	-Đặc điểm cấu tạo lớp ngoài cùng của các ngtử và cấu tạo phân tử của các đơn chất nguyên tố halogen
	-Vì sao các halogen có tính oxh mạnh, nguyên nhân của sự biến thiên tính chất của các đơn chất và hợp chất HX khi đi từ F đến I
	-Nguyên nhân tính sát trùng và tẩy màu của clorua vôi và nước Javel
	-Cách điều chế các đơn chất halogen, các hợp chất HX, nước Javel, clorua vôi
	-Cách nhận biết các ion Cl-, Br-, I-
2. Về kỹ năng:
	-Viết ptpư thể hiện tính chất hóa học
	-Giải các bài tập nhận biết. điều chế các đơn chất X2, hợp chất HX, dãy phản ứng
	-Giải một số bài tập tính toán
 - Giải bài tập trắc nghiệm nhanh
3. Về thái độ:
	-Yêu thích hóa học
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
	- Bảng phụ, đề cương ôn tập chương
2.Học sinh:
	Ôn lại kiến thức toàn chương
III. Trọng tâm bài giảng:
	Củng cố và hệ thống hóa kiến thức bằng các bài tập hóa học
IV. Phương pháp:
	-Phát vấn, so sánh, đối chiếu, sử dụng bài tập hóa học
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
Hoạt động 1:
Treo bảng phụ có các câu hỏi 1,2,4
-Chia nhóm cho hs thảo luận và trình bày kết quả
HS 
-Chia nhóm
-Thảo luận và trình bày kết quả
III.Tính chất hoá học của hợp chất halogen
1.Axit halogenhidric có tính axit thay đổi như thế nào?
2.Trong các axit halogenhidric thí axit nào không được chứa trong lọ thuủy tinh?
3. Phương pháp điều chế nước Gia-ven và nước Clorua vôi ? 
4. Vì sao các muối NaClO và CaOCl2 có tính tẩy màu? 
IV.Phương pháp điều chế các đơn chất halogen:
 1.Trình bày phương pháp điều Flo, Clo,Brom, Iot?
Hoạt động 2:GV: cho Hs làm trong đề cương?
1.Độ axit của các axit halogenhiđric giảm dần theo thứ tự :
A. HF > HCl > HBr > HI
B. HCl > HI > HBr > HF
C. HF > HI > HCl > HBr
D. HI > HBr > HCl > HF
2. Nước Javel có tính tẩy màu là do
A. NaClO có tính oxh mạnh do có nguyên tử 
B. Phân hủy tạo ra clo nguyên tử có tính tẩy màu
C. NaClO phản ứng trực tiếp với chất màu
D. NaCl có tính oxh mạnh
3. Có 3 lọ đựng các dung dịch mất nhãn : HCl, NaCl, NaNO3. Hóa chất cần dùng và thứ tự thực hiện các thao tác để nhận biết các chất là
A. Dùng quỳ tím trước, AgNO3 sau
B. Dùng AgNO3 trước, quỳ tím sau
C. Dùng quỳ tím trước, NaOH sau
D. Cả A, B đều đúng
4. Để điều chế HCl trong PTN người ta cho
A. NaCl rắn tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc
B. Dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc
C. NaCl rắn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
D. Dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
5. Cho 5,6 g Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, thể tích H2 thu được (đkc) là
A. 22,4 lit
B. 3,36 lit
C. 1,12 lit
D.4,48 lit
HS 
-Chia nhóm
-Thảo luận và trình bày kết quả: D
2.A
3.D
4.A
5.A
-Yêu cầu HS lên bảng trình bày.
V.Bài tập trắc nghiệm:
1.Độ axit của các axit halogenhiđric giảm dần theo thứ tự :
D. HI > HBr > HCl > HF
2. Nước Javel có tính tẩy màu là do
A. NaClO có tính oxh mạnh do có nguyên tử 
3. Có 3 lọ đựng các dung dịch mất nhãn : HCl, NaCl, NaNO3. Hóa chất cần dùng và thứ tự thực hiện các thao tác để nhận biết các chất là
A. Dùng quỳ tím trước, AgNO3 sau
B. Dùng AgNO3 trước, quỳ tím sau
4. Để điều chế HCl trong PTN người ta cho
A. NaCl rắn tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc
5. Cho 5,6 g Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, thể tích H2 thu được (đkc) là
Giải : 
Fe+2HCl→FeCl2 + H2 
 nFe= 0,1 mol → 
nH2=0,1 mol
→VH2= 0,1.22,4=2,24 lit
Hoạt động 3:Củng cố
Bài tập củng cố : . Hoàn thành dãy pư (2đ)
4. Dặn dò
 Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
6. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet46luyentaphalogen.doc