Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 51: Lưu huỳnh

Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 51: Lưu huỳnh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết:

- Vị trí, cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.

- Tính chất vật lí: 2 dạng thù hình phổ biến (tà phương và đơn tà) của S, quá trình nóng chảy đặc biệt của S, ứng dụng.

HS hiểu:

- Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, với hidro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, với các chất oxi hóa mạnh).

2. Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của lưu huỳnh.

- Quan sát các TN hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất hóa học của S.

- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của S.

- Tính khối lượng S, hợp chất của S tham gia và tạo thành trong phản ứng.

 

doc 3 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1872Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 51: Lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/03/2010
Ngày giảng: 15/03/2010
TIẾT 51: LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
Vị trí, cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.
Tính chất vật lí: 2 dạng thù hình phổ biến (tà phương và đơn tà) của S, quá trình nóng chảy đặc biệt của S, ứng dụng.
HS hiểu:
- Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, với hidro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, với các chất oxi hóa mạnh).
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của lưu huỳnh.
- Quan sát các TN hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất hóa học của S.
- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của S.
- Tính khối lượng S, hợp chất của S tham gia và tạo thành trong phản ứng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: 	+ HC: Bột Fe, S, một bình O2
+ DC: Kẹp sắt, bộ giá thí nghiệm, thìa sắt, đèn cồn, giá ống nghiệm
HS:
III. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan, nêu vấn đề.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài.
* Thời gian: 5p
* Cách tiến hành:
Y/c một HS nêu tính chất hóa học của oxi, viết các pthh minh họa.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, cấu tạo và tính chất vật lí của oxi.
* Mục tiêu: HS nắm được vị trí, cấu tạo, tính chất vật lí cơ bản của oxi.
* Thời gian: 13p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
Từ nội dung phần khởi động, GV ĐVĐ vào bài. 
GV y/c HS dựa vào bth các nguyên tố hóa học cho biết vị trí của nguyên tố S, từ đó viết cấu hình electron của nguyên tử S.
HS thực hiện
Bước 2:
GV y/c HS nghiên cứu SGK và phân biệt 2 dạng thù hình của S: Sα và Sβ về cấu tạo tinh thể và tính chất vật lí của 2 dạng thù hình này.
HS thực hiện.
Bước 3:
GV biểu diễn TN ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của S: Trạng thái và màu sắc thay đổi theo nhiệt độ. Y/c HS dựa vào SGK giải thích sự biến đổi đó.
HS thực hiện
Kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS:
* Vị trí và cấu tạo: S thuộc nhóm VIA, chu kì 3, ô 16
* Cấu tạo:
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4 → có 6e lớp ngoài cùng
* Tính chất vật lí: 
- S có 2 dạng thù hình: Sα và Sβ 
+ Khối lượng riêng của Sα lớn hơn Sβ 
+ Nhiệt độ nóng chảy của Sα nhỏ Sβ 
+ Sβ bến nhiệt hơn Sα.
+ Sα và Sβ đều có cấu tạo từ vòng S8.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Nhiệt độ
Trạng thái
Màu sắc
Cấu tạo phân tử
<1130C
Rắn
Vàng 
Vòng S8, tinh thể Sα hoặc Sβ 
1190C
Lỏng
Vàng 
Vòng S8 linh động
1870C
Quánh nhớt
Nâu đỏ
Vòng S8 → chuỗi S8 → Chuỗi Sn 
4450C
Hơi
Da cam
Sn → S6; S4 
14000C
S2
17000C
S
- Chú ý: Để đơn giản, trong phản ứng hóa học dùng kí hiệu S mà không dùng S8.
 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của lưu huỳnh
* Mục tiêu: HS nắm được S vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
* Thời gian: 15p
* ĐDDH: Bột Fe, S, 1 bình oxi điều chế sẵn, đèn cồn.
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV ĐVĐ: Từ cấu hình electron và độ âm điện của S, em hãy nhận xét về số electron lớp ngoài cùng và cho biết khí nào S thể hiện tính oxi hóa, khi nào thể hiện tính khử?
HS thực hiện
Bước 2:
GV biểu diễn thí nghiệm phản ứng của Fe và O2 với S. Y/c HS quan sát nhận xét, viết PTHH và xác định vai trò của S trong phản ứng và kết luận chung về tính chất hóa học của S.
HS thực hiện
Kết luận:
GV nhận xét, bổ sung và chôt kiến thức cho HS
* Khi phản ứng với kim loại và hidro, S thể hiện tính oxi hóa, số oxi hóa giảm từ 0 → -2
- Tác dụng kim loại:
 Fe + S0 → FeS-2 
 H2 + S0 → H2S-2 => Slà chất oxi hóa (số oxi hóa giảm từ 0 → -2)
- Tác dụng với phi kim → oxit axit: 
 S+ 
 S + F2 → =>S là chất khử (số oxi hóa tăng từ 0 → +4 hoặc +6)
=> Khi tham gia phản ứng, S thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử, số oxi hóa giảm hoặc tăng.
 4. Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng, trạng thái tự nhiên và sản xuất S.
 * Mục tiêu: HS biết 1 số ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế S.
 * Thời gian: 7p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
Y/c HS n/c SGK tìm hiểu ứng dụng của S.
HS thực hiện
Bước 2:
GV y/c HS nghiên cứu SGK cho biết trạng thái của S và sản xuất S.
HS tực hiện
Kết luận
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
* Ứng dụng: - 90% S khai thác được dùng để sản xuất H2SO4.
 - 10% S còn lại dùng để lưu hóa cao su, sản xuất diêm, chất tẩy, thuốc trừ sâu
* Trạng thái tự nhiên: 
- Đơn chất: Trong các mỏ S.
- Hợp chất: Trong các muối sunfua, sunfat
* Sản xuất: 
- Nén nước siêu nóng (1700C) vào mỏ S làm nóng chảy và đẩy lên mặt đất. Sau đó S được tách ra khỏi tạp chất.
5. Tổng kết và hướng dẫn HS học bài
GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài học
+ Cấu tạo của nguyên tử S
+ Tính oxi hóa và tính khử của S.
HD HS làm bài tập 4, 5 SGK
BTVN: 1, 2, 3, 4, 5 SGK
Chuẩn bị bài mới: Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh
+ Tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh.
+ S có thể biến đổi trạng thái theo nhiệt độ.

Tài liệu đính kèm:

  • docLuu huynh.doc