Giáo án môn Lịch sử - Bài 1 đến bài 8

Giáo án môn Lịch sử - Bài 1 đến bài 8

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Giúp HS nắm được:

- Những đặc điểm lớn về điều kiện tự nhiên Quảng Trị.

- Quá trình hình thành và phát triển địa giới hành chính qua các thời kỳ.

 - Những nét chính trong đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội của tỉnh: Kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo. Một số ngành nghề được duy trì. Công nghiệp trong những năm cuối thế kỷ XX có phát triển song quy mô nhỏ. Đời sống văn hoá ở Quảng Trị phong phú, đa dạng. Người dân ở Quảng Trị có truyền thống hiếu học và đã sản sinh ra những người con ưu tú của quê hương.

2. Tưởng tưởng

 -Giáo dục niềm tự hào về truyền thống văn hoá, lịch sử của quê hương, ý chí vươn lên trong mọi điều kiện hoàn cảnh.

 - Kh¾c s©u nh÷ng phÈm chÊt, truyÒn thèng cña con ng­êi vµ quª h­¬ng Qu¶ng TrÞ, ®ã lµ sù bÒn bØ, dÎo dai, chÞu th­¬ng chÞu khã, nh©n hËu thuû chung, kiªn c­êng dòng c¶m, träng nh©n nghÜa, quý hiÒn tµi.

3.Kyí nàng

 

doc 68 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 3974Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử - Bài 1 đến bài 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY BÀI 1
QUẢNG TRỊ - MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI
(1tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Giúp HS nắm được:
- Những đặc điểm lớn về điều kiện tự nhiên Quảng Trị.
- Quá trình hình thành và phát triển địa giới hành chính qua các thời kỳ.
	- Những nét chính trong đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội của tỉnh: Kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo. Một số ngành nghề được duy trì. Công nghiệp trong những năm cuối thế kỷ XX có phát triển song quy mô nhỏ. Đời sống văn hoá ở Quảng Trị phong phú, đa dạng. Người dân ở Quảng Trị có truyền thống hiếu học và đã sản sinh ra những người con ưu tú của quê hương.
2. Tưởng tưởng
	-Giáo dục niềm tự hào về truyền thống văn hoá, lịch sử của quê hương, ý chí vươn lên trong mọi điều kiện hoàn cảnh.
	- Kh¾c s©u nh÷ng phÈm chÊt, truyÒn thèng cña con ng­êi vµ quª h­¬ng Qu¶ng TrÞ, ®ã lµ sù bÒn bØ, dÎo dai, chÞu th­¬ng chÞu khã, nh©n hËu thuû chung, kiªn c­êng dòng c¶m, träng nh©n nghÜa, quý hiÒn tµi.
3.Kyí nàng
	- Rèn luyện kỷ năng đọc bản đồ, kỷ năng phân tích, đối chiếu so sánh và nhận xét.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Bài giảng mang tính khái quát cao, do đó để giúp học sinh nắm và hiểu được giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
-Sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ hành chính Quảng Trị để xác định vị trí địa lý, quá trình hình địa giới hành chính Quảng Trị thông qua các mốc thời gian.
	-Về truyền thống lịch sử: Thông qua những phong tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với dân với nước, giáo viên nhấn mạnh đó là nét văn hoá đặc sắc thể hiện đạo lý " uống nước nhớ nguồn " của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân đân Quảng Trị nói riêng.
III. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU CẦN CHO BÀI HỌC
-Sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ hành chính Quảng Trị.
-Tranh ảnh, tư liệu về một số danh nhân lịch sử ở địa phương
- Tài liệu tham khảo: Ban chấp hành Đảng bộ Quảng Trị- Lịch sử Đảng bộ QuảngTrị-Tập I- NXBXCTQG- 1996; Cục Thống kê Quảng Trị- Quảng Trị trước thèm thế kỷ XX- Con số và sự kiện, Công ty in Thống kê và sản xuất bao bì Huế; Sở Giáo dục- Đào tạo Quảng Trị-Lịch sử giáo dục Quảng Trị, Xí nghiệp In Giáo dục Huế, 2002.
	IV. GỢI Ý THỰC HIỆN BÀI GIẢNG
1.Giới thiệu bài mới
Ngay từ xa xưa ông cha ta đã có công lao rất lớn trong việc dựng nước và giữ nước.Trong quá trình ấy, nhân dân Quảng Trị đã đóng góp một phần không nhỏ để tạo lập quê hương và đất nước Việt Nam.
2. Dạy và học bài mới
Mục 1- Điều kiện tự nhiên
	-Giáo viên dùng bản đồ hành chính Việt Nam hướng dẫn cho học sinh xác định vị trí địa lý tỉnh Quảng Trị hiện nay.
- Nêu rõ những đặc điểm lớn về điều kiện tự nhiên của Quảng Trị:
+ Địa hình
+ Sông ngòi
+ Tài nguyên thiên nhiên.
+ Khí hậu ở Quảng Trị khá khắc nghiệt, hạn hán lụt, bão thường xuyên xảy ra nhiều (theo SGK).
GV hỏi HS: Đặc điểm chính của điều kiện tự nhiên Quảng Trị là gì?
Mục 2- Địa giới hành chính
	Để xác định địa giới hành chính Quảng Trị trong buổi đầu tạo lập, GV chú ý những mốc lịch sử sau:
-Từ năm 179 TCN đến năm 192, Quảng Trị thuộc Quận Nhật Nam
-Từ năm 192 đến năm 1069 Quảng Trị thuộc vương quốc Chăm
-Từ năm 1075 đến năm 1306 Quảng Trị là đất của 2 nước Đại Việt và Chăm Pa,lấy Cửa Việt-sông Hiếu làm ranh giới.
-Từ năm 1307 đến năm 1400 Quảng Trị thuộc nước Đại Việt thời Trần.
GV xác định: Suốt hơn 3 thế kỷ(1075-1400) Quảng Trị là vùng địa đầu của nước Đại Việt. Trong suốt 300 năm giằng co của cuộc chiến tranh biên giới Việt-Chăm, người dân Quảng Trị đã nung nấu quyết tâm xây dựng và bảo vệ quê hương ngay từ buổi đầu tạo lập, góp phần cho sự ổn định về quốc phòng và an ninh Đại Việt.
	-Năm 1801, Nguyễn Ánh đặt tên dinh Quảng Trị. Năm 1832, tỉnh Quảng Trị thành lập.
-Sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), Quảng Trị bị chia cắt, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm ranh giới. Phía Bắc sông Bến Hải là huyện Vĩnh Linh, phía Nam sông Bến Hải là vùng địch tạm chiếm...
-Năm 1976, Quảng Trị nằm trong Bình Trị Thiên hợp nhất.
-Tháng 7 năm 1989, tỉnh Quảng Trị được lập lại.
GV sử dụng bản đồ hành chính Quảng Trị để giúp học sinh xác định 2 thị xã và 7 huyện trong toàn tỉnh hiện nay.
	GV hỏi HS: Quá trình hình thành địa giới Quảng Trị có những nét gì nổi bật? Hãy nêu những mốc chính về sự thay đổi địa giới hành chính Quảng Trị ?
Mục 3- Đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội
a.Về kinh tế
	-GV hỏi HS: Với vị trí và điều kiện tự nhiên ở Quảng Trị, em nào có thể cho biết kinh tế chủ yếu ở Quảng Trị là gì ?
-Sau khi HS trả lời, GV nhấn mạnh: Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước vốn có lâu đời ở nước ta. Đối với tỉnh Quảng Trị hiện nay sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng trong toàn tỉnh.
-GV hỏi và hướng dẫn HS trả lời: Bên cạnh nghề nông còn có các ngành nghề gì nữa mà em biết ? (nghề đánh bắt cá, nuôi cá, dệt vải, dệt chiếu mây, cói, đan lát chằm nón, làm muối, đúc đồng, rèn...)
- Gv có thể kể thêm một số làng nghề truyền thống ở tỉnh như: làng rèn (phường 3, Đông Hà), nghề đúc đồng (làng Phước Tuyền, Cam Thành, Cam Lộ), làng Bún (Cẩm Thạch, Cam An, Cam Lộ), nghề bông sợi, dệt vải (làng Lập Thạch, Đông Hà), làng rượu Kim Long, Hải Quế, Hải Lăng.
	-GV hỏi và hướng dẫn HS trả lời: Khi hàng hoá nông nghiệp và các ngành nghề thủ công được sản xuất ra nhiều đòi hỏi phải có vấn đề gì ? (đòi hỏi phải có sự giao lưu buôn bán giữa các vùng).
-GV khẳng định: Ở Quảng Trị chúng ta ngay từ xa xưa cũng như hiện nay đã có sự giao lưu buôn bán giữa các vùng và với nước bạn Lào. Các chợ mọc lên ở nhiều nơi: chợ Phiên ở xã Cam Thành, Cam Lộ. Chợ Kẻ Diên ở làng Diên Sanh, Hải Thọ, Hải Lăng. Chợ Sòng ở Cam An, Cam Lộ. Chợ Mai Xá ở Gio Mai, Gio Linh. GV có thể giới thiệu thêm về chợ Phiên theo tài liệu tham khảo 2.
- GV xác định vị trí các chợ Kẻ Diên, chợ Sòng, Mai Xá, Tùng Luật, chợ Phiên..
-Ngoài các chợ đó ra, có những chợ nào nữa mà em biết ?Hiện nay trung tâm buôn bán của tỉnh ta ở đâu ?
GV kết luận: Việc giao lưu buôn bán là kết quả tất yếu của sự phát triển sản xuất và thúc đẩy sản xuất phát triển.
-Về công nghiệp: GV trình bày như sách giáo khoa và hỏi HS: Em có nhận xét gì về kinh tế ở Quảng Trị ? Muốn quê hương ngày càng giàu đẹp, bản thân chúng ta phải làm gì ?
b.Văn hoá, xã hội 
GV có thể hỏi và hướng dẫn HS trả lời theo chuỗi câu hỏi sau:
- Trên mảnh đất Quảng Trị chúng ta có những dân tộc nào cùng chung sống?
- Văn hoá Quảng Trị được xây dựng trên cơ sở nào? 
- Người Quảng Trị chúng ta có những phong tục gì mà em biết?
- Ở làng em (địa phương em) có ngôi miếu, đình làng nào không? Những ngôi miếu, đình làng đó thờ ai? ...GV có thể giới thiệu thêm về miếu thờ Huyền Trân Công chúa theo tài liệu tham khảo 3.
Sau khi hướng dẫn và sửa chữa những câu trả lời của HS, GV chốt lại: Việc thờ cúng tổ tiên hoặc thờ những người có công với dân với nước là nét văn hoá đặc sắc của con người Việt chúng ta, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
- GV có thể phân biệt cho HS rõ những phong tục tập quán này khác với những tệ nạn mê tín dị đoan khác (xem bói, ma chay, đồng bóng...)
- Về tôn giáo: GV trình bày như sách giáo khoa và hỏi HS: Trên mảnh đất Quảng Trị chúng ta có những ngôi chùa và nhà thờ nào mà em biết?
- Về truyền thống hiếu học ở Quảng Trị: GV có thể trình bày trong sách giáo khoa. Qua đó khẳng định về truyền thống hiếu học của ông cha ta và động viên HS phải hết sức cố gắng trong học tập để sau này trở thành những người công dân hữu ích cho xã hội và quê hương. GVcó thể giới thiệu về vị tiến sĩ đầu tiên Bùi Dục Tài theo tài liệu tham khảo 1.
- Về văn hoá tinh thần: (tuỳ theo địa phương nơi trường đóng) GV có thể khai thác trong HS về các sinh hoạt văn hoá, các trò chơi dân gian trong các lễ hội mà hiện nay vẫn lưu truyền. Từ đó đi đến khẳng định: Đời sống văn hoá tinh thần của người dân Quảng Trị rất phong phú và đa dạng. 
	GV nhấn mạnh về những phẩm chất của con người quê hương Quảng Trị về những người con ưu tú của quê hương.
Sơ kết bài học
 GV khái quát lại vị trí địa lý, quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất, con người Quảng Trị. Nhấn mạnh những nét nổi bật về đời sống kinh tế, văn hoá Quảng Trị.
	HS làm việc với phiếu học tập (cá nhân hoặc nhóm)
	Lập bảng thống kê về sự thay đổi địa giới hành chính tỉnh Quảng Trị qua các thời kỳ:
Thời gian
Địa giới hành chính
Gợi ý về câu hỏi kiểm tra
- Quá trình hình thành địa giới hành chính Quảng Trị
- Những nét văn hoá đặc trưng của Quảng Trị
- Suy nghĩ của chúng ta khi sống trên mảnh đất này
	V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vị tiến sĩ đầu tiên ở Quảng Trị- Bùi Dục Tài
Sinh vào năm Đinh Dậu (1477) tại một vùng quê nghèo (Hải Tân - Hải Lăng), trong buổi đầu của xứ Ô - Lý mới trở về Đại Việt, nơi "đất đai hẻo lánh, phong tục chất phát, nhân dân thưa thớt, không thể so với châu Hoan, châu Ái". Nhưng với ý chí khổ học sau hơn 10 năm đèn sách, ông đã "sớm nêu sĩ vọng, đột phá khai khoa" xuất sắc vượt qua kỳ thi Hương (1501) rồi thi Hội, thi Đình (1502) để vinh hạnh nhận bằng Đệ nhị giáp tiến sĩ, được "sắc tứ vinh quy", được khắc tên vào bia ở Văn Miếu và được phong hàm thất phẩm. "Do có công ứng nghĩa, lại tài cao được thăng tá thị lang Bộ lại". Trước khi mất ông làm chức tham tướng, sau khi mất vua Lê Chiêu Tông truy tặng chức Thượng thư Bộ lễ. Học giả Dương Văn An ca ngợi ông: "Bùi Dục Tài về chính trị, văn chương xứng đáng làm bậc anh tài trong thiên hạ chứ đâu phải là bậc anh tài của riêng châu Ô". Nhà bác học Lê Quý Đôn khen ông "văn mạch một phương dằng dặc không dứt". Còn nhân dân thì chôn cất, thờ cúng ông trang trọng trong chùa lớn của làng với niềm kính yêu sâu sắc.
(Dẫn theo Lịch sử giáo dục Quảng Trị, Sở Giáo dục- Đào tạo Quảng Trị-Xí nghiệp In Giáo dục Huế, 2002).
2. Chợ Phiên Cam Lộ
Chợ Phiên Cam Lộ là một chợ lớn nhất nhì Trung Bộ trong các thế kỷ XV-XVII; do nhu cầu phát triển luồng buôn bán hàng hoá trên bộ dưới thuyền theo tuyến Cửa Việt- Cam Lộ- Ai Lao mà hình thành. Thị trường nội địa liên kết một cách sầm uất làm cho chợ Phiên trở thành trung gian giữa Cửa Việt và dinh Ai Lao. Thuyền buôn Nhật, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...vào Cửa Việt lên; thương nhân các bộ lạc: Lạc Hoàn, Vạn Tượng, miền Tây Thanh Nghệ từ Trấn Ninh, Quy Hợp qua cửa khẩu dinh Ai Lao về. Luồng thương nghiệp mạnh mẽ này đã tạo điều kiện để hình thành con đường chuyên chở hàng hoá (trâu, voi, hải sản, nông sản, kim loại, vũ khí...) và chính đó là tiền thân của con đường 9 ngày nay. Gọi là chợ Phiên vì chợ nhóm họp theo phiên (kỳ); cứ mỗi tháng có 6 phiên họp vào các ngày mồng 3, 8, 13, 23, 28 Âm lịch.
(Dẫn theo Di tích lịch sử Văn hoá tỉnh Quảng Trị- Sở Văn hoá- Thông tin- Bảo tàng Quảng Trị 1995, trang 239-240).
3. Miếu thờ Huyền Trân công chúa
	Ngôi miếu thờ nay nằm ở xóm Chùa, làng Kim Đâu thuộc xã Cam An, huyện Cam Lộ. Đó là ngôi miếu thờ Bà Huyền Trân công chúa- một nhân vật lịch sử đã nhận lời gả bán của 2 triều đại, đem tấm thân ngọc ngà để đổi lấy 2 châu Ô, Lý “vuông ngàn dặm” về cho dân tộc Việt vào đầu thế kỷ XIV. Người dân Cam Lộ, Đông Hà nói riêng, Quảng Trị nói chung thờ bà, tôn bà là một vị nhân  ... ọng đối với đồng chí Tổng Bí thư - vị lãnh tụ xuất sắc của Đảng ta qua cuộc đời hoạt động của Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn- Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Từ đó giáo dục đạo đức, lối sống hiện nay cho thế hệ trẻ.
3. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng tư duy lôgíc, khả năng phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
- Trong bài này có các khái niệm cần phải được làm rõ: Bí thư Xứ uỷ, Bí thư thứ nhất, Tổng Bí thư, Mác xít lênin nít, thực tế và thực tiễn, sức mạnh của thời đại, bạo lực cách mạng, quốc tế chủ nghĩa.
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện KHXH Việt Nam, Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 1992, các khái niệm trên như sau:
Bí thư: 1. Người được bầu ra để thay mặt Ban chấp hành lãnh đạo công việc hàng ngày trong một số chính Đảng hay đoàn thể (Bí thư chi bộ, Bí thư huyện đoàn, Bí thư Ban chấp hành Trung ương...)
 2. Cán bộ ngoại giao cấp bậc dưới tham tán phụ trách từng phần việc của Sứ quán như lễ tân, báo chí... và thường xuyên giao thiệp với các cơ quan hữu quan của các nước sở tại.
Tổng Bí thư: 1. Người đứng đầu Ban Bí thư Trung ương hoặc đứng đầu Uỷ ban Trung ương trong một số chính đảng.
Xứ: 1. Khu vực địa lý có chung một số đặc điểm tự nhiên hoặc xã hội nào đó ( người xứ Nghệ, xứ nóng..)
2. Đơn vị của giáo hội nhỏ hơn địa phận do một linh mục cai quản.
Xứ uỷ: Ban chấp hành Đảng bộ Xứ (Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ).
Do khuôn khổ của bài viết nên phần cống hiến cua bác Lê Duẩn đối với cách mạng Việt Nam và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế mang tính khái quát, lý luận. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy GV cần vận dụng vốn hiểu biết của mình và các tài liệu tham khảo để giúp học sinh hiểu rõ hơn những cống hiến của bác Lê Duẩn đối với cách mạng Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, với quê hương Quảng Trị; chú ý gắn những cống hiến của bác Lê Duẩn với từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Nếu có thể dẫn thêm một số mẩu chuyện lịch sử để làm phong phú thêm bài giảng.
III. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU CẦN CHO BÀI GIẢNG
 Đồng chí Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam - NXB Chính trị quốc gia - Xuất bản tháng 3-2002
Ban chấp hành Đảng bộ Quảng Trị- Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị, tập I (1930 - 1954)- Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội -1996.
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị-Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh-Lê Duẩn với cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Trị-Hà Nội 2002.
Ban chấp hành Đảng bộ Quảng Trị- Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị tập II ( 1954- 1975)- Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 1999.
	Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ-Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Trị -Tài liệu lịch sử địa phương Quảng Trị.
 	Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ-Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Trị -Tài liệu hứong dẫn giảng dạy lịch sử địa phương Quảng Trị. 
 Lịch sử Đảng bộ các huyện, thị xã.
IV. GỢI Ý THỰC HIỆN BÀI GIẢNG
1. Giới thiệu bài mới
Trước khi đi vào bài mới, GV xác định mục tiêu, gây hứng thú học tập cho HS, giúp các em định hướng sự chú ý vào nội dung cơ bản của bài. Có nhiều cách vào bài, cũng có thể gợi ý như sau: Quảng Trị, mảnh đất anh hùng đã đi vào lịch sử dân tộc với bao chiến công hiển hách. Trên mảnh đất này cũng đã sinh ra những người con ưu tú với những cống hiến to lớn trong sự nghiệp cách mạng- tiêu biểu là bác Lê Duẩn. Cuộc đời cách mạng mà bác Lê Duẩn đã trải qua như thế nào? Bác đã có những cống hiến gì cho cách mạng Việt Nam, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế?
Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó.
2. Dạy và học bài mới
Mục I - Vài nét về tiểu sử
	GV hướng dẫn HS đọc SGK và lập bảng niên biểu về cuộc đời hoạt động của bác Lê Duẩn theo mẫu sau:
Thời gian
Hoạt động chức vụ
	- Cho học sinh đọc phần I ( vài nét về tiểu sử). Sau khi học sinh đọc xong giáo viên làm rõ các ý sau:
- Làm rõ mối quan hệ: Quê hương, gia đình của đồng chí. Nêu được gia đình lao động, có truyền thống yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, đồng chí thuộc lớp người đầu tiên hưởng ứng lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
- Tham gia cách mạng khi còn trẻ, trở thành lớp đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương. (Giáo viên cần căn cứ tình hình kinh tế, chính trị, bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế bấy giờ tác động đến bản thân đồng chí Lê Duẩn để giúp bài giảng sinh động).
- 2 lần bị thực dân Pháp bắt giam và trải qua 10 năm (1931-1936; 1940- 1945) trong các nhà tù Hoả Lò, Sơn La, Côn Đảo của thực dân, đồng chí vẫn luôn giữ vững ý chí kiên trung bất khuất của người cộng sản.
- Trải qua các cương vị: Uỷ viên Ban Tuyên huấn của Xứ uỷ Bắc Kỳ (1931), Bí thư Xứ uỷ Trung kỳ (1937), Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1951), Bí thư Trung ương Cục Miền Nam (1946-1954), Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam (1960) rồi Tổng Bí thư của Đảng khoá IV, khoá V ( 1976 và 1982) Là đại biểu quốc hội từ khoá II đến khoá VII. (Khi giảng phần này giáo viên cần làm rõ các khái niệm về từng chức vụ cho học sinh hiểu).
Hỏi: Em hãy nêu vài nét về tiểu sử của bác Lê Duẩn. 
Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét củng cố phần I.
Mục II - Những cống hiến của bác Lê Duẩn với cách mạng Việt Nam, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (trọng tâm của bài).
Gọi học sinh đọc phần II. Sau đó giáo viên cần tập trung làm rõ các ý sau:
1. Đối với phong trào cách mạng Việt Nam 
a. Với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc
GV hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu những cống hiến của bác Lê Duẩn đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc qua các thời kỳ:
- Từ 1928-1935: Với cương vị Uỷ viên Tuyên huấn Xứ uỷ Bắc kỳ, Bác đã:
+ Tích cực tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân.
+ Tuy bị bắt và bị đày ải trong các nhà tù khét tiếng tàn bạo của kẻ thù, bác vẫn kiên trung, bất khuất, một lòng trung thành với lý tưởng của Đảng, với sự ngiệp cách mạng.
- Từ 1936-1939: 
+ Với cương vị là Bí thư Xứ uỷ Trung kỳ, Bác đã lãnh đạo phong trào đấu tranh dân chủ ở miền Trung.
+ Cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng thành lập Mặt trận phản đế Đông Dương...
- Từ 1945-1954:
+ Lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng chiến
+ Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc...
- Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước:
+ 1954-1957: Trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng miền Nam, viết bản Đề cương cách mạng miền Nam.
+ Góp phần quan trọng đề ra đường lối cách mạng của cả nước
Cuối cùng, GV kết luận: Sớm giác ngộ cách mạng và sớm trở thành người lãnh đạo xuất sắc của Đảng; trong mọi hoàn cảnh, dù ở cương vị nào bác Lê Duẩn cũng thể hiện là một con người tài ba, lỗi lạc, có những đóng góp quan trọng cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
b. Với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Từ khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất cả nước cùng tiến lên CNXH đồng chí đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm xác định và hoàn chỉnh đường lối cách mạng XHCN ở nước ta trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu, tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Chẳng hạ như vấn đề công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa; đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn; tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng; nắm vững chuyên chính vô sản...
Hỏi: Em hãy nêu những cống hiến của BácLê Duẩn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta? 
Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét để củng cố phần 1 mục II.
* Bác Lê Duẩn với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
	Tập trung làm rõ các ý sau:
-Bác là người con trung thành của nhân dân Việt Nam đồng thời là người có tinh thần quốc tế trong sáng; thể hiện: sự trung thành vô hạn với chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; góp phần tạo mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới (ở phần này yêu cầu giáo viên triển khai thêm những mẩu chuyện nhỏ về đồng chí Lê Duẩn mà giáo viên nắm được). 
	+ Góp phần củng cố tình đoàn kết giữa các lực lượng hoàn bình và tiến bộ trên thế giới; tình đoàn kết chiến ba nước Đông Dương và giữa các Đảng và các nước XHCN.:
- Cuộc đời hoạt động lâu dài và phong phú của đồng chí Bác để lại cho chúng ta một tấm gương vô cùng quý báu.
+ Làm rõ: trong quá trình hoạt động cách mạng bác Lê Duẩn luôn thể hiện là con người tài năng, đức độ gắn bó mật thiết với nhân dân.
+ Bác luôn coi trọng tổng kết kinh nghiệm quần chúng và từ những kinh nghiệm quý báu đó đề ra các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Mục III- Bác Lê Duẩn với quê hương Quảng Trị
Gọi học sinh đọc mục III, sau đó giáo viên làm rõ các ý:
- Ngoài việc trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở Quảng Trị trong những năm 1936 - 1939, sau này ở các cương vị công tác khác nhau dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, dù bận biết bao công việc, tuy không có dịp về thăm quê nhưng Bác luôn hướng trái tim về nơi chôn nhau cắt rốn, Bác luôn theo dõi sát những bước trưởng thành của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Quảng Trị.
- Tình cảm của Bác đối với quê hương Quảng Trị không chung chung mà cụ thể, mỗi lần có dịp về thăm quê hương bác thăm hỏi từng cụ già, em nhỏ, xem xét từng gốc mít, bờ tre, ruộng lúa. Bác căn dặn các bác lãnh đạo tỉnh và nhân dân tỉnh Quảng Trị phải nỗ lực xây dựng quê hương giàu đẹp, một xã hội giàu tình thương và lẽ phải.
- Những tình cảm đó luôn in đậm trong trái tim mỗi người dân Quảng Trị.
Hỏi: Tình cảm của bác Lê Duẩn đối với quê hương Quảng Trị như thế nào?
Sơ kết
- Bác Lê Duẩn người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều năm là Tổng Bí thư của Đảng, đã cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và đưa cả nước đi lên CNXH.
- Người chiến sĩ trong sáng trong phong trào cộng sản quốc tế, người cộng sản kiên cường suốt đời phục vụ nhân dân. Là một người chân thành và giản dị, chiến đấu mưu lược và gan dạ, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình cho tình thương và lẽ phải Đó là tấm gương để chúng ta noi theo.
Gợi ý câu hỏi kiểm tra
- Em hãy nêu những phẩm chất đáng quý của bác Lê Duẩn - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến?
- Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị thể hiện tình cảm với bác Lê Duẩn như thế nào?
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bác Lê Duẩn với Quảng Trị: " Đối với tất cả chúng ta, quê hương biết bao tình sâu nghĩa nặng! Riêng tôi ngoài công việc chung của cả nước vẫn thường nghĩ đến tỉnh nhà và tự hỏi không biết đồng bào trong tỉnh từ ngày giải phóng đến nay sống như thế nào?" 
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị-Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh-Đồng chí Lê Duẩn với cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Trị-Hà Nội 2002- Trang 5.
	2. Tình cảm của nhân dân Quảng Trị với đồng chí Lê Duẩn: Mỗi lần bác Lê Duẩn về thăm quê, sau những cuộc gặp mặt nồng ấm, gần gũi, bao giờ Bác cũng nhận được quan tâm chân thành của bà con: “ Thưa Bác, Bác có khoẻ không”? Và như thường lệ, các bà, các chị nấu những món ăn quê nhà giản dị giành cho Bác, trong đó có món canh mít mà Bác rất thích...
	Không phụ lòng mong mỏi của Bác, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị tự lực tự cường, quyết tâm xây dựng cuộc sống ngày càng đi lên.

Tài liệu đính kèm:

  • doclich su.doc