Giáo án môn Ngữ văn 10 - Đại cáo Bình Ngô

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Đại cáo Bình Ngô

Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Thấy rõ đây là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi

 - Nhận thức được vẻ đẹp của áng :thiên cổ hùng văn” với sự kết hợp hài hòa của sức mạnh lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.

Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 - Kiến thức: - Bản hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.

 - Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình.

 - N T mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục.

 - Kĩ năng: Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

Tiến trình lên lớp:

 - Ôn định lớp:

 - Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng phần phiên âm của bài: Phú sông Bạch Đằng? Trình bày cảm nhận của

 em về nhân vật Khách trong văn bản?

 Bài giảng:

 

doc 5 trang Người đăng sangtgdt Lượt xem 42204Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Đại cáo Bình Ngô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 – Tiết 58, 59. 60: 03/ 01/ 2011.	 ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
 (Nguyễn Trãi).
Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Thấy rõ đây là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi
 - Nhận thức được vẻ đẹp của áng :thiên cổ hùng văn” với sự kết hợp hài hòa của sức mạnh lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: - Bản hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.
 - Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình.
 - N T mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục.
 - Kĩ năng: Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
Tiến trình lên lớp:
 - Ôn định lớp:
 - Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng phần phiên âm của bài: Phú sông Bạch Đằng? Trình bày cảm nhận của
 em về nhân vật Khách trong văn bản?
 Bài giảng:
 + Đặt vấn đề: Đầu thế kỷ XV, trên bầu trời Đại Việt tỏa sáng, rạng ngời một ngôi sao- đại anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, con người đẹp nhất và oan khuất nhất: đó là Ức Trai Nguyễn Trãi.... Và tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là ”Đại cái bình Ngô”.
 + Triển khai bài dạy:
Tiết 58: Tác gia Nguyễn Trãi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT.
? Dựa vào phân tiểu dẫn sgk, hãy khái quát một vì nét chính về tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Trãi?
? Qua việc phân tích tiểu sử của Nguyễn Trãi, em có nhận xét gì về cuộc đời của Nguyễn Trãi?
.
? Văn của Nguyễn Trãi có những tác phẩm nào nổi tiếng? Em biết gì về nội dung của những tác phẩm đó?
* Trung quân từ mệnh tập: gồm 70 bài văn từ lệnh, viết trong thời gian k/c chống Minh: đây là những bức thư của nhà quân sự Nguyễn Trãi giao tiếp với quân Minh và bọn tay sai, thư dụ hàng, biểu tấu gửi cho Vua Minh, vua Trần...
* Lam Sơn thực lục: đây là một tập LS kí sự viết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và cuộc trường kì k/c chống giặc Minh.
* Dư địa chí: có giá trị về LS địa lý và dân tộc học còn được gọi là Đại Nam vũ cống, tác giả trình bày về địa thế khu vực hành chính, thay đổi tên nước...
? Vì sao nói Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất?
- Bình Ngô Đại Cáo:
 ”Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
- Trung quân từ mệnh tập: Người giỏi dùng binh là ở chổ hiểu biết thời thế.
? Vì sao nói Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc? CM bằng tác phẩm tiêu biểu?
? Nêu một vài đặc điểm về nghệ thuật thơ ca của Nguyễn Trãi?
I> Tìm hiểu tiểu sử: Nguyễn Trãi (1380- 1442).
 - Hiệu: Ức Trai. Quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh- Hải Dương).Sau rời về Nhị Khê (Thường Tín- Hà Tây)
 - Xuất thân; trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước.Cha: Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ; Mẹ: Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán.
 - Nguyễn Trãi sớm chịu nhiều mất mát, đau thương.
 - 1407: giặc Minh cướp nước ta, nghe theo lời cha Nguyễn Trãi nuôi chí ”đền nợ nước, trả thù nhà” vì vậy theo làm quân sư cho Lê Lợi, sau một thời gian xin về ở ẩn ở Côn Sơn.
 - 1440, Lê Thánh Tông mời ông ra làm quan. 1442 Vua bị chết đột ngột → bị vu oan và bị khép tội tru di tam tộc.
=> Cuộc đời của Nguyễn Trãi là cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Ở ông có một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc.
II> Sự nghiệp văn chương:
 1/ Những tác phẩm chính:
 a) Văn:
* Trung Quân Từ Mệnh tập: (thư) đánh vào lòng địch → thuộc lĩnh vực quân sự.
* Bình Ngô Đại Cáo: Tuyên ngôn độc lập, áng hùng văn bậc nhất trong LS nước nhà → bài cáo đã phát biểu một cách có hệ thống CN yêu nước của Nguyễn Trãi: văn bản thuộc lĩnh vực chính trị- lịch sử.
* Lam Sơn thực lục: cuốn sử nói về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi.
* Dư địa chí: địa lý lịch sử Việt Nam.
 b) Thơ ca: có 2 tập thơ: Ức Trai thi tập: thơ chữ Hán
& Quốc âm thi tập: thơ chữ Nôm
 - Thơ chữ Hán: giàu chất trữ tình, tả cảnh thiên nhiên, tả di tích lịch sử, tả tâm tình, tả ý chí.
 - Thơ chữ Nôm: là lời than của một người đau xót vì không thực hiện được lý tưởng của mình, lo lắng vì đời ngày càng rối ren.
 2/ Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất:
 - Vì ông đã viết được 2 tác phẩm tuyệt bút với các luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt, đặc biệt là ông thể hiện rõ lập trường và tư tưởng của mình: nhân nghĩa, yêu nước, thương dân
 - Đó là: Bình Ngô Đại Cáo và Trung quân từ mệnh tập.
 3/ Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc:
 - Thể hiện con người bình thường- con người trần thế thống nhất và hòa quyện với con người anh hùng vĩ đại.
 - Lý tưởng nhân nghĩa kết hợp với lòng thương dân, vì dân trừ bạo.
 - Ví mình như cây trúc, cây mai, cây tùng, cứng cỏi, thanh cao, trong sáng → những phẩm chất cao quý của người quân tử dành để giúp nước, trợ dân
- Nỗi đau con người: yêu tình yêu con người, đau đớn chứng kiến thói đời nghịch cảnh
 ”Hoa thường hay héo cỏ thường tươi
 Bui một lòng người cực hiểm thay”
 - Khao khát dân giàu nước mạnh, ấm no, hạnh phúc
 - Tình yêu thiên nhiên phong phú: khi thì hoành tráng, khi thì xinh xắn tinh vi, khi thì êm đềm ngọt ngào.
 - Tình cảm vua tôi, cha con, bạn bè chân thành...
 4/ Nghệ thuật:
 - Sáng tạo cải biến thể loại: 
 + Thơ lục ngôn: 6 tiếng
 + Thơ Đường luật thất ngôn chen 1 số câu 6 tiếng.
 - Sử dụng hình ảnh quen thuộc, dân dã bình thường rất Việt Nam.
 - Cảm xúc tứ thơ rất tinh tế.
III> Kết luận: (Ghi nhớ SGK).
Tiết 59, 60: BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO. 05/ 01/ 2011.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
GV: Thuyết trình về thể loại Cáo
- Cáo: là văn thư nhà vua dùng để ban bố cho các thần dân để trình bày các chủ trương, chính sách
- Cáo: được viết bằng văn xuôi hoặc bằng văn biền ngẫu:
GV: Đọc- hướng dẫn cách đọc
- Đoạn 1: Giọng trang nghiêm, đỉnh đạc
- Đoạn 2: Giọng đau đớn, căm giận, chắc, đanh.
- Đoạn 3: Giọng nhỏ, chậm, tha thiết, bồi hồi, ngưỡng mộ.
- Đoạn 4: Giọng chậm rãi, đỉnh đạc, tự hào
GV: Sở dĩ có chữ Ngô là vì: vua Minh quê ở đất Ngô (Nam Trường Giang thời Tam quốc) cũng chỉ chung cho giặc phương Bắc xâm lược với hàm ý căm thù và khinh bỉ, dựa theo câu thành ngữ: thằng Ngô con đĩ.
- Đoạn 1 có vị trí quan trọng cho toàn bài bởi vì Nguyễn Trãi đã nêu cao luận đề chính nghĩa làm nên tư tưởng cốt lõi, chổ dựa và sức mạnh tinh thần cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cho 10 năm ch đấu gian nan và thắng lợi vẻ vang.
- Tư tưởng nhân nghĩa đã có từ lâu trong đạo Nho, truyền bá vào VN với các khái niệm quan trọng và phổ biến: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nhân là lòng thương người, là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lý.
- Tư tưởng mới mẽ này xuất phát từ thực tiến của đất nước được Nguyễn Trãi khái quát sâu sắc như một chân lí . Nhân nghĩa là chống xâm lược, có như vậy mới bóc trần được luận điệu “Phù Trần diệt Hồ của giặc Minh.
? Khi nói về vấn đề độc lập chủ quyền Nguyễn Trãi nói như thế nào? Ở đây tác giả sử dụng nghệ thuật gì để bàn về vấn đề ấy?
GV giảng.
? Vì sao khi hồi tưởng lại buổi đầu k/c, Nguyễn Trãi lại khắc họa hình tượng người anh hùng Lê Lợi?
? Hình tượng người anh hùng Lê Lợi được khắc họa qua những chi tiết nào? Ý nghĩa của những chi tiết đó?
Nỗi lòng của Lê Lợi rất giống với TQT mặc dù 2 con người này sống cách nhau 2 TK:
- Lê Lợi: đau lòng nhức óc
- TQT: ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa
- Lê Lợi: Nếm mật nằm gai
- TQT: Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối.
? Chiến thắng Bồ Đằng- Trà Lân có ý nghĩa như thế nào? Giọng kể trong đoạn này có gì đặc biệt?
- Bồ Đằng: sấm vang, chớp giật
- Trà Lân: trúc chẻ- tro bay
- Giọng kể hào hùng làm nổi bật hào khí đấu tranh của dân tộc.
? Trận Ninh Kiều- Tốt Động được tác giả miêu tả ntn? Em có nhận xét gì về không gian và thời gian ở trận đánh này?
- Máu chảy thành sông
- Thây chất đầy nội
→ ác liệt, để lại hậu quả rất đau thương
- Vạn dặm: không gian rộng lớn
- Ngàn năm: thời gian dài
→ đáng sợ, chất đầy tội ác của giặc Minh.
? Ở trận Chi Lăng- Xương Giang tác giả đã miêu tả sự tấn công của địch và cách đánh giặc của ta như thế nào? Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp ở 4 câu thơ này?
HS: Thảo luận theo nhóm
- Nhóm 1: Nói về lực lượng của địch
- Nhóm 2: Nói về cách đánh giặc của ta.
Hướng dẫn tự học: Học thuộc long bản dịch.
(những đoạn chữ to).
- Chứng minh rằng “ĐCBN” là 1 tuyên ngôn nhân nghĩa.
Dặn dò: Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập”.
- Nội dung chính của văn bản.
- Bố cục văn bản.
- Nghệ thuật lập luận của tác giả.
I> Tìm hiểu chung:
 1/ Thể loại Cáo:
 - Một thể loại văn nghị luận cổ, có nguồn gốc từ TQ, được vua chúa dùng để trình bày một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện trọng đại.
 - Viết bằng chữ Hán theo thể văn biền ngẫu.
2. Đọc và giải thích nhan đề:
3. Bố cục: có 4 phần.
II> Đọc hiểu văn bản:
 A> Nội dung:
 1/ Nêu cao luận đề chính nghĩa:
* Có 2 luận điểm:
 - Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa.
 - Khẳng định chân lí khách quan về độc lập, chủ quyền.
 a) Luận điểm 1: Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa (2 câu đầu).
 - Tư tưởng ấy rất tiến bộ: vì nó được phát triển theo hướng tích cực và mới mẽ.
 b) Luận điểm 2: Chân lí khách quan về độc lập chủ quyền của nước Đại Việt:
 - Độc lập chủ quyền có tính chất hiển nhiên: từ trước, vốn có, đã lâu, đã chia.
 - Khẳng định chủ quyền: phong tục riêng, lịch sử riêng, hào kiệt không bao giờ thiếu.
 - Văn hiến đã có từ lâu: yếu tố cơ bản để xác định chủ quyền dân tộc, cái điều mà bọn xâm lược luôn tìm cách để phủ nhận. 
 - Nghệ thuật: so sánh: Đặt ta ngang hàng với Trung Quốc: ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lý quốc gia → thể hiện sự tự hào dân tộc.
 2/ Lời tố cáo tội ác của giặc Minh: Bản cáo trạng được trình bày theo trình tự rất lôgic:
 - Vạch trần âm mưu xâm lược:
 + Hồ cướp ngôi Trần: cái cớ
 + Phù Trần diệt Hồ: luận điệu giả tạo→ thôn tính nước ta → Âm mưu xảo quyệt, thâm độc.
 - Chủ trương cai trị: phản nhân đạo.
 + Hủy hoại cuộc sống bằng hành động diệt chủng.
 + Hủy hoại môi trường sống.
 - Kết thúc bản cáo trạng: So sánh: Tội ác của giặc = Trúc Nam Sơn,; sự dơ bẩn = nước Đông Hải.→ lấy cái vô hạn nói cái vô hạn, dùng cái vô cùng để nói cái vô cùng vì tôi ác của giặc Minh quá lớn, không thể dung tha: phản nhân đạo, phản tiến hóa.
 3/ Kể lại 10 năm chiến đấu và chiến thắng:
 a) Lược thuật buổi đầu kháng chiến:
 - Khắc họa người anh hùng Lê Lợi: làm nổi bật đời sống tâm lý của người anh hùng.
 - Nét độc đáo ở người anh hùng Lê Lợi là sự kết hợp và thống nhất giữa một con người bình thường và một lãnh tụ nghĩa quân.
 - Ý nghĩa: Thể hiện tính nhân dân trong cuộc k/nghĩa Lam Sơn, thể hiện được nỗi lòng của một người dân, người lãnh đạo trước tình cảnh của đất nước.
 - Hoàn cảnh nước ta: Gặp nhiều khó khăn nhưng rất lạc quan.
 - Khắc phục: dựa vào sức mạnh của dân, lấy chí nhân, đại nghĩa để thắng hung tàn, cường bạo.
=> thể hiện thế lực của quân ta chuyển từ giai đoạn khó khăn sang giai đoạn phản công.
 b) Lược thuật những chiến thắng:
 - Bồ Đằng- Trà Lân:
 + Hai trận mở màn cho giai đoạn phản công.
 + Hai trận đánh bất ngờ, mạnh mẽ và quyết liệt.
→ Ân dụ + miêu tả sắc sảo, ngắn gọn nhưng bất ngờ, mạnh mẽ và quyết liệt.
 - Trận Ninh Kiều- Tốt Động → Ác liệt, hậu quả đau thg.
 - Trận Chi Lăng- Xương Giang:
 + Địch: hai đạo quân mạnh, 2 tên tướng giỏi, thời gian liên tiếp→ lực lượng mạnh như 2 gọng kìm, vững chắc như bức tường thành → sức mạnh tuyệt đỉnh.
 + Ta: Chặt mũi tiên phong, cắt chi viện → cách dụng bình tài tình, chậm chắc và đạt hiệu quả.
 + Cách ngắt nhịp: có tính chất đối, ngắt nhịp sau tạo sự bất ngờ.
 + NT tương phản: Sức mạnh của ta: hào hùng, mạnh mẽ được sánh ngang hàng với trời đất và vũ trụ >< Hình ảnh quân thù: Hèn nhát, nhục nhã, đau thương
 4/ Tuyên bố nền hòa bình của dân tộc:
 - Tuyên bố nền độc lập dân tộc, chủ quyền của đất nước một cách trịnh trọng và trang nghiêm. Lời tuyên ngôn độc lập và hòa bình trang trọng, hùng hồn trong không gian, thời gian mang chiều kích vũ trụ vĩnh hằng.
 - Qua lời tuyên bố nói lên được sức mạnh truyền thống, công lao của tổ tiên và quy luật thịnh suy mang đậm triết lí phương Đông:
 “Những người bất nghĩa tiêu vong
 Nghìn năm chỉ có anh hùng lưu danh” và “chính nghĩa luôn thắng phi nghĩa” qua đó để khẳng định niềm tin và sự quyết tâm xây dựng đất nước của toàn dân tộc.
 B> Nghệ thuật: Bút pháp anh hùng ca đậm chất sử thi với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, tương phản, liệt kê; giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh sinh động, hoành tráng.
 C> Ý nghĩa văn bản: Bản anh hùng ca tổng kết cuộc khg chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt; bản TN Độc lập sáng chói tư tương nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hòa bình./.

Tài liệu đính kèm:

  • docV10 Bình Ngô đại cáo..doc