Giáo án môn Ngữ văn 10 đầy đủ

Giáo án môn Ngữ văn 10 đầy đủ

NGHĨA CỦA CÂU

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

 1- Về kiến thức:

Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu. Nhận ra và biết phân tích hai thần phần nghĩa của câu, diễn đạt, được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.

 2-Về kĩ năng:

Có kĩ năng nhận biết quan hệ giữa hai thành phần nghĩa trong câu; biết tạo câu có hai thành phần nghĩa.Giáo dục kĩ năng giao tiếp: trao đổi, suy nghĩ khi tìm hiểu các thành phần nghĩa của câu; kĩ năng ra quyết định: xác định và lựa chọn sử dụng câu đúng nghĩa.

 3-Về thái độ:

Có ý thức giao tiếp lành mạnh khi biết sử dụng và biết nhận ra các thành phần nghĩa trong câu.

Biết phân tích tình huống câu khi giao tiếp; có thói quen ra quyết định đúng đắn bằng những câu đủ nghĩa.

 

doc 92 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1393Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 đầy đủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHĨA CỦA CÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
 1- Về kiến thức:
Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu. Nhận ra và biết phân tích hai thần phần nghĩa của câu, diễn đạt, được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.
 2-Về kĩ năng:
Có kĩ năng nhận biết quan hệ giữa hai thành phần nghĩa trong câu; biết tạo câu có hai thành phần nghĩa.Giáo dục kĩ năng giao tiếp: trao đổi, suy nghĩ khi tìm hiểu các thành phần nghĩa của câu; kĩ năng ra quyết định: xác định và lựa chọn sử dụng câu đúng nghĩa.
 3-Về thái độ:
Có ý thức giao tiếp lành mạnh khi biết sử dụng và biết nhận ra các thành phần nghĩa trong câu.
Biết phân tích tình huống câu khi giao tiếp; có thói quen ra quyết định đúng đắn bằng những câu đủ nghĩa.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIAO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1- Giáo viên: sách chuẩn kiến thức kĩ năng; Bài tập tiếng Việt.
 2- Học sinh: bảng phụ để thảo luận; các bài tập đã chuẩn bị trước
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: GV tiến hành theo hướng quy nạp, thông qua phân tích ngữ liệu 
 mà hình thành kiến thức. Kết hợp kĩ thuật dạy học phân tích tình huống và thực hành.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Kiểm tra bài cũ: Đọc lại phần phiên âm và phần dịch thơ bài “Lưu biệt khi xuất dương”. Giới 
 thiệu những nét chính về tác giả và bối cảnh ra đời của bài thơ.
 2. Giới thiệu bài mới: Để giúp các em nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu và có kĩ năng 
 phân tích, lĩnh hội chúng cũng như kĩ năng đặt câu à thể hiện được các thành phần nghĩa một cách 
 phù hợp nhất hôm nay à tìm hiểu bài mới “nghĩa của câu”.
 3. Nội dung bài dạy :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu hai thành phần nghĩa của câu. (10 phút)
GV cho HS đọc và phân tích ngữ liệu: so sánh từng cặp câu theo câu hỏi SGK.
- Từ phần trả lời của HS GV hướng HS đến nhận định về hai thành phần nghĩa của câu.
 GV: Nêu một số vấn đề HS cần lưu ý:
 + Nghĩa SV còn gọi là nghĩa miêu tả hay nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề.
 + Nghĩa tình thái là một loại nghĩa phức tạp, gồm nhiều khía cạnh, ở bài này chỉ nói đến hai khía cạnh: sự nhìn nhận đánh giá của người nói đv sự việc và thái độ, hoàn cảnh của người nói đối với người nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa sự việc.(20 phút)
GV lưu ý: SV không phải chỉ là SK, hiện tượng, những hoạt động, có tính động, có diễn biến trong thời gian và không gian, mà có thể gồm cả các trạng thái tĩnh, hay những quan hệ giữa các sự vật.
GV lần lượt nêu và gợi dẫn cho HS phân tích ví dụ về cá SV.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập phần luyện tập t1.(15 phút)
GV: Cho HS đọc lại bài “câucá mùa thu” và phân tích nghĩa ở từng câu.
- GV: Gọi HS đọc yêu cầu và ngữ liệu bài tập 2. Chia lớp thành bốn nhóm 3 nhóm làm 3 câu nhóm 4: Nhận xét thời gian: 5 phút à cử đại diện nhóm trình bày à GV nhận xét, bổ sung.
 - GV: Gợi ý HS chú ý đến sự phù hợp với phần nghĩa sự việc: nói đến một người có nhiều phẩm chất tốt ( biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người có tài) thì không phải là người xấu.
 Ở đây chỉ có thể là tình thái khẳng định mạnh mẽ, cho nên cần chọn từ “hẳn”.
TIẾT 79
Hoạt động 5: Tìm hiểu nghĩa tình thái.(20 phút)
 Mỗi nghĩa tình thái giáo viên phân tích một số ví dụ giúp HS nắm được vấn đề.
Liên hệ giáo dục kĩ năng sống: giáo dục kĩ năng giao tiếp bằng cách cho học sinh trao đổi, chia sẽ, suy nghĩ ý kiến khi tìm hiểu về các thành phần nghĩa của câu; 
-Kĩ năng ra quyết định :bằng hình thức xác định và lựa chọn sử dụng câu đúng nghĩa, phù hợp với mục đích giao tiếp. ( 5 phut)
Hoạt động 6: GV hướng dẫn HS làm các bài tập phần luyện tập.(15 phút)
 - GV: Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập + nội dung.
 Cho HS trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung sửa chữa.
GV: Yêu cầu HS xác định các từ ngữ thể hiện nghĩa của các từ ngữ đó.
GV: Gợi ý bài tập 4: HS làm ở nhà. Đặt câu với từ ngữ tình thái, phần nghĩa sự việc HS hoàn thành tự do lựa chọn, miễn là có sự phù hợp. Khi đặt câu chú ý gạch dưới những từ ngữ tình thái.
I. HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU:
 1. Tìm hiểu ngữ liệu:
 - Ở cặp câu a1, a2: đều nói đến sự việc Chí Phèo từng có thời “ao ước có một gia đình nho nhỏ”.
 + Câu a1: Kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc (hình như).
 + Câu a2: Đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra.
 - Cặp câu b1,b2: Đề cập đến sự việc “người ta cũng bằng lòng” (nếu tôi nói).
 + Câu b1: Sự đánh giá chủ quan của người nói và kết quả sv.(sv có nhiều khả năng xảy ra).
 + Câu b2: chỉ đề cặp đến sự việc.
 2. Nhận định:
 - Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
 Chú ý:
 - Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái luôn luôn hoà huyện với nhau và không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái.)
 VD: SGK.
II. NGHĨA SỰ VIỆC:
 - Nghĩa sự việc của câu: là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cặp đến.
 - Một số loại sự việc phổ biến:
 + Câu biểu hiện hành động.
 + Câu biểu hiện trạng thái, Hchất , đặc điểm.
 + Câu biểu hiện quá trình.
 + Câu biểu hiện tư thế. } VD: SGK.
 + Câu biểu hiện sự tồn tại.
 + Câu biểu hiện quan hệ: đồng nhất, sở hữu.
 - Nghĩa của sự việc thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò, CN, VN, TN, KN và một số thành phần phụ khác.
III. LUYỆN TẬP:
 Bài tập 1:
 - Câu 1: diễn tả hai sự việc.
 + Ao thu lạnh lẽo, nước trong veo à đâu là các trạng thái.
 - Câu 2: Một số sự việc – đặc điểm (thuyền bé).
 - Câu 3: Một số sự việc - quá trình (sóng - gợn).
 - Câu 4: Một số sự việc – quá trình (lá – đưa vèo).
 - Câu 5: 2 sự việc.
 + Trạng thái (tầng mây – lơ lửng).
 + Đặc điểm (trời - xanh ngắt).
 - Câu 6: 2 sự việc.
 + Đặc điểm (ngõ trúc – quanh co).
 + Trạng thái ( khách - vắng teo).
 - Câu 7: Hai sự việc – tư thế (tựa gối, buông cần).
 - Câu 8: Một số sự việc – hành động (ở động vật là hành động cá - đớp).
 Bài tập 2:
 a. Nghĩa tình thế thể hiện ở các từ kể, thực, đáng. Các từ ngữ còn lại biểu hiện nghĩa sự việc.
 b. Từ tình thái có “lẽ”: một phỏng đoán chỉ mới là khả năng, chưa hoàn toàn chắc chắn về sự việc: cả hai chọn nhầm nghề.
 c. Câu có hai sự việc và hai nghĩa tình thái.
 - Sự việc thứ nhất: Họ cũng phân vân như mình (phỏng đoán chưa chắc chắn: dễ có lẽ, hình như).
 - Sự việc thứ hai: mình cũng không là không à nhấn mạnh bằng 3 từ tình thái “đến chính ngay”.
 Bài tập 3:
 Điền từ “hẳn”.
III. NGHĨA TÌNH THÁI:
 1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu: sự tin tưởng chắc chắn, sự hoài nghi
 - Khẳng định tính chân thật của sự việc.
 - Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc với độ tin cậy thấp.
 - Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.
 - Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra.
 - Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.
 2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe:
 Thông qua các từ ngữ xưng hô, từ ngữ cảm thán,
 Ví dụ: SGK.
 - Tình cảm thân mật, gần gũi.
 - Thái độ bực tức, hách dịch.
 - Thái độ kính cẩn: VD (SGK).
* Luyện tập:
 Bài tập 1:
 a) Nghĩa sự việc: Hiện tượng thời tiết (nắng) ở hai miền(Bắc/Nam) có sắc thái khác nhau.
 - Nghĩa tình thái: phỏng đoán với độ tin cậy cao (chắc ).
 b) Nghĩa sự việc: Ảnh là của mợ Du và thằng Dũng.
 c) Nghĩa sự việc: Cái gông (to nặng) tương xứng với tội án tử tù.
 - Nghĩa tình thái: Khẳng định một cách mỉa mai (thật là).
 d)Nghĩa sự việc của câu thứ 1 nói về nghề cướp giật của “hắn”. Tình thái nhấn mạnh bằng tử “chỉ”.
- Câu thứ 3 “Đã đành” là từ tìnhthái hàm ý miễn cưỡng công nhận một sự thật rằng hắn “mạnh vì liều”.
Bài tập 2:
Các từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong câu:
a.Nói của đáng tội (thừa nhận việc khen này, là không nên làm đối với đứa bé).
b. Có thể (nêu khả năng).
c.Những ( đang ở mức độ đánh giá cao)
d. Kia mà ( nhắc nhở để trách móc).
Bài tập 3:
Chọn các từ ngữ:
a. Câu a hình như (sự phỏng đoán chưa chắc chắn).
b. Câu b dễ (thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn = có lẽ).
c. Câu c tận (đánh giá khoảng cách là xa).
Bài tập 4:
Một số ví dụ:
- Nó không đến cũng “ chưa biết chừng”(cảnh báo dè dặt về sự việc).
- Bây giờ chỉ 8 giờ “là cùng” ( phỏng đoán mức độ tối đa).
- “Nghe nói” hàng hoá sẽ giảm giá nay mai (nói lại lời người khác mà tỏ thái độ riêng).
- “Chả lẽ” nó làm việc này ( chưa tin vào sự việc đã có một phần biểu hiện).
- Cậu là con rễ “cơ mà” (nhắc gợi lại để nhớ tới một sự thật).
 3. Củng cố: Hai thành phần nghĩa của câu: + Nghĩa sự việc.
 + Nghĩa tình thái.
 4.Hướng dẫn học bài và soạn bài mới HS tìm thêm ví dụ cho hai thành phần nghĩa của câu và làm bài tập số 4 
 trên cơ sở gợi ý của GV.
 “Hầu trời” (Tản Đà). Học sinh đọc kĩ phần tiểu dẫn nắm những nét chính về 
 tác giả và tác phẩm.. Cho biết “cái tôi” cá nhân của tác giả thể hiện ntn qua bài thơ. 
Tiết : 75 
 Ngày soạn: 
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
 (Xuất dương lưu biệt)-Phan Bội Châu.
 I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
 1-Về kiến thức
 Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu TK 
 XX.Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục của PBC.
 Từ vẻ đẹp của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu giúp học 
 sinh học tập lối sống cao đẹp của tác giả
 2- Về kĩ năng:
 Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thơ thất ngôn Đường luật theo đặc trưng thể loại; 
 biết vận dụng kiến thức vào làm văn nghị luận.
 Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của 
 tác giả; bình luận về quan niệm chí làm trai; kĩ năng tự nhận thức bản thân về thực hiện hoài bảo, 
 ước mơ
 3-Về thái độ: 
 cảm phục những việc làm, những hy sinh cao cả, trân trọng lối sống của 
 những người như Phan Bội Châu
 biết vận dụng và học tập lối sống cao đẹp, có khát vọng sống, 
 cống hiến cho xã hội.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV)VÀ HỌC SINH(HS):
 -GV: tranh chân dung Phan Bội Châu
 -HS: chuẩn bị câu hỏi theo sách giáo khoa,bảng phụ.
 III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 -GV hướng dẫn HS đọc- hiểu tác phẩm trữ tình (Thơ chữ Hán) trên cơ sở tích hợp nhiều phương pháp:
 +Động não: suy nghĩ và tìm hiểu những biểu hiện của chí làm trai trong bài thơ.
 + Thảo luận nhóm: đọc và trao đổi àvẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng người chí sĩ CM đầu tkXX.
 + Trình bày 1 phút: hs nêu ấn tượng, cảm xúc của cá nhân và rút ra bài học về khát vọng cống hiến của tg PBC.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: 
-Kể tên những tg,tp VHVN từ đầu TK XXđến CM tháng Tám/1945 thuộc dòng VH Lãng mạn và Hiện thực phê phán đã học ở HK1?
-Kể tên một số tg, tp VHVN thuộc dòng VHCM đầu TK XX ?
2. Giới thiệu bài mới: Một trong những bài thơ mở đầu một thời kì lịch sử mới của dân tộc cũng là 
 một thời đại mới trong văn chương. Đó là “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu.
3. Nội dung bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về TG,TP (5’)
-GV: em hãy giới thiệu những nét cơ bản về tg PBC?
-HS:dựa vào phần TD trong sgk à nêu tóm tắt những ý quan trọng về c/đ và sự nghiệp s/t của tg PBC.
 ... từ 
+ “Eo sèo mặt nước” (tương tự)
+ “Năm nắng mười mưa” (vận dụng thành ngữ)
Tất cả: thể hiện sự chịu thương, chịu khó, tần tảo đảm đang của bà Tú. 
Câu 3: Ng÷ c¶nh lµ: 
A. nh÷ng c©u v¨n ®i trưíc vµ nh÷ng c©u v¨n ®i sau mét c©u v¨n nµo ®ã.
B. lµ bèi c¶nh ng«n ng÷ lµm c¬ së cho viÖc sö dông tõ ng÷ vµ t¹o lËp lêi nãi, ®ång thêi lµm c¨n cø ®Ó lÜnh héi ®ưîc néi dung ý nghÜa cña lêi nãi. 
C. lµ hoµn c¶nh kh¸ch quan ®ưîc nãi ®Õn trong c©u.
D. lµ hoµn c¶nh ng«n ng÷ vµo mét thêi k× nhÊt ®Þnh.
(Đáp án :B)
Câu 4: Bối cảnh sáng tác bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ? 
- Bối cảnh rộng: hoàn cảnh đất nước bị xâm lược
- Bối cảnh hẹp: Nghĩa sĩ nông dân tự vũ trang tập kích giặc ở đồn Cần Giuộc. Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy: 21 nghĩa sĩ đã hi sinhà bài văn tế ra đời trong bối cảnh chung và cụ thể đó. 
Câu 5:
a/Nghĩa sự việc: nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến trong câu
- Sự việc có thể là hành động, trạng thái, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ 
- Do CN, VN, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phần phụ khác của câu biểu hiện 
b/Nghĩa tình thái: thái độ, sự đánh giá của người nói à sự việc ; người nghe.
- Biểu hiện qua các từ ngữ tình thái. 
Câu 6 (HS tự làm )
Câu 7: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt 
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của NP
2. Từ không biến đổi hình thái
3. ý nghĩa NP : ở chỗ sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và cách dùng hư từ 
Ví dụ minh hoạ 
1. “Thôn/ Đoài/ ngồi/ nhớ/ thôn /Đông”
2. “Con ngựa đá con ngựa đá”
3. ở đây cấm không được câu cá; ở đây được câu cá không cấm; 
Câu 8:
a/PCNN Báo chí :
*Các phương tiện diễn đạt:
+Từ vựng (phong phú) cho từng loại
+Ngữ pháp: câu đa dạng, ngắn gọn
+Biện pháp tu từ: không hạn chế
* Đặc trưng cơ bản:
+Tính thông tin, thời sự
+Tính ngắn gọn
+Tính sinh động hấp dẫn 
b/PCNN Chính luận
*Các phương tiện diễn đạt:
+Từ ngữ chung, lớp từ chính trị
+NP: câu chuẩn mực
+Biện pháp tu từ: sử dụng nhiều
* Đặc trưng cơ bản:
+Tính công khai về quan điểm CT
+Tính chặt chẽ trong diễn đạt suy luận
+Tính truyền cảm, thuyết phục ./.
4. Củng cố : HS về nhà cần nắm vững các bảng hệ thống :
- KT chung về T.V:đặc điểm loại hình của T.V;Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
-KT về HĐGT ngôn ngữ: ngữ cảnh; nghĩa của câu.
-KT về PCNN: PCNN Báo chí và PCNN Chính luận.
5.Dặn dò :
-Soạn bài : chuẩn bị bài mới : Luyện tập tóm tắt VBNL./.
DUYỆT CỦA TTCM:
Tuần:/Tiết:	 Ngày soạn:/04/2013
LÀM VĂN.	 Ngày dạy:./04/2013
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
1.Kiến thức:
-Nắm được những hiểu biết về cách tóm tắt VBNL(mục đích, yêu cầu, phương pháp).
2.Kĩ năng:
-Hoàn thiện kĩ năng thực hành tóm tắt VBNL, biết chú ý hơn đến việc diễn đạt chính xác nội dung VB.
-Biết vận dụng kĩ năng tóm tắt vào việc đọc – hiểu VBNL Từ đó tích lũy thêm kiến thức để biết cách tóm tắt những kiểu văn bản khác.
B/CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
-GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng;Bài giảng ĐT.
-HS :SGK; Bài Tập, bảng phụ.
C/PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
-Giáo viên thuyết trình, nêu câu hỏi gợi mở phối hợp với lập nhóm thảo luận. 
-Học sinh thực hành : thảo luận nhóm và trình bày vấn đề.
D/TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: ngữ cảnh là gì ? Các nhân tố của ngữ cảnh ? (5’)
-(Nội dung ôn tập về Ngữ cảnh )
2. Giới thiệu bài mới: 
 -Để hoàn thiện kĩ năng tóm tắt VBNL, biết chú ý hơn đến việc diễn đạt chính xác nội dung VB.
-Biết vận dụng kĩ năng tóm tắt vào việc đọc – hiểu VBNL.Tiết luyện tập này sẽ giúp ta nắm vững cách tóm tắt VBNL.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: Hướng dẫn HS giải BT11(10’)
-GV gọi hs đọc VB; nhận xét về các LĐ dự kiến, cho ý kiến .
-HS nhận xét và sửa chữa, lí giải, GV đánh giá đúng –sai, cho điểm thực hành., bổ sung ý chính xác.
HĐ 2: Hướng dẫn HS giải BT2 (10’)
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu chủ đề, mục đích và bố cục của VB”Một thời đại trong thi ca”
- GV yêu cầu HS đọc văn bản trong SGK và chia nhóm làm bài tập 2.
GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (mỗi nhóm là một bàn), mỗi nhóm đọc thầm và tóm tắt một đoạn trong khoảng 3 phút.
HS làm việc theo nhóm và cử đại diện trình bày.
GV nhận xét, sửa chữa và thực hiện kết nối.
BT1:(trang 122-123):
-Những ND mà bạn hs dự định tóm tắt VB cần sửa chữa như sau:
+L/Đ 1: “TM là p/tr VH phong phú , một p/tr sáng tạo dồi dào , có nhiều yếu tố tích cực”
+L/Đ 2:P/trào TM có nhiều đóng góp về NT thơ; đã góp phần trau dồi T.V. 
+LĐ 3: TM xứng đáng mệnh danh là “một thời đại trong thi ca”
BT2: 
-Chủ đề NL: Tinh thần Thơ Mới.
-Mục đích NL: khắc họa tinh thần thơ Mới là sự cách tân về thơ, từ “cái ta “chuyển sang “cái tôi” đầy màu sắc cá nhân,là tình yêu tha thiết T.V
-Bố cục VB:
+Phần mở bài :Nêu v/đ NL.
+Phần thân bài: gồm các ý :
 *Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ Mới và xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có.
 *Những biểu hiện của “cái Tôi” cá nhân trong thơ Mới, “cái tôi” buồn, bế tắc nhưng khao khát vối c/s , với đất nước, con người.
 *Tình yêu, lòng say mê, nâng niu đối với TV.
+Phần Kết bài : Nhấn mạnh t/th Thơ Mới. 
-KẾT LUẬN:
+Khi tóm tắt VBNL cần nắm vững những yêu cầu của việc tóm tắt VBNL.
+Lưu ý : tránh sa vào phân tích dài dòng, lan man, xa nội dung của VB gốc .
4.Củng cố:
 - Qua bài học chúng ta cần nắm được mục đích, yêu cầu và phương pháp tóm tắt VBNL. Qua đó biết cách tóm tắt những VBNL đã được học.
5.Hướng dẫn học bài:
- Yêu cầu HS về nhà học bài cũ, làm lại bài tập 2 và bài tập 3 .
- GV hướng dẫn HS về chuẩn bị bài Ôn tập Làm văn, soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
DUYỆT CỦA TTCM:
TỪ CẨM HÙNG.
Tuần:./Tiết:..	 Ngày soạn:.././2013.
LÀM VĂN 11.	 Ngày dạy :/./2013
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN.
A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
-Đặc điềm, yêu cầu và cách thức tiến hành các thao tác :PT, SS,BB,BL.
-Yêu cầu và cách thức tóm tắt VBNL.
-Yêu cầu và cách thức viết TSTT.
2.Kĩ năng: hệ thống hóa các tri thức về :
-PT đề, lập dàn ý bài văn NLXH, NLVH.
-Viết đoạn văn, bài văn NL vận dụng các thao tác PT, SS,BB và BL.
-Tóm tắt VBNL.
-Viết TSTT và Bản tin.
B/CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
-GV:Thiết kế bài giảng, Bài giảng ĐT. hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà các bảng so sánh
-HS:bảng phụ. soạn và lập 1 số bảng so sánh và hệ thống kiến thức theo câu hỏi HDHB và sự hướng dẫn của GV.
C/PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
-Phát vấn HS ôn tập KT đã học , hướng dẫn HS hệ thống lại KT qua việc lập bảng so sánh, đối chiếu.-Tổ chức thảo luận nhóm, thực hành .
D/TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
1.Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số HS.
2.Kiểm tra bài cũ : dựa trên các câu hỏi ôn tập phần LV.
3.Vào bài ôn tập Làm văn:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1:Ôn tập về các thao tác lập luận:
-GV(lần lượt gọi 4 em) Trong văn NL có các thao tác nào ? Trình bày mục đích, yêu cầu và cách thức tiến hành của các thao tác đó ?cho vd ?
-HS dựa trên sự chuẩn bị soạn bài ở nhà để trả lời cá nhân về 4 thao tác đã học
-GV nhận xét-bs và cho điểm.
-GV:Tóm tắt VBNL là làm gì ? yêu cầu và cách thức TTVBNL có mấy bước ?
-HS trả lời cá nhân .
-GV giảng bs , nhấn mạnh yêu cầu về cách thức TTVBNL.
-GV:Nhắc lại những yêu cầu và cách thức viết một bản tin ?
-HS trình bày cá nhân, GV gọi 1 HS khác nhận xét câu trả lời của bạn; GV bổ sung và nhấn mạnh ý chính.
-GV:Nêu các yêu cầu khi viết bản TSTT ?Các phần của TSTT ?
-HS nêu ý , GV cho HS khác nhân xét, sửa chữa, bs . GV bs sau cùng .
-GV hướng dẫn lên bảng làm các BT 1,2 và 3 trong sgk , cho điểm ôn tập- thực hành.
I/ÔN TẬP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN:
1.Thao tác lập luận PT:
-Mục đích :làm rõ đặc điểm về ND , hình thức , cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng,)
-Yêu cầu: khi PT cần:
+Chia , tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
+Cần đi sâu vào từng yếu tố, khía cạnh, song cũng cần đặc biệt lưu ý quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
2.Thao tác lập luận so sánh:
-MĐ: làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác à Bài văn NL sáng rõ, cụ thể,sinh động, có sức thuyết phục.
-Yêu cầu: SS phải đặt các đối tượng vào cùng bình diện, đánh giá trên cùng 1 tiêu chíàsự giống nhau và khác nhau, nêu rõ ý kiến , quan điểm của người viết.
3.Thao tác lập luận Bác bỏ :
-BBàdùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác ,.từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.
-Có thể BB một l/đ, l/cứ hoặc một cách lập luận ànêu tác hại , chỉ ra nguyên nhân hoặc PT những khía cạnh sai lệch , thiếu chính xác của L/đ, L/cứ, lập luận ấy.
-Khi BB cần có thái độ khách quan, đúng mực.
4.Thao tác lập luận Bình luận:
-MĐ: BL nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét, đánh giá , bàn luận của mình về một hiện tượng , v/đ trong đời sống (trong VH)
-Yêu cầu :
 +Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng (v/đ) cần BL.
+Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định của mình là xác đáng.
+Có những ý kiến bàn luận sâu sắc.
II/ÔN TẬP VỀ YÊU CẦU VÀ CÁCH THỨC TÓM TẮT VBNL:
1.Khái niệm:
-TTVBNL àtrình bày ngắn gọn ND của VB gốc theo một mục đích định trước.
2.Yêu cầu:
-Đọc kĩ VB gốc .
-Dựa vào nhan đề, phần mở đầu và kết thúc để lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt. 
-Đọc kĩ từng đoạn trong phần triển khai để nắm được các luận điểm và luận cứ làm sáng tỏ mục đích của VB.
-Tìm cách diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc ND tóm tắt. VB tóm tắt càn phản ánh trung thực ND văn bản gốc .
III/ÔN TẬP VỀ YÊU CẦU VÀ CÁCH THỨC VIẾT BẢN TIN:
-Yêu cầu: trước khi viết BT, cần khai thác, lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác.
-Tiêu đề và phần mở đầu của bản tin thường nêu trực tiếp , chứa đựng những thông tin khái quát , quan trọng nhất.Phần sau có thể chi tiết hóa , GT nguyên nhân hoặc kết quả , tường thuật chi tiết sự kiện.
IV/ÔN TẬP VỀ YÊU CẦU VÀ CÁCH THỨC VIẾT TSTT:
-Yêu cầu: bản TS TT cần chính xác , ngắn gọn nhưng phải nêu được những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp của người được giới thiệu.
-Bố cục: 
+Giới thiệu khái quát về nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh,quê quán, gia đình, học vấn ,.) của đối tượng.
+Hoạt động XH của người được giới thiệu (làm gì ? ở đâu ?mối quan hệ với mọi người xung quanh ?)
+Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu 
+Đánh giá chung ?
V/LUYỆN TẬP:
BT1:
-Các TTLL sử dụng trong bài “Về LLXH ở nước ta “của tg PCT:
+TTLLbác bỏ.
+TTLL PT.
+TTLL BL.
(nêu dc cụ thể)
BT2:-Khi PT cần nêu rõ :
+PT những lí do có thể nói :”Thất bại là mẹ thành công”
+CM tính đúng đắn của câu danh ngôn bằng các dc cụ thể trong hiện thực.
+BB những quan niệm sai lầm-dc.
.+DC:XH,VH.
BT3: HS tự xác định:
-Quan niệm bị bác bỏ trong VB là gì ?
-TG bác bỏ bằng cách nào ?
-Việc bác bỏ có tác dụng gì ?
 4.CỦNG CỐ BÀI HỌC:
-Nắm vững các thao tác lập luận,cách thức tóm tắt VBNL; cách viết bản tin và cách viết bản TSTT.-->Vận dụng tích hợp trong nội dung đọc văn và làm văn.
5.DẶN DÒ:
-Học bài , ôn tập, chuẩn bị kiềm tra tổng hợp cuối năm ./.
DUYỆT CỦA TTCM:
TỪ CẨM HÙNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc