Giáo án môn Ngữ văn 10 - Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương cho đất nước qua ứng xử của bề tôi đối với vua, của con đối với cha.

 - Thấy được cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ và hành động; nghệ thuật kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện lời, giàu kịch tính.

Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 - Kiến thức: + Nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương với đất nước.

 + Cách dựng nhận vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ, hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.

 - Kĩ năng: + Đọc – hiểu sử kí trung đại.

 + Đặt đoạn trích trong tương quan với tác phẩm “Hịch tướng sĩ” và các đoạn sử kí “Thái sư Trần Thủ Độ”, thái phó Tô Hiến Thành.

Tiến trình lên lớp:

 - Ôn định lớp:

 - Kiểm tra bài cũ: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là gì? Nhà nước đã làm gì để thực hiện chính sách coi trọng người hiền tài?

 - Bài giảng:

 

doc 3 trang Người đăng sangtgdt Lượt xem 5110Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 - Tiết 67: 08/ 02/ 2011. 	:	 
 HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN.
 (Trích “Đại Việt sử kí toàn thư”- Ngô Sĩ Liên).
Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương cho đất nước qua ứng xử của bề tôi đối với vua, của con đối với cha.
 - Thấy được cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ và hành động; nghệ thuật kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện lời, giàu kịch tính.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: + Nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương với đất nước.
 + Cách dựng nhận vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ, hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.
 - Kĩ năng: + Đọc – hiểu sử kí trung đại.
 + Đặt đoạn trích trong tương quan với tác phẩm “Hịch tướng sĩ” và các đoạn sử kí “Thái sư Trần Thủ Độ”, thái phó Tô Hiến Thành.
Tiến trình lên lớp:
 - Ôn định lớp:
 - Kiểm tra bài cũ: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là gì? Nhà nước đã làm gì để thực hiện chính sách coi trọng người hiền tài?
 - Bài giảng:
 + Đặt vấn đề: Thượng quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là hiền tài mà hơn thế còn là một vị hiền tài đặc biệt, anh hùng dân tộc, một trong những danh tướng nổi tiếng toàn thế giới bởi hai lần chỉ huy quân đội nhà Trần chiến thắng quân Nguyên- Mông xâm lược...
 + Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV yêu cầu HS đọc tiêu dẫn SGK.
? Dựa vào phần tiểu dẫn, hãy khái quát một vài nét về tác giả Ngô Sĩ Liên?
=>Ngô Sĩ Liên giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ Đại Việt Sử Kí toàn thư cả về phương pháp biên soạn, cả về ND tác phẩm.
HS đọc đoạn: “Tháng 6, ngày 24 sao sa. Hưng Đạo Đại Vương ốm...” em có thể rút ra nhận xét gì về đặc điểm của sách sử biên niên thời trung đại?
=>Theo quan niệm duy tâm: có mối liên hệ thần bí giữa con người và vũ trụ. Mỗi vì sao trong thiên hà ứng với số phận của một con người trên trần thế. Sao sa báo hiệu người sắp qua đời.
? Qua lời dặn vua Trần của vị tướng già, em thấy ở Trần Q Tuấn nổi bật lên phẩm chất gì?
=> Ở đây lời dặn dò ân cần, cặn kẻ, tỉ mỉ không chỉ thể hiện trí thông minh, uyên bác, lịch lãm vốn kinh nghiệm dồi dào mà còn cho ta thấy được tầm nhìn xa trông rộng, sâu sắc.
? Phẩm chất của TQT còn được thể hiện như thế nào nữa trong đoạn văn tiếp theo? Câu nói: “Bệ hạ hãy chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” nói lên phẩm chất gì của TQT?
*Thảo luận nhóm:
- Đó là vị quan tướng có công lao và uy tín bậc nhất trong triều đại nhà Trần.
+ Khi mất được nhà vua ban tặng tước lớn, được ví như thượng phụ (Cha của vua), được hưởng những quyền hạn đặc biệt, có quyền phong tước cho người khác.
+ Người rất khiêm tốn, giản dị, luôn luôn kính cẩn giữ lễ với vua.
+ Là một người rất khảng khái, là chổ dựa tinh thần cho 2 vua lúc đất nước lâm nguy.
+ Danh vọng và tài lược của ông khiến cho kẻ thù kính sợ đến mức không giám gọi tên.
+ Là tác giả soạn nhiều sách huấn luyện quân sự, binh pháp, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ dưới quyền.
+ Lo lắng sâu xa cả việc sau khi chết, nên dặn kỹ càng con cháu.
? Qua những câu chuyện nhỏ về TQT, tác giả muốn làm rõ điều gì? Tai sao tác giả không mở đầu bằng việc kể nguồn gốc lai lịch nhân vật mà lại mở đầu bằng việc nhân vật trước lúc đi xa?
.
I> Giới thiệu:
 1/Tác giả: Ngô Sĩ Liên
- Chưa rõ năm sinh, năm mất
- Quê: Chúc Lí- huyện Chương Đức nay thuộc xã Chúc Sơn- Chương Mỹ- Hà Tây.
- Đỗ Tiến sĩ năm 1442.
- Ông từng làm tư nghiệp Quốc Tử giám (hiệu trưởng)- một trong những nhà sử học nổi danh của nước ta thời trung đại, tiếp tục sự nghiệp làm sử của Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên.
2. Tác phẩm: “Đại Việt sử kí toàn thư”
II> Đọc- hiểu văn bản:
 1/ Nhân vật lịch sử- danh tướng anh hùng Trần Quốc Tuấn:
 * Phẩm chất: Trần Quốc Tuấn là người anh hùng dân tộc, tài cao, đức trọng.
 - Ông là vị tướng tài ba mưu lược với tầm nhìn xa trông rộng:
 + Ô tâu trình với vua về cách dùng binh và thượng sách giữ nước.
 + TQT từng soạn sách “Binh gia diệu lí yếu lược” để dạy các tì tướng, sưu tập binh pháp các nhà thành quyển “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”.
 + Ông là người biết chiêu hiền, đãi sĩ. Môn khách của ông nhiều người giỏi chính sự và nổi tiếng về văn chương.
 - Trần Quốc Tuấn là người có đức độ lớn lao:
 + Phẩm chất nổi bật nhất của ông là người có lòng trung quân ái quốc. Phẩm chất ấy càng ngời sáng khi ông giải quyết những mối mâu thuẫn giữa hiếu và trung, giữa tình nhà và nợ nước. → Ông đã đặt trung lên trên hiếu, nợ nước trên thù nhà => Với TQT, hiếu với nước, với dân mới là đại hiếu.
 + Lòng yêu nước: thể hiện qua câu nói đầy dũng khí
“ Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”; tư tưởng thân dân còn thể hiện ở chủ trương “khoan thư sức dân”, ở việc chú trọng tới vai trò, sức mạnh đoàn kết toàn dân...
 - Đó là vị quan tướng có công lao và uy tín bậc nhất trong triều đại nhà Trần. Uy lực cũa TQT sau khi chết, sự hiển linh của bậc đại thánh → ( qua chi tiết cuối ) Hưng Đạo đại vương đã được thần thành hóa trong tâm thức của dân gian.
 2/ Những câu chuyện về Trần Quốc Toản:
 - Tác dụng của lối kể: làm rõ ý định tư tưởng của người viết một cách giản dị, thuyết phục mà hấp dẫn không phải bằng những lời nhận xét suông mà bằng những dẫn chứng cụ thể trong cuộc đời nhân vật.
 - Cách mở đầu tạo sự hấp dẫn của lời kể, buộc người đọc phải tiếp tục tìm hiểu xem nhân vật là người như thế nào.
3/ Nghệ thuật:
 - Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, có sức khái quát cao.
 - Cách dựng nhân vật lịch sử qua lời nói và cử chỉ, hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.
 4/ Ý Nghĩa văn bản: Ca ngợi nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương cho đất nước.
Hướng dẫn tự học:
Tìm đọc những tư liệu lịch sử về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Thử lí giải việc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được dân gian thờ phụng và coi là thánh nhân với hiệu “Đức thánh Trần”.
Dặn dò: Soạn bài “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” – Nguyễn Dữ.
 Yêu cầu: Tóm tắt tác phẩm.
 Những phẩm chất của nhân vật Ngô Tử Văn.
 ___________+++++ __________
Rút kinh nghiệm:
Tiết thứ: 65	 Ngày soạn: 26/1/2010
Tập làm văn
TÊN BÀI: BÀI VIẾT LÀM VĂN SỐ 5
A. MỤC TIÊU: Giúp HS 
1. Kiến thức: Biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học về văn thuyết minh để viết được một 
 bài văn nhằm trình bày một cách cụ thể, chính xác, hấp dẫn, sinh động về một sự vật 
 hay hiện tượng.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ làm văn thuyết minh.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thực tự lập, sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 Viết tự luận
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

Tài liệu đính kèm:

  • docV10 Hửng Đạo vương TQTuấn..doc