Giáo án môn Ngữ văn 10 - Phú sông Bạch Đằng

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Phú sông Bạch Đằng

Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài “Phú sông Bạch Đằng” qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả.

 - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, đặc biệt là những nét đặc sắc của bài “Phú sông Bạch Đằng”.

Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 - Kiến thức: + Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lý nhận nghĩa của dân tộc.

 + Sử dụng lối “chủ - khách đối đáp”, cách dung hình ảnh điển cố chọn lọc, câu văn tự do, phóng túng,

 - Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

Tiến trình lên lớp:

 - Ôn định lớp:

 - Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra tình hình soạn bài của HS cả lớp. Gọi mỗi lớp 5 HS kiểm tra kĩ, nhận xét , cho điểm.

 

doc 2 trang Người đăng sangtgdt Lượt xem 16463Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Phú sông Bạch Đằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 - Tiết thứ: 57	 30/ 12/ 2010..
 PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
 (Trương Hán Siêu)
Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: 
 - Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài “Phú sông Bạch Đằng” qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả.
 - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, đặc biệt là những nét đặc sắc của bài “Phú sông Bạch Đằng”.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: + Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lý nhận nghĩa của dân tộc.
 + Sử dụng lối “chủ - khách đối đáp”, cách dung hình ảnh điển cố chọn lọc, câu văn tự do, phóng túng,
 - Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
Tiến trình lên lớp:
 - Ôn định lớp:
 - Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra tình hình soạn bài của HS cả lớp. Gọi mỗi lớp 5 HS kiểm tra kĩ, nhận xét , cho điểm.
 - Bài giảng:
 + Đặt vấn đề: Trên đất nước VN, dòng sông Bạch Đằng lịch sử là nơi tụ hội sức mạnh và chiến công dân tộc. Trong lịch sử VHVN cũng có một dòng thơ Bạch Đằng; đó là Trần Minh Tông với “Bạch Đằn giang”, Nguyễn Sưởng với “BĐG”, Nguyễn Trãi với “Bạch Đằng hải khẩu”, Nguyễn Mộng Tuân với “Hậu BĐG phú”, Và đến “BĐG phú” của Trương Hán Siêu được coi là một chiến tích thơ ca trên dòng sông Bạch Đằng.
 + Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
? Đọc tiểu dẫn và cho biết: tác giả Trương Hán Siêu là ai? Sống ở thời kì nào?
? Em biết gì về thể phú? Bài “Phú sông Bạch Đằng” được đánh giá như thế nào?
Bạch Đằng Giang Phú: được sáng tác theo thể phú cổ thể, mượn hình thức đối đáp chủ khách để thể hiện nội dung, có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ → được đánh giá là bài phú hay nhất của VHTĐ
GV: Hướng dẫn HS đọc và chia bố cục.
* Bố cục:
- P1: Từ đầu → dấu vết còn luông: giới thiệu nv.
- P2: Tiếp theo → nhớ người xưa chừ lệ chan: đối đáp giữa chủ và khách.
- P3: Còn lại: Lời từ biệt.
? Nhân vật khách trong bài phú là người nhơ thế nào? Tại sao lại muốn học Tử Trường tiêu dao đến sông Bạch Đằng?
GV giảng: Bằng những hình ảnh, không gian rộng lớn, những vùng đất nổi tiếng, những động từ thể hiện động tác mạnh: bằng số từ, thời gian...tác giả đã khắc họa được nét tính cách ưa hoạt động, có tráng chí, sôi nổi ham hiểu biết. Tất cả những điều ấy tạo nên nét riêng biệt của khách với những người ở ẩn (một con người hành động, nhập cuộc- con người nhà du của các bậc ẩn sĩ)
? Trên cảnh sông nước Bạch Đằng “Khách đặc biệt chú ý đến điều gì? Tâm trạng của khách ra sao?
? Tác giả xây dựng nhân vật các bô lão nhằm mục đích gì?
- Những nhân vật này có tính hư cấu và thực ra là một kiểu nhân vật tư tưởng, dùng để nói lên tư tưởng của nhà thơ.
- Qua lời thuyết minh ta thấy được niềm tự hào về quê hương, lịch sử.
? Qua lời thuyết minh của các bô lão, những chiến công trên sông Bạch Đằng được gợi lên như thế nào?
- Tính chất ác liệt của trận đánh là do quy mô, lực lượng, do ý nghĩa trận đánh nhưng mặt khác cũng rất quan trọng đó là sự đối đầu về ý chí của 2 đối phương.
GV bình: Tác giả làm bài thơ này khi nhà Trần có dấu hiệu suy thoái. Tác giả mới xót xa khi nhớ tới các vị anh hùng đã khuất và cảm thấy hổ thẹn vì hiện thời tỏ ra không xứng đáng.
* Khẳng định vai trò, vị trí con người, THS đã gợi lại hình ảnh Trần Hưng Đạo với câu nói đã lưu cùng sử sách: Sử chép rằng ngày 14. 11. 1287 (Đinh Hợi), có người tâu về triều về việc quân Nguyên đã tràn vào cửa ải sống Hồng ở mạn Phú Lương. Vua Nhân Tông lo lắng hỏi THĐ: Giặc đến thì làm thế nào”? THĐ ung dung trả lời: Năm nay, giặc đến dễ đánh”.
I> Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Trương Hán Siêu (?- 1354)
 - Là người có học vấn uyên thâm, từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống chống quân Nguyên- Mông, được các vua Trần kính trọng nên khi qua đời được thờ ở Văn Miếu.
 - Thơ văn của Trương Hán Siêu thể hiện tình cảm yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm đối với xã tắc của một người đề cao Nho học.
2/ Văn bản:
 a) Thể loại: Phú cổ thể.
 b) Hoàn cảnh sáng tác: Khi vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại.
II> Đọc hiểu văn bản:
 1/ Nội dung:
 a) Nhân vật khách:
 - Trong cuộc dạo chơi ngắm phong cảnh, nvật khách xuất hiện với cảm hứng bi tráng, hào hùng, với tư thế ung dung, phóng khoáng, tự hào.
 - Đó là cảm hứng của con người có “tráng chí bốn phương” + Đó là tư thế của con người với tâm hồn khoáng đạt, với hoài bão lớn lao “Nơi có người đi...”
 - Cái tráng chí bốn phương của “khách” ( tác giả) được gợi lên qua các địa danh. à Địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc ( chủ yếu bằng sách vở, bằng trí tượng tượng) à Những hình ảnh không gian rộng lớn, những vùng đất nổi tiếng đã thể hiện tráng chí bốn phương.
à Những địa danh của đất Việt với không gian cụ thể
à cảnh thực, được mô tả trực tiếp à cảnh thiên nhiên thật hùng vĩ, hoành tráng, song cũng ảm đạm, hiu hắt.
 - Tâm trạng: vừa vui sướng tự hào, vừa buồn đau nuối tiếc.
 b) Nhân vật tập thể: Các bô lão.
 - Có thể là tưởng tượng hoặc hư cấu. Xây dựng các nhân vật bô lão nhằm:
 + Tượng trưng cho tiếng nói của lịch sử.
 + Thuyết minh về mảnh đất lịch sử và những chiến công trên sông Bạch Đằng.
 - Những chiến công trên sông Bạch Đằng:
 + Sau một câu hồi tưởng về trận ”Ngô chúa phá Hoằng Thao”, các bô lão kể với ”khách” về chiến tích ”Trùng Hưng nhị chúa bắt Ô Mã”.
 + Lời kể theo trình tự diễn biến tình hình à Những hình tượng thơ kì vĩ, mang tầm vóc của đất trời; những hình tượng đặt trong thế đối lập: nhật nguyệt/ mờ, trời đất/ đổ, báo hiệu 1 cuộc thủy chiến kinh thiên động địa.
=> Thái độ, giọng điệu của các bô lão trong khi kể về chiến công Bạch Đằng là đầy nhiệt huyết, tự hào; là cảm hứng của người trong cuộc. Lời kể sử dụng những câu thơ dài ngắn khác nhau phù hợp với tâm trạng và diễn biến trận đánh. Các hình ảnh, điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Hợp Phì, Xích Bích, gieo roi...)→ góp phần tái hiện lại tài đức của vua tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca.
 c) Bình luận về chiến thắng Bạch Đằng:
 - Chiến thắng Bach Đằng nhờ sự trợ giúp của trời và tài năng của người chèo lái cuộc chiến.
 - Khẳng định sự hằng tồn của dòng sông Bạch Đằng lịch sử, cũng là khẳng định chân lí: Vai trò, vị trí của con người.
 - Nhân tố quyết định của sự nghiệp giữ nước, đó là chính nghĩa đạo đức. Để khẳng định sự vĩnh hằng của chân lí đó, tác giả đựa vào quy luật của tự nhiên.
 2/ Nghệ thuật: 
 - Sử dụng thể phú tự do, không bị gò bó vào niêm luật, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú, đa dạng.
 - Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm, lối diễn đạt khoa trương,...
 3/ Ý nghĩa văn bản: Thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia, dân tộc.
III> Kết luận: Ghi nhớ SGK. 
Hướng dẫn tự học: Bình luận về ý nghĩa triết lí trong lời của nhân vật ”khách” ở cuối bài phú: ”Bởi đâu đất hiểm, cốt minh đức cao”.
Dặn dò: Soạn bài ” Đại cáo bình Ngô”- Nguyễn Trãi.
 Yêu cầu tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, bố cục bài cáo.
 Phân tích đoạn 1.
 ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Tài liệu đính kèm:

  • docV10 Phú sông Bach Đằng.doc