Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tào tháo uống rượu luận anh hùng

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tào tháo uống rượu luận anh hùng

Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

 - Hiểu được tính cách của Tào Tháo và Lưu Bị.

 - Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện giàu kịch tính thông qua cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ của từng nhân vật và chi tiết chọn lọc.

Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 - Kiến thức: + Lưu Bị khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. Tào Tháo gian hùng, nhưng chủ quan nên thất bại trong cuộc đấu trí.

 + Cách miêu tả nhân vật qua cử chỉ, ngôn ngữ, qua lối kể chuyện giàu kịch tính.

 - Kĩ năng: + Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

 

doc 2 trang Người đăng sangtgdt Lượt xem 4402Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tào tháo uống rượu luận anh hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG
 (Trích: Tam quốc diễn nghĩa- La Quán Trung)
Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
 - Hiểu được tính cách của Tào Tháo và Lưu Bị.
 - Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện giàu kịch tính thông qua cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ của từng nhân vật và chi tiết chọn lọc.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: + Lưu Bị khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. Tào Tháo gian hùng, nhưng chủ quan nên thất bại trong cuộc đấu trí.
	+ Cách miêu tả nhân vật qua cử chỉ, ngôn ngữ, qua lối kể chuyện giàu kịch tính.
 - Kĩ năng:	+ Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
GV: Đọc- Hướng dẫn cách đọc
HS: 2 em đọc
H: Qua phần đọc, hãy cho biết chủ đề của đoạn trích?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
GV: Nhận xét, nhấn mạnh.
Hoạt động 2
H: Cuộc đấu trí giữa Lưu Bị và Tào Tháo diễn ra như thế nào?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
GV: Nhận xét, giảng rõ.
H: Trong cuộc đấu trí ấy, em thấy tâm trạng của Lưu Bị như thế nào? Vì sao?
HS: Thảo luận, phát biểu
GV: Nhận xét, diễn giảng
Đúng vậy, nếu Tào Tháo biết được mục đích của Lưu Bị, biết được chí khí thật của ông thì có lẽ với bản chất tàn ác, nham hiểm và đa nghi hiếm có liệu Tào Tháo có để cho Lưu Bị sống sót không, đó là giây phút sợ hãi thực sự, may thay trời đã cứu ông một màn thua và nhờ tính khôn khéo của ông: “Gớm ghê, tiếng sét dữ quá”.
H: Qua cuộc đấu trí và tâm trạng ấy em thấy Lưu Bị là người như thế nào?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
Đó là tính cách của một người anh hùng lí tưởng, một vị vua tương lai của nhân dân TQ cổ đại.
GV: Nhận xét, nhấn mạnh.
H: Quan niệm về anh hùng của Tào Tháo ntn? Qua đó em có nhận xét gì về con người Tào Tháo?
HS: Thảo luận, phát biểu
Con người Tào Tháo có bản chất gian hùng (vừa gian vừa hùng), Tào Tháo là một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba lỗi lạc, thông minh, cơ trí, dũng cảm nhà thơ, nhà văn hóa kiệt xuất nhưng đồng thời là một tên trùm, quân phiệt, đa nghi, nham hiểm, tàn bạo với triết lý sống ích kỷ, cá nhân: “Thà ta phụ người chớ không để người phụ ta”
H: Quan niệm của Lưu Bị về anh hùng ntn? Với quan niệm ấy, ông là người thắng hay thua? Vì sao?
HS: Thảo luận, phát biểu
GV: Nhận xét, kết luận
H: Đoạn trích này có những nét nghệ thuật nào đáng lưu ý?
HS: Kết luận
GV: Giảng rõ
I. Đọc và tìm hiểu chủ đề văn bản:
1. Đọc văn bản:
2. Chủ đề văn bản:
Đoạn trích ca ngợi trí thông minh, sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong ứng xử, đối đáp của Lưu Bị khi phải đối mặt với Tào Tháo để bàn luận về người anh hùng trong thiên hạ.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Cuộc đấu trí giữa Lưu Bị và Tào Tháo:
* Cả Lưu Bị và Tào Tháo đều sử dụng mưu trí để đối thoại với nhau:
- Tào khôn ngoan, quỷ quyệt
- Lưu Bị khiêm nhường, thận trọng, kín đáo nhưng rất khôn ngoan.
* Tâm trạng của Lưu Bị:
- Lo sợ
- Vì ông đang cố giấu mình, tỏ ra là người tầm thường, bất tài để che mắt Tào.
* Tính cách: Lưu Bị là người trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy, kiên trì nhẫn nại thực hiện chí phò vua giúp nước.
2. Quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo:
- “Anh hùng là người trong bụng có chí lớn...nuốt cả trời đất”
→ quan niệm đó chính là quan niệm của giai cấp bóc lột, áp bức trong XHPK, muốn đè đầu cưỡi cổ dân chúng, làm bá chủ thiên hạ.
- Qua cuộc đấu trí, qua quan niệm ấy ta thấy Tào Tháo là người gian hùng.
3. Quan niệm về người anh hùng của Lưu Bị:
- Quan niệm về người anh hùng của Lưu Bị không đồng nhất với Tào Tháo.
- Bề ngoài ta thấy Lưu Bị thua nhưng thực ra là thắng
→ Bởi vì: Ông đã thực hiện thành công màn kịch của mình, thể hiện một con người có mưu cao, chí lớn trong thiên hạ, biết chờ thời, cương nhu đúng lúc.
4. Nghệ thuật:
* Xây dựng tình huống truyện:
Tào Tháo bàn luận chuyện anh hùng khi Lưu Bị đang ở thế yếu và che đậy bí mật phò vua giúp nước.
* Thủ pháp khắc họa tính cách nhân vật:
- Miêu tả Lưu Bị trực tiếp qua việc ứng phó tinh tế, linh hoạt, hành động, ngôn ngữ phù hợp.
- Miêu tả Lưu Bị gián tiếp qua sự đối lập với những suy nghĩ đơn giản, nông cạn của Quan Vũ và Trương Phi.
- Đưa yếu tố thiên nhiên vào một cách hợp lý.
 IV. Củng cố: GV nhắc lại các ý chính để củng cố bài học.
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Tóm tắt văn bản thuyết minh.
 VI. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docV10 Tào Tháo uống rượu luận anh hùng.doc