Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 91: Chiếu dời đô

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 91: Chiếu dời đô

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp HS nắm được: Chiếu dời đô phản ánh khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt

- Kết cấu chặt chẽ, cách lập luận có sức thuyết phục

- HS biết cách lập luận để viết văn nghị luận

* Trọng tâm: Lý do và mục đích của việc dời đô

B. Chuẩn bị:

1- GV: Soạn bài

2- HS: đọc và soạn trước

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

 1.ổn định ổ chức

 2.Kiểm tra bài cũ

 3 Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 3955Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 91: Chiếu dời đô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 27/1/13
ND: 29/1/13
 Tiết 91 :Chiếu dời đô 
 Lý Công Uẩn 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS nắm được: Chiếu dời đô phản ánh khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt
- Kết cấu chặt chẽ, cách lập luận có sức thuyết phục
- HS biết cách lập luận để viết văn nghị luận
* Trọng tâm: Lý do và mục đích của việc dời đô
B. Chuẩn bị:
1- GV: Soạn bài
2- HS: đọc và soạn trước
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 1.ổn định ổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ
 3 Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
- Hãy nêu những nét chính về Lý Công Uẩn?
- Bài “Chiếu dời đô” được tác giả viết trong hoàn cảnh nào?
- Văn bản được viết theo thể loại nào?
-Văn bản được viết theo thể chiếu? Em hiểu “chiếu” là gì?
 -Bố cục văn bản được chia làm mấy phần. Nội dung chính của từng phần?
- Để giải thích lý do vì sao phải dời đô mở đầu bài chiếu tác giả Lý Công Uẩn đã viện dẫn bằng các sự kiện lịch sử nào?
- Tác giả đã sử dụng dẫn chứng nào? Em hiểu gì về nhà Thương, Chu?
- Việc nhà Thương, nhà Chu dời đô đã đem lại kết quả gì?
- Ngoài việc viện dẫn lịch sử TQ, Lý Công Uẩn còn viện dẫn sự kiện lịch sử nào ở Việt Nam?
- Hai triều đại theo ý riêng mình, không dời đô đã đem lại kết quả gì?
- Em có nhận xét gì về những lý lẽ và dẫn chứng mà tác giả đưa ra? (khách quan, chính xác, hợp lý và thực tế)
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật trong đoạn văn
- Mục đích tác giả viện dẫn các sự kiện lịch sử trong đoạn văn để làm gì?
- Vì sao Lý Công Uẩn cho rằng Kinh đô Hoa Lư không phù hợp để đóng đô? 
- Qua đây em thấy cái nhìn của Lý Công Uẩn như thế nào? 
- Qua đoạn văn nêu lý do vì sao phải dời đô tác giả bộc lộ khát vọng gì? (khát vọng cần thiết phải dời đô để xây dựng một đất nước hùng cường)
- Câu này thuộc loại câu gì? (câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định)
- Thành Đại La là nơi như thế nào?
- Theo sự đánh giá nhận xét của Lý Công Uẩn về tương lai của Thành Đại La, ta thấy khát vọng của ông là gì?
- Em có nhận xét gì vè cách sử dụng từ ngữ về kết cấu của đoạn văn này?
- Tác dụng của việc sử dụng câu văn này?
- Em có nhận xét gì về lời ban bố này?
- Qua lời ban bố này em hiểu gì về tư tưởng tình cảm của Lý Công Uẩn?
- “Chíêu dời đô” phản ánh điều gì về đất nước Đại Việt?
I. Đọc - hiểu chú thích
1. Đọc 
2.Chú thích
3. Thể loại: văn nghị luận
4. Bố cục: 3 phần
- Lý do dời đô
- Vị thế thành Đại La
- Lời ban bố của vua
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Lý do dời đô
- Viện dẫn sử sách TQ nhiều lần dời đô
+ Nhà Thương: 5 lần
+ Nhà Chu: 3 lần
-> Đem lại kết quả tốt đẹp
- Hai triều đại nhà Đinh, Lê: không dời đô theo ý mình -> hq tri suy vong
- Nghệ thuật: đối lập: vừa nêu gương, vừa phê phán
-> Muốn dời đô về nơi trung tâm để mưa toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài.
2. Vị thế thành Đại La
- Vị trí địa lý: là mảnh đất hưng thịnh, là thắng địa, là nơi trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá
-> Đem lại lợi ích đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài, phồn thịnh
- Từ ngữ giàu tính hình tượng, câu văn ngắn, đối nhau (văn biến ngẫu)
-> Tạo sự lập luận chặt chẽ, thu hút người đọc
3. Lời ban bố của vua
- Ngắn gọn, tình cảm, ngôn ngữ mang tính đối thoại -> bày tỏ thái độ tôn trọng quân thần bằng 1 câu hỏi có sức thuyết phục lớn
-> Khẳng định ý chí dời đô là hợp lý với ý nguyện của cả dân tộc
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: Ngôn từ trang trọng, lời văn giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
2. Nội dung: SGK
* Ghi nhớ
4Củng cố : gv hệ thống lại bài học
5. Dặn dò : về học bài chuẩn bị bài mới
Ngày soạn : 27/1 /13 
Ngày giảng: 31/1/13 
Tiết 92: Câu trần thuật
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS nắm được khái niệm về câu trần thuật và các đặc điểm hình thức , chức năng của câu trần thuật.
- Rèn luyện HS kỹ năng nhận biết và sử dụng các câu trần thuật trong nói và viết.
- Tích hợp với các văn bản đã học, các kiểu câu đã học, văn thuyết minh.
B. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, bảng phụ
HS: Ôn tập, chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra: 5'
Nêu những đặc điểm hình thức của câu cảm thán? Cho ví dụ?
Câu cảm thán có những chức năng gì? Cho ví dụ?
3/ Bài mới: 37'
 HĐ của thày trò
H: Hai đoạn văn trên nhằm diễn tả nd gì? 
H: Nhắc lại đ2 hình thức của các kiểu câu đã học?
H: Trong đoạn trích trên, những câu nào không có đặc điểm hình thức của những kiểu câu đã học? 
H: Những câu này có đặc điểm như thế nào?
H: Vậy câu trần thuật có những đ2 ntn về hình thức?
H: Những câu trần thuật trên có tác dụng ntn?
H: Cho biết, câu trần thuật có những chức năng nào?
H: Nhận xét gì về dấu câu được sử dụng trong câu trần thuật?
H: Trong 4 kiểu câu vừa học, kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất ? vì sao?
* BT nhanh: Cho biết chức năng của các câu trần thuật sau:
H: Để làm được BT này, chúng ta căn cứ vào những đơn vị kiến thức nào?
HS đọc - nêu y/c BT 2
Đọc phần hướng dẫn trong VBT.
GV yêu cầu hs đọc lại phần dịch nghĩa và dịch thơ của VB.
H: Muốn nhận xét được ý nghĩa của 2 câu trên, cần căn cứ vào đâu? 
- HS đọc, nêu y/c BT3 (HD)
H: Căn cứ vào đâu để nhận biết được các kiểu câu và mđ? 
H: Căn cứ vào chức năng, nhận biết sự khác biệt về ý nghĩa của câu .
- HS đọc - nêu y/c BT4
H: Căn cứ vào đơn vị kiến thức nào để làm BT.
- HS hoạt động độc lập.
 Nội dung chính
I. Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
1) VD: SGK - T 45
2) Nhận xét:
- Những câu văn trên không mang những dấu hiệu hình thức của những kiểu câu đã học ( như từ nghi vấn, câu cảm thán..).
3) Kết luận : Ghi nhớ 1(SGK)
II.Chức năng của câu trần thuật.
1) Ví dụ: SGK - T 45.
2) Nhận xét:
- Đoạn a: Câu 1, 2 Trình bày suy nghĩ của người.
C3:Nhắc nhở trách nhiệm của mỗi người.
- Đoạn b: C1: Kể và tả.
C2: Thông báo.
- Đoạn d: C2: Nhận định, đánh giá.
C3: Biểu cảm.
3) Kết luận:Ghi nhớ (SGK - T 46)
III. Luyện tập: 
1/ Bài 1: Nhận biết và xác định chức năng của câu:
a) C1: Trần thuật, dùng để kể.
C2: Trần thuật, dùng bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
C3: Trần thuật, dùng bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
b) C1: Trần thuật, dùng để kể.
C2: Cảm thán (có từ "qúa")
C3, 4: Trần thuật, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
2/ BT2:
- Câu: Trước cảnh. thế nào? => câu nghi vấn.
- Câu: Cảnh đẹp .. hồ => Câu trần thuật.
=> Câu dịch nghĩa và câu dịch thơ khác nhau về kiểu câu, mang ý nghĩa giống nhau nhưng sắc thái biểu cảm của 2 câu có khác nhau.
3/ BT3: 
a) Câu cầu khiến - ra lệnh.
b) Câu nghi vấn => đề nghị nhẹ nhàng.
c) Trần thuật - đề nghị nhẹ nhàng.
=>Khác nhau về kiểu câu,chức năng giống nhau (cầu khiến). Mức độ cầu khiến (đề nghị) của 2 câu b,c nhẹ nhàng hơn câu a.
4/ BT4
- Cả 3 câu trên đều là câu trần thuật
(Căn cứ vào đặc điểm, hình thức, chức năng)
- Câu a: Dùng để cầu khiến.
Câu b1: Dùng để kể.
Câu b2: Dùng để cầu khiến.
4/ Củng cố: Nêu những đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?
5/ HDVN: - Học ghi nhớ - Chuẩn bị bài: Câu phủ định.
==================================================================
Ngày soạn : 27/1 /13 
Ngày giảng: 1/2/13 
 Tiết 89,90 : Viết bài tập làm văn số 5 

Tài liệu đính kèm:

  • docg an vatuanan 24.doc