Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 93 :Câu phủ định

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 93 :Câu phủ định

A. Mục tiêu cần đạt:

- HS hiểu được khái niệm câu phủ định, tác dụng của câu phủ định.

- Rèn luyện cho hs kỹ năng nhận biết và sử dụng câu phủ định trong khi nói và viết.

- Tích hợp với phần văn ở văn bản "Chiếu dời đô" với phần TLV ở bài " Chương trình địa phương"

B. Chuẩn bị:

1.GV: Giáo án,

2.HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

1/ ổn định:

2/ Kiểm tra:

? Câu trần thuật có đặc điểm hình thức nào? Nêu những chức năng của câu trần thuật?

3/ Bài mới:

 

doc 9 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tiết 93 :Câu phủ định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 3/2/2013 
Ngày soạn : 5/ 2/2013 
Tiết 93:Câu phủ định
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS hiểu được khái niệm câu phủ định, tác dụng của câu phủ định.
- Rèn luyện cho hs kỹ năng nhận biết và sử dụng câu phủ định trong khi nói và viết.
- Tích hợp với phần văn ở văn bản "Chiếu dời đô" với phần TLV ở bài " Chương trình địa phương"
B. Chuẩn bị:
1.GV: Giáo án, 
2.HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1/ ổn định: 
2/ Kiểm tra: 
? Câu trần thuật có đặc điểm hình thức nào? Nêu những chức năng của câu trần thuật? 
3/ Bài mới: 
Hoạt động
H: Vẽ hình thức, những câu văn b, c, d có điểm gì khác so với câu a?
H: Những câu văn nêu 1 thông tin, thông báo nào đó, nhưng trong đó có chứa các từ chỉ tính chất phủ định, gọi là kiểu câu gì? (câu phủ định)
H: Vậy, câu phủ định có đặc điểm gì về hình thức?
H: Câu văn a, dùng để làm gì?
H: Các câu văn b, c, d có chức năng gì khác so với câu a?
H: Tìm những câu văn có từ ngữ phủ định? 
H: Mục đích sử dụng các từ ngữ phủ định của mấy ông thầy bói là để làm gì?
H: Vậy, câu phủ định có những chức năng ntn?
- HS đọc - nêu y/c BT1
- Đọc phần hướng dẫn làm BT.
H: Để thực hiện y/c bài tập, ta căn cứ vào đơn vị kiến thức nào? (căn cứ vào chức năng nào của câu phủ định)
- HS đọc, nêu y/c BT2
H: Căn cứ vào nd kiến thức nào để thể hiện y/c BT? (Đặc điểm hình thức, chức năng)
- Căn cứ vào đặc điểm hình thức đặt những câu mang ý nghĩa tương đương.
- Nhận xét tác dụng của những câu mang ý nghĩa tương đương đó.
- HS đọc, nêu y/c BT3
- GV lưu ý hướng dẫn học sinh chú ý đến ý nghĩa, chức năng của các từ không , chưa.
=> ý nghĩa câu phụ thuộc vào từ đó.
Nội dung
I/ Đặc điểm hình thức của câu phủ định:
1) Ví dụ: SGK - T 52.
2) Nhận xét:
- Các câu b, c, d có chứa các từ không chưa, chẳng mang tính chất phủ định.
3) Kết luận: Ghi nhớ 1 (SGK - T53)
II/ Chức năng của câu phủ định:
1) Ví dụ: SGK - T52.
2) Nhận xét 
- Các câu b, c, d phủ định việc Nam đi Huế.
- Mấy ông thày bói dùng những từ phủ định để bác bỏ nhận định, phản bác nhận định.
3) Kết luận: Ghi nhớ: 
II. Luyện tập: 
1/ Bài 1: 
a/ Không có.
b/ Cụ cứ tưởng thế đấy.đâu!
=> Bác bỏ điệu bộ mà LH bị dằn vặt, đau khổ.
c) Không, chúng con đâu.
=> Bác bỏ điều cái Tí cho rằng mẹ nó đang lo lắng, thương xót vì chị em chúng nó đói.
2/ Bài 2: 
a) Không phải là không = có (khẳng định) => câu chuyện có lẽ chỉ là 1 câu chuyện hoang đường song vẫn có ý nghĩa
b) Không ai không = có (khẳng định)
- Tháng tám... ai cũng từng..
c) Ai chẳng = ai cũng (khẳng định) => Từng qua... ai cũng...
* Nhận xét: Các câu trong SGK, dùng cách nói phủ định của phủ định để khẳng đinh thường có ý nghĩa khẳng định và có sức thuyết phục cao, 
3/ Bài 3:
- Nếu thay từ phủ định " Không= "chưa" thì viết câu: "Choắt chưa dậy được"
- Viết "không dậy được nữa "có nghĩa là vĩnh viễn không dậy được (phủ định tuyệt đối)
- Viết "chưa dậy được" có nghĩa là sau đó có thể dậy được (phủ định tương đối).
=> Câu văn của TH rất phù hợp với db của câu chuyện, vì vậy không nên viết lại. 
4/ Củng cố: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
5/ HDVN : - Học thuộc nd mục ghi nhớ, chuẩn bị bài: Hành động nói.
Ngày soạn: 3/2 /2013 
Ngày giảng: 7/2/2013
Tiết 94: Chương trình địa phương (phần TLV)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hướng dẫn hs thực hiện chuẩn bị viết và trình bày bản thuyết minh, giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử địa phương mình đảm bảo chính xác, mạch lạc, hấp dẫn, đúng thể loại, quá đó thêm hiểu biết, yêu mến, tự hào về quê hương mình.
- Rèn hs kỹ năng tổng hợp chuẩn bị và viết bài thuyết minh về đề tài giới thiệu danh lam thắng cảnh di tích lịch sử địa phương.
- Tích hợp với phần văn ở bài "Hịch tướng sĩ", với phần TV ở các loại "câu cảm thán", "câu nghi vấn", "câu cầu khiến" tích hợp với thực tế địa phương.
B. Chuẩn bị:
1.GV: Giáo án, tìm hiểu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử địa phương.
2.HS: Tìm hiểu và lựa chọn đề tài thuyết minh.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra:
? Hãy kể tên những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử của địa phương em?
3/ Bài mới: 
Hoạt động của thày trò
GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm được giao 1 đề bài:
- Các nhóm thảo luận, tìm hiểu, chuẩn bị cho bài thuyết minh bằng cách nghiên cứu, quan sát, hỏi những người lớn tuổi, những người hiểu biết.
- GV hướng dẫn các nhóm lập dàn ý, trình bày nội dung phần dàn ý theo nhóm.
- Cử đại diện nhóm trình bày những nội dung đó trước tập thể lớp.
- Nhóm nhận xét lẫn nhau, về bài làm, về hình thức, nội dung trình bày.
- Sau khi hs đã trình bày phần thuyết minh của mình.
- GV hướng dẫn hs tham khảo 1 số văn bản thuyết minh.
- Từ đó, hs tự nhận xét, tự rút ra bài học cho bản thân về lý thuyết phần văn bản thuyết minh.
Nội dung chính
I. Chuẩn bị:
- Đề 1: Giới thiệu ngôI trường em học
- Đề 2: Giới thiệu dòng sông chảy qua quê em.
- Đề 3: Giới thiệu dãy núi Đồng Cao.
II. Trình bày văn bản thuyết minh:
1/ Mở bài: 
Dẫn vào cảnh quan, vai trò của canh quan ở quê em với đ/s của nhân dân địa phương nơi em ở.
2/ Thân bài
- Trình bày theo trình tự kg: từ ngoài vào trong, từ địa lý đến lịch sử
- Hoặc theo trình tự thời gian: Từ quá trình xd trùng tu, tôn tạo.
- Có sự k/h giữa tả, kể, biểu cảm để giới thiệu nổi bật danh lam thắng cảnh của địa phương tới bạn đọc.
3) Kết luận:
- Nêu lên vai trò, ý nghĩa của danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử đó, ý thức bảo vệ, giữ gìn tôn tạo, di tích: danh lam đó.
III. Tham khảo văn bản mẫu
- Văn bản: "Động Phong Nha".
- Văn bản: "Lễ hội đình Chèm"
- Văn bản: " Đất dừa qh Đồng khởi"
=> HS nhận xét rút ra bài học sau quá trình chuẩn bị, sau quá trình hoàn thành văn bản.
- Củng cố thêm về lý thuyết của văn bản thuyết minh.
4/ Củng cố: Những điều cần lưu ý khi làm bài văn thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh?
5/ HDVN :- Ôn tập lý thuyết về văn thuyết minh.
- Tìm hiểu những văn bản thuyết minh về danh lam thắng cảnh địa phương.
- Ôn tập, làm các bài văn thuyết minh.
=================================================================
Ngày soạn:	3/2/2013
Ngày giảng: 8/2/2013
Tiết 95: Hịch tướng sĩ (T1)
 - Trần Quốc Tuấn-
A. Mục tiêu cần đạt:- Giúp hs cảm nhận được tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm chiến đấu, chiến thắng kẻ thù.
- Rèn học sinh kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích những đặc điểm của thể "hịch"
- Tích hợp văn bản: "Chiếu dời đô", văn nghị luận, hành động nói"
B. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, từ điển thuật ngữ VH, tranh SGK.
HS: Soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định: 
2/ Kiể m tra: 
? Sự kết hợp giữa lý lẽ và tình cảm thể hiện như thế nào trong bài "Chiếu dời đô”
3/ Bài mới: 
Hoạt động của thày trò
H: Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Trần Quốc Tuấn?
H: Bài "Hịch tướng sĩ" ra đời trong hoàn cảnh nào?
H: Hãy nêu các đặc điểm chính nào của thể hịch ?
H: hãy xác nhận các đặc điểm chính của bài ?
H:VB có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
Đ2 tách làm 2 đoạn
- Tình hình đất nước hiện tại, nỗi lòng chủ tướng.
- Phân tích, p2 những biểu hiện sai trái của người tướng.
H: ý chính của đoạn văn này là gì? 
H: Những nhân vật này có địa vị xã hội cao thấp khác nhau, thuộc các thời đại khác nhau, nhưng ở họ có những điểm chung nào để làm gương sáng cho mọi người noi theo?
H: Em có nhận xét gì về cách tác giả đưa dẫn chứng trong đoạn? 
H: Tác dụng của cách đưa dẫn chứng như vậy?
H: T/S tác giả chỉ nêu các gương ở TQ thậm chí cả những người đang là kẻ thù của ta? 
H: Tuy vậy, đoạn văn mở đầu của bài hịch cũng đã đảm nhận được chức năng nào?
Nội dung chính
I. Đọc, hiểu chú thích: 
1/ Đọc: 
2/ Chú thích
a) Tác giả - tác phẩm
3/ Bố cục:
- Đ1: Từ đầu -tiếng tốt: Nêu gương sáng về lòng trung quân ái quốc trong lịch sử.
Đ2: Huống chi..được không?:
Phân tích tình hình địch ta nhằm khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tướng sĩ.
Đ3: Còn lại: Kêu gọi tướng sĩ học tập "Binh thư yếu lược"
II. Đọc , hiểu văn bản: 
1/ Những gương sáng về lòng trung quân ái quốc trong lịch sử.
* Mở đầu bài hịch là 1 đoạn văn nêu gương các trung thần nghĩa sĩ hi sinh vì chủ, vì nước. Cách nêu dẫn chứng từ xa đến gần, từ xưa đến nay, ngắn gọn và tập trung đã làm nổi bật tư tưởng quên mình vì chủ, vì nước của họ. 
 Đoạn văn đã nêu gương sáng trong lịch sử để khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ thời Trần, kêu gọi tướng sĩ học tập những gương sáng của lịch sử TQ.
4/ Củng cố: Trong phần mở đầu của bài hịch, t/g đã tự bộc lộ mình như thế nào?
5/ HDVN- Đọc kỹ văn bản.- Chuẩn bị nd bài học giờ sau.
=================================================================
 Ngày soạn:	3/2/2013
Ngày giảng: 8/2/2013 
Tiết 96: Hịch tướng sĩ (T2)
- Trần Quốc Tuấn-
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs cảm nhận từ văn bản những lời khích lệ chân tình của TQT với tướng sĩ về sự cần thiết phải học tập "Binh thư yếu lược", lòng yêu nước nồng nàn của TQT cũng như của nd ta thời nhà Trần, thấy được đặc sắc NTNL. 
- Rèn hs kỹ năng tìm hiểu và phân tích NT lập luận, k/n lý lẽ và t/c rất hấp dẫn, thuyết phục.
- Tích hợp: Tiếp tục công việc của tiết 93.
B. Chuẩn bị:
1.: Giáo án, bảng phụ .
2.: Tìm hiểu lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên xâm lược vào TK XIII.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định: 
2/ Kiểm tra: Nêu hiểu biết của em về thể "hịch" ? 
3/ Bài mới: 
H: Nội dung chính của đoạn?
H: Đoạn văn nào nói lên tình hình địch? 
H: Thời loạn lạc và buổi gian nan mà tác giả nói tới ở đây thuộc về TK LS nào của nước ta?
H: Trong thời buổi ấy, h/a kẻ thù hiện lên ntn?
H: Có gì đặc sắc trong lời văn khắc họa kẻ thù?
H: Cách tạo lời văn như thế có tác dụng ntn? 
H: Từ đó kẻ thù của dân tộc hiện ra như thế nào?
H: Nhận xét thái độ của người viết?
H: Đoạn văn nào diễn tả lòng căm thù giặc? 
H: Đoạn văn này được cấu tạo như thế nào trên các phương diện: câu? Liên kết ý trong câu, cách dùng dấu câu, dùng từ, giọng điệu?
H: Cách cấu tạo ấy có t/d gì trong việc diễn tả tâm trạng con người?
H: Nguồn gốc sự căm thù là do đâu?
H: Vì sao cảm xúc căm giận của tác giả có sức lây lan đến người đọc, người nghe?
H: Đoạn văn nào nói lên ân tình của chủ tướng đối với các tướng sĩ 
H: Nhận xét gì về các câu văn trong đoạn? Tác dụng của nó trong việc diễn tả mqh chủ tướng?
H: Đoạn văn nào thể hiện sự phương pháp lối sống sai lầm của các tướng sĩ?
H: Những sai lầm của tướng sĩ được nhắc tới trên các phương diện nào?
H: Những biểu hiện đó cho thấy cách sống ntn cần p2?
H: Tác giả đã phân tích hậu quả của cách sống này trên các phương diện nào?
H: Những lời văn đó đã bộc lộ t. độ nào của tác giả?
H: Tiếp theo, tác giả đã khuyên răn tướng sĩ những điều nào?
H: Lợi ích của những lời khuyên đó được kđ trên các phương diện nào?
H: Nhận xét về NT nghị luận của tác giả? 
H: Theo em, VS TQT có thể nói với tướng sĩ rằng: "nếu các ngươi.. nghịch thù"
H: Điều này cho thấy TQT có thái độ như thế nào đối với tướng sĩ của ông và với kẻ thù?
H: Lịch sử chống quân xâm lược thời Trần đã chứng minh ntn cho chủ trương kêu gọi tướng sĩ học tập "Binh thư" của TQT?
H: Em cảm nhận được những điều sâu sắc nào từ nội dung của bài hịch?
H: Cùng với nd ấy là những đ.s NT nào để bài hịch được đánh giá là 1 trong những bài NL xuất sắc nhất của văn học nước ta?
H: Cuối bài hịch, tác giả viết "Ta. bụng ta". Theo em, tướng sĩ biết bụng chủ tướng như thế nào?
II. Đọc, hiểu văn bản: 
2/ Phân tích tình hình địch - ta.
a) Tình hình địch 
-Quân Mông - Nguyên lăm le xâm lược nước ta.
Sứ giặc đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng.
=> Ngôn từ gợi hình, gợi cảm, h/a so sánh đặc sắc: * Bằng những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, biện pháp so sánh độc đáo, giọng văn mỉa mai, châm biếm đã khắc họa sinh động hình ảnh ghê tởm của kẻ thù, đó là những kẻ bạo ngược vô đạo, tham lam đáng khinh ghét, căm phẫn.
b) Lòng căm thù giặc:
=> Bằng những đặc sắc NT trên đoạn văn đã cực tả niềm uất hận trào dâng trong lòng, khơi gợi sự đồng cảm của người đọc, người nghe.
c) Ân tình của chủ tướng đối với các tướng sĩ.
 diễn tả mqh gắn bó khăng khít không thể tách rời giữa TQT là chủ tướng đối với các tướng sĩ của mình trên mọi phương diện vật chất và tinh thần, khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi cũng như đối với tình cốt nhục.
d) Sự phê phán lối sống sai lầm của tướng sĩ:
=> P2 cách sống quên danh dự và bổn phận, cầu an, hưởng lạc.
- Hậu quả: Mất hết sinh lực tâm trí đánh giặc.
Nước mất nhà tan.
=> Tác giả p2 dứt khoát, rạch ròi lối sống cá nhân, hưởng lạc của tướng sĩ.
- T/g khuyên tướng sĩ biết lo xa, tăng cường võ nghệ.
- Lợi ích: Chống được ngoại xâm
Còn nước còn nhà.
=> Đoạn văn đã phân tích thiệt hơn, t/đ cùng 1 lúc đến nhận thức, tình cảm, lương tâm đối với con nhà võ, để họ nhận rõ đúng sai, phải trái.
3/ Lời kêu gọi tướng sĩ:
- Tập "Binh thư yếu lược" là sách chọn lọc binh pháp của các nhà cầm quân nổi tiếng trong lịch sử, tướng sĩ cần phải biết.
=> TQT thể hiện thái độ dứt khoát, cương quyết, rõ ràng đối với tướng sĩ, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược.
III. Tổng kết: 
1/ Nội dung: Khích lệ chân tình của vị chủ tướng đối với tướng sĩ.
- Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của TQT cũng là của nhân dân nhà Trần.
2/ Nghệ thuật:
- Kết cấu chặt chẽ, k/h lý trí và t/c.
*Ghi nhớ SGK - T61.
IV. Luyện tập: 
- Coi trọng danh dự và bổn phận với đất nước.
- Khinh ghét thói cầu an hưởng lạc.
- Căm thù giặc, quyết chiến thắng kẻ thù.
- Tha thiết với vận mệnh của nước nhà.
4/ Củng cố: GV khái quát nd bài học
5/ HDVN: - Học ghi nhớ - tóm tắt nội dung văn bản.- Làm bài tập phần luyện tập.
- Soạn bài: Nước đại việt ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docg an van 8 tuan 25.doc