Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tổng kết phần văn học

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tổng kết phần văn học

Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

 - Hệ thống được những kiến thức đã học trong SGK Ngữ văn lớp 10.

 - Có khả năng phân tích tác phẩm văn học theo từng cấp độ: ngôn ngữ, hình tượng văn học, sự kiện, tác giả, tác phẩm.

Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 - Kiến thức: Cách nhìn tổng quát về nội dung và hình thức nghệ thuật của từng bộ phận văn học.

 - Kĩ năng: So sánh giữa các bộ phận văn học, hệ thống hóa những kiến thức đã học.

 

doc 5 trang Người đăng sangtgdt Lượt xem 7487Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Tổng kết phần văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC
Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
 - Hệ thống được những kiến thức đã học trong SGK Ngữ văn lớp 10.
 - Có khả năng phân tích tác phẩm văn học theo từng cấp độ: ngôn ngữ, hình tượng văn học, sự kiện, tác giả, tác phẩm.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: Cách nhìn tổng quát về nội dung và hình thức nghệ thuật của từng bộ phận văn học.
 - Kĩ năng: So sánh giữa các bộ phận văn học, hệ thống hóa những kiến thức đã học.
 Hoạt động 1: Tổng kết khái quát văn học Việt Nam.
- HS trình bày phần chuẩn bị bằng bảng phụ
- HS nhận xét, bổ sung. GV hoàn chỉnh.
I. TỔNG KẾT KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM:
- Hai bộ phận: văn học dân gian, văn học viết.
- Đặc điểm chung: Ảnh hưởng truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá, văn học nước ngoài. Hai nội dung lớn: yêu nước, nhân đạo.
- Đặc điểm riêng:
ĐẶC ĐIỂM
VĂN HỌC DÂN GIAN
VĂN HỌC VIẾT
Thời điểm ra đời
Ra đời sớm, từ khi chưa có chữ viết
Ra đời khi có chữ viết
Tác giả
Sáng tác tập thể
Sáng tác cá nhân
Hình thức lưu truyền
Truyền miệng
Chữ viết
Hình thức tồn tại
Gắn liền với những hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng (gắn với môi trường diễn xướng)
Cố định thành văn bản viết, mang tính độc lập của một tác phẩm văn học.
Vai trò, vị trí
Vai trò nền tảng của văn học dân tộc
Nâng cao và kết tinh những thành tựu nghệ thuật.
- Bộ phận văn học dân gian:
+ Đặc trưng cơ bản: tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.
+ Hệ thống thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
+ Giá trị: giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mỹ.
- Bộ phận văn học viết:
+ Đặc điểm chung: phản ánh hai nội dung lớn là yêu nước, nhân đạo, thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong những mối quan hệ đa dạng: quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ với quốc gia, với dân tộc, quan hệ xã hội, ý thức về bản thân.
+ Đặc điểm riêng:
ĐẶC ĐIỂM
TỪ THẾ KỶ X ĐẾN HẾT XIX
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY
Chữ viết
Chữ Hán và chữ Nôm
Chủ yếu là chữ quốc ngữ
Thể loại
-Thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: cáo, hịch, phú, thơ Đường luật, truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi,
-Thể loại sáng tạo trên cơ sở tiếp thu: thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm.
-Thể loại văn học dân tộc: truyện thơ, ngâm khúc, hát nói,
-Thể loại tiếp biến từ văn học trung đại: thơ Đường luật, câu đối,
-Thể loại văn học hiện đại: thơ tự do, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói,
Tiếp thu từ nước ngoài
Tiếp thu văn hoá, văn học Trung Quốc
Mở rộng tiếp thu văn hoá, văn học phương Tây, văn học Nga - Xô viết, Mỹ - La tinh,
Hoạt động 2: Tổng kết văn học viết Việt Nam trung đại (X-XIX)
- Nhóm HS tiến hành trình bày, thảo luận.
- HS khác nhận xét, bổ sung. GV hoàn chỉnh.
II. TỔNG KẾT VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM THỜI KỲ THẾ KỶ X ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX:
- Hai thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm.
- Bốn giai đọan văn học: từ X đến XIV, từ XV đến XVII, từ XVIII đến nửa đầu XIX, nửa cuối XIX.
- Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật:
+ Nội dung yêu nước với những biểu hiện phong phú, đa dạng, vừa phản ánh truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, vừa chịu sự tác động của tư tưởng “trung quân ái quốc”.
+ Nền tảng của nội dung nhân đạo là truyền thống nhân đạo của dân tộc, những tư tưởng tích cực vốn có của Nho, Phật, Đạo.
 IV. Củng cố: GV yêu cầu HS nhắc lại các ý chính trong bài để củng cố bài học.
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị tiết 2 của bài học.
 VI. Rút kinh nghiệm:
Tiết thứ: 95 Ngày soạn: 18/4/2010
Đọc văn
TÊN BÀI: TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU: Giúp HS 
1. Kiến thức: Nắm lại toàn bộ những kiến thức cơ bản của chương trình văn học lớp 10, từ văn học dân 
 gian đến văn học viết, từ văn học Việt Nam đến văn học nước ngoài.
 Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ, từ sự kiện văn học đến tác giả, tác phẩm
 văn học, từ ngôn ngữ đến hình tượng nghệ thuật.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức của lớp 10 để tiếp thu kiến thức lớp 11.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 Vấn đáp- hệ thống hóa kiến thức
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
 * Giáo viên: Thiết kế giáo án- TLTK
 * Học sinh: Vở bài soạn- sgk
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: 
b.Triển khai bài dạy:
Hoạt động 3: Tổng kết phần văn học nước ngoài
III. TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI:
- Về sử thi:
SỬ THI
ĐẶC ĐIỂM RIÊNG
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Ôđixê
(Hy Lạp)
- Biểu tượng sức mạnh trí tuệ và tinh thần trong chinh phục thiên nhiên để khai sáng văn hoá, mở rộng giao lưu văn hoá
-Khắc hoạ nhân vật qua hành động.
-Nhân vật: tiêu biểu cho sức mạnh, lý tưởng của cộng đồng; ca ngợi những con người với đạo đức cao cả, với sức mạnh, tài năng, trí thông minh, lòng quả cảm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên, chiến thắng cái ác vì chân, thiện, mỹ.
Ramayana
(Ấn Độ)
-Chiến đấu chống cái ác, cái xấu, vì cái thiện, cái đẹp; đề cao danh dự và bổn phận; tình yêu tha thiết với con người, với cuộc đời, với thiên nhiên.
-Con người được miêu tả về tâm linh, tính cách.
-Ngôn ngữ mang vẻ đẹp trang trọng, hình tượng nghệ thuật với vẻ đẹp kỳ vĩ, mỹ lệ, huyền ảo, với trí tưởng tượng phong phú, bay bổng.
- Về thơ Đường và thơ Haicư:
THƠ ĐƯỜNG
THƠ HAI-CƯ
-Nội dung: phong phú, đa dạng, phản ánh trung thực, toàn diện cuộc sống xã hội và đời sống tình cảm của con người; nổi bật lên là những đề tài quen thuộc về thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn, người phụ nữ.
-Nghệ thuật: hai thể chính là cổ phong (cổ thể), Đường luật (cận thể) với ngôn ngữ đơn giản mà tinh luyện, thanh luật hài hoà, cấu tứ độc đáo, rất hàm súc, giàu sức gợi.
-Nội dung: ghi lại phong cảnh với vài sự vật cụ thể, ở một thời điểm nhất định trong hiện tại, từ đó khơi gợi một cảm xúc, suy tư sâu sắc nào đó.
-Nghệ thuật: gợi là chủ yếu, sự mơ hồ dành một khoảng không to lớn cho trí tưởng tượng của người đọc. Ngôn ngữ rất cô đọng, cả bài chỉ trên dưới 17 âm tiết trong khoảng mấy từ. Tứ thơ hàm súc và giàu sức gợi.
 - Về Tam quốc diễn nghĩa:
+ Tiểu thuyết chương hồi. Thể hiện quan niệm về con người anh hùng của Trung Quốc.
+ Lối kể chuyện, khắc hoạ tính cách nhân vật.
Hoạt động 4: Tổng kết phần lí luận văn học.
IV. TỔNG KẾT PHẦN LÝ LUẬN VĂN HỌC:
VĂN BẢN VĂN HỌC
Tiêu chí chủ yếu
Cấu trúc
Các yếu tố nội dung
Các yếu tố hình thức
-Phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người.
-Xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mỹ cao.
-Xây dựng theo phương thức riêng - thể loại.
-Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa.
-Tầng hình tượng.
-Tầng hàm nghĩa.
-Đề tài.
-Chủ đề.
-Tư tưởng.
-Cảm hứng nghệ thuật.
-Ngôn từ.
-Kết cấu
-Thể loại.
 IV. Củng cố: HS ghi nhớ các kiến thức đã được chuẩn hóa
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Ôn tập phần tiếng Việt
 VI. Rút kinh nghiệm:
..
Tiết thứ: 96 Ngày soạn: 25/4/2010
Tiếng Việt
TÊN BÀI: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU: Giúp HS 
1. Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học trong năm học về tiếng Việt.
 Luyện tập để nâng cao kỹ năng về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn
 ngữ nghệ thuật, các yêu cầu sử dụng tiếng Việt.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng khái quát, hệ thống kiến thức.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức của lớp 10 để tiếp thu kiến thức lớp 11.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 Vấn đáp- hệ thống hóa kiến thức
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
 * Giáo viên: Thiết kế giáo án- TLTK
 * Học sinh: Vở bài soạn- sgk
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ ôn tập
III. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Giới thiệu bài trực tiếp
b.Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: GV phát vấn, HS trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK.
I. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ:
- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động
- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản. Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
- Chịu sự chi phối của các nhân tố: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
Hoạt động 2: HS trình bày phần chuẩn bị: phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (bảng phụ)
II. NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT:
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng
Các yếu tố phụ trợ
Đặc điểm chủ yếu về từ và câu
Ngôn ngữ nói
Người nói, người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau
-Từ khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng
-Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ
-Lời nói giao tiếp hằng ngày, ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa ngôn ngữ
-Câu tỉnh lược
Ngôn ngữ viết
Thể hiện bằng chữ viết, tiếp nhận bằng thị giác
Hệ thống dấu câu, ký hiệu, hình ảnh,
-Suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa
-Tính chính xác
Hoạt động 3: tổng kết phần văn bản. (GV phát vấn, HS trả lời)
III. VĂN BẢN:
 - Những đặc điểm cơ bản:
 + Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
 + Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
 + Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung.
 + Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định.
 - Các loại văn bản:
 + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
 + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
 + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
 + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.
 + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
 + Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
Hoạt động 4: Tổng kết về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật.
IV. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT VÀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT:
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-Tính cụ thể.
-Tính cảm xúc.
-Tính cá thể.
-Tính hình tượng.
-Tính truyền cảm
-Tính cá thể hoá.
Hoạt động 5: Khái quát lịch sử Tiếng Việt trên hai vấn đề lớn: nguồn gốc và chữ viết của người Việt
V. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT:
- Nguồn gốc: Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn - Khmer và có quan hệ gần gũi với tiếng Mường. 
 - Chữ Nôm là một thành quả văn hoá lớn lao, biểu hiện ý thức độc lập tự chủ cao của dân tộc và là phương tiện sáng tạo nên một nền văn học chữ Nôm ưu tú, nhưng do có nhiều hạn chế nên đã được thay thế bằng chữ quốc ngữ, một hệ thống chữ viết ưu việt, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước ta.
Hoạt động 6: Tổng kết về những yêu cầu sử dụng tiếng Việt. (HS trình bày, GV nhận xét)
VI. YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT:
Về ngữ âm và chữ viết
Về từ ngữ
Về ngữ pháp
Về phong cách ngôn ngữ
-Phát âm theo chuẩn
-Viết đúng chính tả và các quy định về chữ viết.
-Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ.
-Dùng đúng nghĩa của từ.
-Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ.
-Dùng từ phù hợp với phong cách ngôn ngữ.
-Câu cần đúng ngữ pháp.
-Cần đúng về quan hệ ý nghĩa.
-Cần có dấu câu thích hợp.
-Các câu có liên kết.
-Đoạn và văn bản có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.
-Cần sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thích hợp với phong cách ngôn ngữ của toàn văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docV10 Tổng kết văn học và tiếng Việt.doc