Giáo án môn Ngữ văn 10 - Trình bày một vấn đề

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Trình bày một vấn đề

Mức độ cần đạt: Giúp HS nắm được các yêu cầu cơ bản và biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể.

Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 - Kiến thức: + Tầm quan trọng và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề trước tập thể.

 + Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề.

 - Kĩ năng: + Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể.

 + Lập đề cương và trình bày một vấn đề trước tập thể.

Tiến trình lên lớp:

 - Ôn định lớp:

 - Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng trình bày phần chuẩn bị bài mới, từ đó chuyển vào bài giảng.

 - Bài giảng:

 + Lời vào bài: Từ xưa, cha ông ta đã dạy “học ăn, học nói, học gói, học mở”, nghĩa là muốn nên người thì cái gì cũng phải học; trong đó cái “học nói” là một trong những điều kiện quan trọng nhất để làm người bởi “ăn không nên đọi, nói không nên lời” được coi là một sự sỉ nhục. Vì thế, là HS chúng ta phải học cách “Trình bày một vấn đề”.

 

doc 2 trang Người đăng sangtgdt Lượt xem 4708Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Trình bày một vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuấn 17 – Tiết 50: 08/ 12/ 2010.
TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
Mức độ cần đạt: Giúp HS nắm được các yêu cầu cơ bản và biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: + Tầm quan trọng và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề trước tập thể.
 + Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề.
 - Kĩ năng: + Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể.
 + Lập đề cương và trình bày một vấn đề trước tập thể.
Tiến trình lên lớp:
 - Ôn định lớp:
 - Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng trình bày phần chuẩn bị bài mới, từ đó chuyển vào bài giảng.
 - Bài giảng: 
 + Lời vào bài: Từ xưa, cha ông ta đã dạy “học ăn, học nói, học gói, học mở”, nghĩa là muốn nên người thì cái gì cũng phải học; trong đó cái “học nói” là một trong những điều kiện quan trọng nhất để làm người bởi “ăn không nên đọi, nói không nên lời” được coi là một sự sỉ nhục. Vì thế, là HS chúng ta phải học cách “Trình bày một vấn đề”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT.
GV yêu cầu HS đọc mục I.
? Trong hoạt động giao tiếp hằng ngày thì hình thức giao tiếp nào được sử dụng với tần số cao nhất? Tại sao?
? Trong cuộc sống hằng ngày, có thể gặp những hình thức giao tiếp nào? 
? Cho ví dụ tình huống giao tiếp thầy trò? 
? Các hình thức nói ấy có gì giống và khác nhau?
? Khi chọn vấn đề để trình bày chúng ta cần chú ý những yếu tố nào?
GV hướng dẫn: Khi chọn vấn đề để trình bày cho đề tài: Thời trang và tuổi trẻ” gồm các ý sau:
- Trang phục là thứ bắt buộc phải có đối với con người văn minh, văn hóa; nhất là với phụ nữ.
- Trang phục phù hợp với cộng đồng, với thời đại, hài hòa với cá nhân  được coi là thời trang.
- Trang phục đẹp, hiện đại (thời trang) tức là phải “y phục xứng kì đức”, nghĩa là cùng với vẻ đẹp hình thức còn cần phải chăm sóc vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn, nếu không cái y phục hình thức sẽ trở nên lòe lẹt, kệch cỡm. Chẳng hạn như mặc đẹp nhưng luôn văng tục, mặc đẹp nhưng lười học, mặc đẹp nhưng phạm tội,
? Khi lập dàn ý cho bài văn trình bày một vấn đề chúng ta thực hiện như thế nào? Có gì khác so với lập dàn ý của văn thuyết minh?
* GV: có thể gặp 2 hình thức giao tiếp bằng là: Giao tiếp tự do; giao tiếp quy phạm.
I> Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề:
Trình bày một vấn đề là công việc quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
II> Công việc chuẩn bị:
 1/ Chọn vấn đề trình bày:
 - Tên đề tài:
VD: “Thời trang và tuổi trẻ”; “Môi trường và sự sống con người”; “Hiểm họa ma túy học đường” 
 - Điều kiện để chuẩn bị cho bài nói:
 + Phải am hiểu sâu sắc về vấn đề sẽ trình bày.
 + Phải có tư liệu, số liệu phong phú về vấn đề sẽ trình bày.
 + Phải có hứng thú.
 - Xác định đối tượng nghe:
 + Nói cho ai nghe.
 + Trình độ, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp.
 - Xác định mục đích nói:
 + Nói để tham khảo trong một buổi ngoại khóa.
 + Nói để giáo dục hay giao nhiệm vụ.
 - Xác định cách nói:
 + Nói đúng, thông tin chính xác, ngôn ngữ chuẩn mực. 
 + Nói hay, thông tin mới mẽ, ngôn ngữ sinh động
 2/ Lập dàn ý trình bày:
 - Xác định các ý chính.
 - Chia tách các ý chính thành các ý nhỏ.
 - Sắp xếp theo trình tự hợp lý, xác định ý trọng tâm cần nhấn mạnh.
 - Chuẩn bị phần chào hỏi, kết thúc, chuyển ý và dự kiến giọng điệu, cử chỉ khi nói.
III> Trình bày:
 1/ Bắt đầu trình bày: Chào hỏi và tự giới thiệu về mình, về vấn đề sẽ trình bày.
 2/ Trình bày nội dung chính:
 - Nêu các nội dung sẽ trình bày.
 - Lần lượt trình bày các nội dung.
 - Lưu ý nhấn mạnh các ý chính, chuyển ý.
 - Ứng phó linh hoạt phụ thuộc vào thái độ người nghe.
 3/ Kết thúc và cảm ơn:
 - Khái quát các ý chính đã trình bày
 - Cảm ơn người nghe.
 - Gợi mở các vấn đề cần suy nghĩ tiếp và hành động thiết thực.
* Ghi nhớ: SGK.
IV> Luyện tập: Yêu cầu HS lập đề cương, trình bày vấn đề bảo vệ mội trường.
* Hướng dẫn tự học: Ap dụng thực hành, luyện tập trình bày một vấn đề trong các tình huống sinh hoạt và học tập.
Dặn dò: Chuẩn bị cho bài ôn tập theo đề cương hướng dẫn.

Tài liệu đính kèm:

  • docV10 Trình bày 1 vấn đề..doc