Giáo án môn Ngữ văn 10 - Truyện kiều

Giáo án môn Ngữ văn 10 - Truyện kiều

Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

 - Nắm được những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du.

 - Biết được những nội dung cơ bản và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều.

 - Biết trân trọng và tự hào về một Danh nhân văn hóa và một di sản văn học vô giá của dân tộc.

Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

 - Kiến thức: + Những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn Du cùng sự nghiệp văn học vĩ đại của ông.

 + Những nội dung và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều.

 - Kĩ năng: Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông một đỉnh cao văn học.

 

doc 4 trang Người đăng sangtgdt Lượt xem 25228Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 - Truyện kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUYỆN KIỀU
 (Phần 1: Tác giả Nguyễn Du)
Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
 - Nắm được những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du.
 - Biết được những nội dung cơ bản và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều.
 - Biết trân trọng và tự hào về một Danh nhân văn hóa và một di sản văn học vô giá của dân tộc.
Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 - Kiến thức: + Những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn Du cùng sự nghiệp văn học vĩ đại của ông.
	+ Những nội dung và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều.
 - Kĩ năng: Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông một đỉnh cao văn học.
III. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Cuối năm 1965, nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của đại thi hào Nguyễn Du, trên đường đi công tác qua quê hương của nhà thơ, Tố Hữu đã viết bài thơ “Kính gửi cụ nguyễn Du”, trong đó có đoạn ca ngợi Nguyễn Du và Truyện Kiều bất tử:
	“Tiếng thơ ai động đất trời 
	Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
	Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
	Tiếng thương nhơ tiếng mẹ ru những ngày
	Hỡi người xưa của ta nay
	Khúc vui xin lại so dây cùng Người”
b. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
H: Dựa vào tiểu dẫn sgk, hãy khái quát một vài nét về tiểu sử và thân thế của đại thi hào Nguyễn Du?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
GV: Nhận xét, kết luận, lưu ý một số vấn đề.
H: Hãy cho biết những tiền đề nào đã góp phần tạo nên thiên tài Nguyễn Du?
HS: Thảo luận, trao đổi, phát biểu
GV: Nhận xét, giảng rõ
- Ảnh hưởng của quê hương- gia đình và những vùng văn hóa khác nhau
+ Quê cha ở Hà Tĩnh tuy nghèo nhưng là mãnh đất địa linh nhân kiệt, có nhiều người tài giỏi. Núi Hồng, sông Lam anh kiệt
+ Quê mẹ ở Kinh Bắc vùng đất hào hoa, cái nôi của dân ca Quan họ.
+ Sinh ra và lớn lên ở Kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến, lộng lẫy hào hoa
+ Quê vợ đồng lúa Thái Bình
+ Gia đình quan lại có danh vọng lớn, có học vấn nổi tiếng (Bao giờ Ngàn Hồng hết cây- Sông Rum (Lam) hết nước, họ này hết quan!)
→ tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê, thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật.
- Thời đại, xã hội: có nhiều biến động, cuối TK XVIII đầu TK XIX, XHPK VN sụp đỗ (Nhà Lê sụp đỗ, Lê Chiêu Thống chạy sang TQ kết quả là 29 vạn quân Thanh sáng xâm lược nước ta “Rước voi dày mả tổ”, loạn lạc bốn phương, khởi nghĩa nông dân, kiêu binh làm loạn, phong trào khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra dẹp thù trong, đánh đuổi quân Thanh lên ngôi hoàng đế và thống nhất đất nước, Nguyễn Du chứng kiến, trải qua và sống chui lủi, chật vật trong những biến động ấy nên tích lũy được nhiều vốn sống phục vụ cho sáng tác của ông sau này.
=> cuộc đời của Nguyễn Du là cuộc đời của một con người tài hoa bất đắc chi lại nếm trải bao đắng cay, thăng trầm trong cuộc đời, một trái tim nghệ sĩ bẩm sinh và thiên tài...cho nên có ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp VH của ND tạo nên những nét rất riêng độc đáo trong thơ văn chữ Hán và chữ Nôm của nhà thơ.
Hoạt động 2
H: Dựa vào sgk, hãy nêu các tác phẩm chữ Hán của Nguyễn Du? Tóm tắt giá trị của thơ chữ Hán?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
- Thanh Hiên thi tập (78 bài) viết trước khi làm quan với nhà Nguyễn
- Nam trung tạp ngâm (40 bài) viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình.
- Bắc hành tạp lục (131 bài) viết trong thời gian đi sứ ở TQ
- Tất cả các tác phẩm đều thể hiện một cách trực tiếp tư tưởng, tình cảm, nhân cách của nhà thơ, đặc biệt là thể hiện rõ trong “Bắc hành tạp lục”
+ Phê phán chế độ PKTQ chà đạp lên quyền sống của con người.
+ Ca ngợi, đồng cảm với những anh hùng, nghệ sĩ tài hoa, cao thượng của TQ (Đỗ Phủ, Nhạc Phi)
+ Cảm thông với thân phận nghèo khổ, người phụ nữ tài hoa bạc mệnh (Đọc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành)
GV: Nhận xét, bổ sung, giảng rõ
H: Tác phẩm chữ Nôm của Nguyễn Du có những tác phẩm nào? Hãy nêu tên và khái quát một vài nét về những tác phẩm đó?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
- Truyện Kiều: đây là kiệt tác tự sự- trữ tình độc nhất vô nhị của Nguyễn Du trong VH trung đại VN, có nguồn gốc vay mượn cốt truyện của TQ (tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi chữ Hán Kim Vân Kiều Truyện), ND đã thay đổi về hình thức và tinh thần của tác phẩm (Truyện Nôm- Lục bát và tinh thần nhân đạo) để làm cho tác phẩm trở thành kiệt tác nổi tiếng trong VH trung đại VN.
- Văn chiêu hồn: thể hiện tấm lòng nhân ái mênh mông của nghệ sĩ hướng tới những linh hồn bơ vơ không nơi nương tựa vì trong quan niệm xưa, hồn của những người bất hạnh cần được siêu sinh tịnh độ (nhất là phụ nữ và trẻ em
 “Đau đớn thay phận đàn bà
 Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung”
 “Đau đau thay phận đàn bà
 Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu”
Hoặc: Kìa những đứa tiểu nhân tấm bé
 Lỗi giờ sinh lìa mẹ, lìa cha...
GV: Nhận xét, kết luận
H: Hãy phân tích những nội dung được thể hiện trong tác phẩm của Nguyễn Du? Cho VD minh họa?
HS: Thảo luận, trao đổi, phân tích
GV: Nhận xét, kết luận
H: Nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Du có gì đặc sắc?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích
GV: Nhận xét, cho VD minh họa
Hoạt động 3
I. Cuộc đời: (1765- 1820)
1. Tiểu sử và thân thế:
* Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên
* Xuất thân trong một gia đình quý tộc (sống cuộc sống phong lưu của một đại công tử), có học vấn uyên thâm.
* Tổ tiên ở Hà Tây sau di cư vào Tiên Điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh.
* Cha: Nguyễn Nghiễm (Hà Tĩnh), Mẹ Trần Thị Tần (Bắc Ninh), Vợ (Thái Bình).
* Mồ côi cha năm 10 tuổi, mồ côi mẹ năm 13 tuổi, sống với anh là Nguyễn Khãn.
* 1783 thi Hương đỗ Tam Trường và được cử làm một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên.
* 1789 sống chật vật, khó khăn do những biến cố của lịch sử.
* 1802 ra làm quan cho triều Nguyễn, được tin dùng và cử đi sứ sang TQ
* 1820 mất tại Huế
* 1965 Hội đồng Hòa Bình thế giới công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới.
2. Những tiền đề góp phần tạo nên thiên tài Nguyễn Du:
* Ảnh hưởng của quê hương- gia đình và những vùng văn hóa lớn.
* Thời đại, xã hội
* 1802 làm quan nhà Nguyễn- đi sứ sang TQ → tiếp xúc với nền văn hóa lớn.
* Một tấm lòng, một con người tài hoa, cuộc đời thăng trầm
=> Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới.
II. Sự nghiệp sáng tác:
1. Các sáng tác chính:
a. Tác phẩm chữ Hán: 249 bài
- Thanh Hiên thi tập
- Nam trung tạp ngâm
- Bắc hành tạp lục
b. Tác phẩm chữ Nôm: 
- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh- 3254 câu thơ lục bát) → là kiệt tác của Nguyễn Du.
- Văn chiêu hồn (văn tế thập loại chúng sinh) viết bằng thể song thất lục bát.
2. Một vài đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du:
a. Đặc điểm nội dung:
- Đề cao chữ tình: tình đời, tình người thiết tha, sâu nặng.
- Thể hiện tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người bất hạnh, những con người nhỏ bé, những người phụ nữ bạc mệnh.
- Triết lí về số phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh (Đạm Tiên, Thúy Kiều, Tiểu Thanh, người ca nữ Long Thành, những ca nhi, kĩ nữ...)
- Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ PK, bọn vua chúa tàn bạo bất công chà đạp quyền sống của con người (Phản chiêu hồn, sở kiến hành, truyện Kiều)
- Thể hiện cái nhìn nhân đạo, sâu sắc: là người đầu tiên trong VHTĐ VN đặt vấn đề về người phụ nữ hồng nhan đa truân, tài hoa bạc mệnh với cái nhìn nhân đạo sâu sắc. Đề cao quyền sống của con người, đồng cảm ca ngợi TY lứa đôi, khát vọng tự do và hạnh phúc (Kim- Kiều, TY của Từ Hải đối với Kiều). => Là tác giả tiêu biểu cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối TKXVIII đầu TK XIX.
b. Nghệ thuật:
- Thành công ở các thể thơ TQ: ngũ ngôn, thất ngôn, ca, hành.
- Thơ lục bát, song thất lục bát chữ Nôm đạt đến tuyệt đỉnh thơ ca trung đại.
- Ngôn ngữ bác học kết hợp với ngôn ngữ bình dân
→ trau dồi ngôn ngữ dân tộc.
III. Tổng kết: Ghi nhớ (Sgk)
 IV. Củng cố: Vì sao Nguyễn du được gọi là đại thi hào dân tộc, thiên tài dân tộc, là danh nhân văn
 hóa thế giới?
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị đoạn trích: trao duyên
 VI. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docV10 Truyện Kiều.doc