Giáo án môn Tin học 10 - Bài 10: Khái niệm về hệ điều hành

Giáo án môn Tin học 10 - Bài 10: Khái niệm về hệ điều hành

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm hệ thống

- Phân biệt vai trò và chức năng của phần mềm trong hệ thống.

2. Kỹ năng

- Chưa đòi hỏi phải biết các thao tác cụ thể.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa tin học 10.

 

doc 7 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 8142Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 10 - Bài 10: Khái niệm về hệ điều hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: Hệ điều hành
Bài 10: Khái niệm về hệ điều hành
Ngày soạn:	
Ngày giảng:	
Giáo viên hướng dẫn:......
Mục đích, yêu cầu
Kiến thức
Nắm được khái niệm hệ thống
Phân biệt vai trò và chức năng của phần mềm trong hệ thống.
Kỹ năng
Chưa đòi hỏi phải biết các thao tác cụ thể.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án
Chuẩn bị của học sinh 
Sách giáo khoa tin học 10.
Hoạt động dạy học 
Lên lớp
Kiểm tra sĩ số: Tổng số:	 Vắng:	
 Có phép:	 Không phép:	
Triển khai bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hệ điều hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thờigian
1. Khái niệm về hệ điều hành
15’
GV: Máy tính không thể sử dụng được nếu không có hệ điều hành (HĐH). Hiện nay xuất hiện rất nhiều HĐH khác nhau: MS DOS, Window, Linuxsong chúng ta nên dùng HĐH Window.
GV: Em hãy cho biết HĐH là gì?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét câu trả lời và ghi lên bảng:
HĐH là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các chương trình, quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.
GV: Khái niệm nêu rõ “ HĐH là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống...”. Vậy “hệ thống” ở đây được hiểu như thế nào?
GV: Đọc và ghi lên bảng:
HĐH cùng với các thiết bị kĩ thuật (máy tính và các thiết bị ngoại vi) tạo thành một hệ thống.
HS: Ghi bài
GV: Như vậy khi làm việc với máy tính thực chất là chúng ta làm việc với một hệ thống chứ không phải là làm việc với máy tính đơn thuần
GV: Viết bảng: Chỉ khi có HĐH mới có thể sử dụng được máy tính.
HS: Ghi bài
GV: HĐH Win98, Win2000, WinMe, WinXP là môi trường cho các phần mềm khác hoạt động.
GV: Vậy HĐH được lưu trữ ở đâu ? trên đĩa cứng, trên RAM, màn hình, đĩa mềm hay đĩa CD...?
HS: Được lưu trong đĩa cứng
GV: Có máy nào có thể lưu 2 loại HĐH không?
HS: Có, thường là Win98 với Win2000, Win98 với WinXP...
GV: Đúng là có thể cài 2 HĐH khác nhau trên cùng một máy nhưng chúng phải tương thích nhau. Hiện nay có rất nhiều phiên bản khác nhau của HĐH, cài đặt HĐH nào là tuỳ thuộc vào cấu hình của máy như: bộ nhớ, dung lượng, tốc độ của bộ vi xử lý
- Chú ý nghe giảng
GV: Mọi HĐH đều có chức năng và tính chất như nhau.
- HS: Ghi bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng và thành phần của HĐH
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thời gian
a. Chức năng :
8’
 GV: Hãy đọc SGK rồi nêu ra các chức năng chủ yếu của HĐH là gì?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Tóm tắt lại và ghi lên bảng:
Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống.
Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó.
Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm và truy cập thông tin.
Kiểm tra và hỗ trợ bằng 
- Ghi bài
phần mềm cho các thiết bị ngoại vi.
- Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống (làm đĩa, vào mạng).
b. Thành phần:
7’
GV: Hãy đọc SGK rồi nêu ra các thành phần chủ yếu của HĐH?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Tóm tắt lại và ghi lên bảng:
Các chương trình nạp khi khởi động và thu dọn hệ thống trước khi tắt máy hay khi khởi động lại máy.
Chương trình đảm bảo giao tiếp giữa người và máy (có 2 cách: dùng chuột hoặc dùng bàn phím).
Chương trình giám sát: là chương trình quản lí tài nguyên, có nhiệm vụ phân 
- Ghi bài
phối thu hồi tài nguyên.
Hệ thống quản lí tệp: là chương trình phục vụ việc tổ chức, tìm kiếm thông tin cho các chương trình khác xử lí.
Các chương trình điều khiển và chương trình tiện ích khác.
GV: Như vậy chức năng của HĐH dựa trên các yếu tố loại công việc mà HĐH đảm nhiệm và đối tượng mà hệ thống tác động
- Nghe giảng
Hoạt động 3: Phân loại hệ điều hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thời gian
3. Phân loại hệ điều hành
12’
GV: Từ Win2000 trở đi cho phép ta thiết lập tài khoản (acout) riêng cho từng người sử dụng
GV: Hãy đọc SGK và cho biết HĐH được chia thành mấy loại?
HS: Trả lời.
HĐH được chia thành 3 loại:
Đơn nhiệm một người dùng.
Đa nhiệm một người dùng.
Đa nhiệm nhiều người dùng.
GV: Giải thích:
Đơn nhiệm một người dùng: Trong HĐH này, các chương trình phải được thực hiện lần lượt. Mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng nhập hệ thống. VD: HĐH MS-DOS.
Đa nhiệm một người dùng: HĐH loại này chỉ cho phép một người đăng nhập vào hệ thống nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình. VD: HĐH Windows 95.
Đa nhiệm nhiều người dùng: HĐH loại này cho phép nhiều người được đồng thời đăng nhập vào hệ thống. Hệ thống có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình. VD: Windows 2000
- Nghe giảng
Hoạt động 4: Củng cố và giao bài tập về nhà
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thời gian
Củng cố:
Khái niệm, chức năng, thành phần của hệ điều hành.
Phân biệt được các loại hệ điều hành: Đơn nhiệm, đa nhiệm một người dùng, nhiều người dùng.
- Nghe giảng
2’
Bài tập về nhà:
Học bài và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 Tr 64 SGK
- Đọc bài đọc thêm: Lịch sử phát triển hệ điều hành.
- Ghi bài tập về nhà
III. Rút kinh nghiệm sau bài giảng

Tài liệu đính kèm:

  • docKhainiemHDH10.doc