Giáo án môn Tin học 10 - Bài 16: Định dạng văn bản

Giáo án môn Tin học 10 - Bài 16: Định dạng văn bản

I. Mục đích, yêu cầu:

1- Kiến thức:

• Học sinh nắm được mục đích của việc định dạng văn bản

• Hiểu được nội dung của việc định dạng văn bản

2- Kĩ năng:

Thực hiện thành thạo các thao tác định dạng

 Định dạng kí tự:chọn font chữ, cỡ chữ, màu chữ .

 Định dạng văn bản: Căn lề, vị trí lề, khoảng cách đoạn, khoảng cách dòng

 Định dạng trang: kích thước lề, hướng giấy.

II. Phương tiện dạy học

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, máy chiếu ( nếu có ).

2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, tìm hiểu bài mới ở nhà.

 

doc 6 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 4760Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 10 - Bài 16: Định dạng văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16 Định Dạng Văn Bản
 Ngày soạn:
 Người soạn: Vũ Thị Thanh
 GVHD: Lê Thị Bích Liên
I. Mục đích, yêu cầu:
1- Kiến thức:
Học sinh nắm được mục đích của việc định dạng văn bản
Hiểu được nội dung của việc định dạng văn bản
2- Kĩ năng:
Thực hiện thành thạo các thao tác định dạng
Định dạng kí tự:chọn font chữ, cỡ chữ, màu chữ.
Định dạng văn bản: Căn lề, vị trí lề, khoảng cách đoạn, khoảng cách dòng
Định dạng trang: kích thước lề, hướng giấy.
II. Phương tiện dạy học
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, máy chiếu ( nếu có ).
Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, tìm hiểu bài mới ở nhà.
III. Tiến trình tiết dạy
Ổn định tổ chức lớp:
Lớp: sĩ số: vắng: p kp
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
Nêu các thao tác biên tập văn bản và trình bày nội dung của thao tác chọn văn bản
Trả lời: 
Các thao tác biên tập văn bản gồm: chọn văn bản, xóa văn băn, sao chép, di chuyển.
Thao tác chọn văn bản :
 Muốn thực hiện một thao tác với một phần văn bản nào đó trước hết ta phải chọn phần văn bản đó( còn được gọi là đánh dấu). Có 2 cách như sau:
C1:
Đặt con trỏ văn bản vào vị trí bắt đầu chọn
Giữ Shift rồi đặt con trỏ văn bản vào vị trí kết thúc
 C2:
Nháy chuột vào vị trí bắt đầu chọn
Kéo thả chuột trên phần văn bản cần chọn
Bài mới:
Các em thường nói bạn này viết đẹp trình bày rõ ràng, bạn kia trình bày xấu, khó nhìn. Trình bày là cách nói thông thường khi nhận xét một văn bản, còn trong tin học ta gọi như thê nào? Chúng ta cùng đi vào bào học hôm nay để trả lời cho câu hỏi trên.
Tiết 44 Bài 16 ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV:
- Giới thiệu và phân tích khái niệm định dạng văn bản
Câu hỏi: Thế nào là định dạng văn bản?
Định dạng văn bản: 
Trình bày văn bản rõ ràng và đẹp 
Có thể nhấn mạnh những phần quan trọng của văn bản
- Định dạng văn bản được chia làm 3 loại theo cấp độ là: định dạng kí tự, định dạng đoạn văn, định dạng trang 
1 Định dạng kí tự
GV:
Câu hỏi: Khi viết bài các em có thể viết như thể nào?
HS: Trả lời
GV: như vậy các thuộc tính cơ bản định dạng kí tự là:
- Định dạng kí tự gồm có phông chữ, cỡ chữ, màu chữ.
- Trước tiên muốn định dạng kí tự cần kí tự đó. Nếu ta không chọn kí tự thì các thao tác định dạng được áp dụng cho kí tự được nhập vào kể từ vị trí con trỏ văn bản trở đi
HS: nghe giảng
- Định dạng kí tự theo 2 cách:
Sử lệnh FormatàFontà OK xuất hiện hộp thoại Font Hình 54 SGK tr 109. 
GV: cho học sinh quan sát hình trong SGK và giải thích hình cho học sinh
 Font: dùng chọn phông chữ, chữ thường, chữ hoa.
Font Style: kiểu chữ, chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân.
Size: chọn cỡ chữ.
Font color: chọn màu chữ
Các hiệu ứng khác khi định dạng kí tự
HS: quan sát hình 59 trong SGK
GV: Chú ý: Các thay đổi khi chọn kiểu chữ, cỡ chữ, phông chữ sẽ được hiện trên màn hình Privew của hộp thoại Font
Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ hình 55 SGK tr 109. Giải thích hình 
Tên phông chữ
Cỡ chữ
B: Chữ in đậm
I: Chữ in nghiêng
U: Chữ có gạch chân
-GV: Gọi học sinh so sánh 2 cách đinh dạng kí tự và rút ra kết luận
-HS: trả lời
GV : đưa ra chú ý đối với học sinh và cho học sinh ghi bài
2 Định dạng đoạn văn
-GV: Định dạng đoạn văn ta xét các thuộc tính cơ bản như: căn lề, vị trí lề đoặn văn, khoảng cách đoạn, khoảng cách dòng
-HS: ghi bài và nghe giảng
-GV: Để thực hiện định dạng đoạn văn tiến hành như sau:
+ Trước tiên ta tiến hành chọn đoạn văn bản cần định dạng theo 3 cách
Trong đó chọn văn bản bằng cách đặt con trỏ soạn thảo trong đoạn văn bản là cách tốt nhất
- HS ghi bài
+GV: Sau đó tiến hành định dạng đoạn văn theo các cách sau
 C1: sử dụng hộp Paragrap như hình 56 SGK tr 110 
GV: Cho học sinh quan sát hình 56 SGK tr 110 và giải thích hình
HS: Quan sát hình 56 SGK tr 110
 C2: sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ
GV: Cho học sinh quan sát hình 57 SGK tr 110 và giải thích hình
HS: Quan sát hình 57 SGK tr 110
GV: Các em chọn nội dung mình cần định dạng: căn lề trái, lề phải, vị trí lề, khoảng cách dòng.
GV: Cũng giống như định dạng kí tự sau khi tiến hành các thao tác định dạng trên đoạn văn bản ta phải tiến hành bỏ chọn khỏi đoạn văn bản cần định dạng
HS: nghe giảng
3 Định dạng trang
GV:Để hoàn thiện một văn bản thì chỉ có định dạng kí tự và định dạng đoạn văn là chưa đủ, chúng ta còn phải định dạng trang văn bản cho phù hợp nội dung, yêu cầu của văn bản
-GV: Ta chỉ xét 2 thuộc tính định dạng trang là chọn hướng giấy và kích thước các lề
-HS: nghe giảng và ghi bài
-GV:Cho học sinh quan sát hình 60 SGK tr 112 và giải thích hình
-HS: Quan sát hình 60 SGK tr 112
-GV: Đưa vài ví dụ về cách chọn hướng giấy phù hợp nội dung văn bản như: 
+ In bảng điểm dùng hướng giấy ngang vì có nhiều thuộc tính
+ In sách lớp dùng hướng giấy đứng vì danh sách dài, có nhiều dòng hơn
-HS: nghe giảngs
Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp người đọc nắm được dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản
1 Định dạng kí tự
Các thuộc tính cơ bản định dạng kí tự là: phông chữ, cỡ chữ, màu chữ..
Định dạng kí tự
Bước 1: Cần chọn kí tự trước khi tiến hành các thao tác định dạng
Bước 2: Định dạng kí tự theo 1 trong 2 cách sau:
C1: Sử dụng lệnh FormatàFont để mở hộp thoại Font và tiến hành các thao tác định dạng theo yêu cầu
C2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng
Chú ý:
Với cách định dạng trên thanh công cụ thí nhấn nút B một lần là chọn, 2 lần là bỏ chọn
Sau khi tiến hành định dạng song phải bỏ chọn đánh dấu phần văn bản vừa được chọn
2 Định dạng đoạn văn
Các thuộc tính cơ bản khi định dạng đoạn văn:
Căn lề
Vị trí lề
Khoảng cách giữa các đoạn trong văn bản
Khoảng cách giữa các dòng trong văn bản
Định dạng đoạn văn
- Bước 1: Chọn đoạn văn bản cần định dạng bằng các cách sau:
Đặt con trỏ văn bản vào trong đoạn văn bản
Chọn một phần đoạn văn bản
Chọn toàn bộ đoạn văn bản
- Bước 2: Dịnh dạng đoạn văn theo 1 trong các cách sau
+C1: Chọn lệnh FormatàParagrapmở hộp thoại Paragrap và tiến hành định dạng theo yêu cầu
+C2: Sư dụng các nút lệnh trên thanh công cụ như sau
: Căn thẳng lề trái
: Căn thẳng lề phải
: Căn giữa
: Căn thẳng hai bên
 : Giảm lề một khoảng nhất định
 : Tăng lề một khoảng nhất định
- Ngoài ra có thể dùng thước ngang để chỉnh một số thuộc tính căn lề của đoạn văn một cách trực quan
-Chú ý Cần bỏ chọn trên đoạn văn bản sau khi tiến hành xong các thao tác định dạng
3 Định dạng trang
Thao tác tiến hành:
Chọn lệnh File/Page Setupđể mở hộp thoại Page Setup
Sau đó tiến hành điều chỉnh lề trên (top), lề dưới (botton), lề trái (left), lề phải (right) và hướng giấy phù hợp yêu cầu đặt ra
Chú ý :Tùy vào nội dung của văn bản và cách trình bày của người soạn thảo mà chọn hướng giấy cho phù hợp
IV. Củng cố dặn dò
1. Củng cố
Bài học hôm nay chúng ta đã biết 3 thao tác định dạng văn bản để biên tập văn bản được rõ ràng và đẹp hơn
Định dạng kí tự.
Định dạng đoạn văn
Định dạng trang
Ngoài việc sử dụng các nút trên thanh công cụ và sử dụng hộp thoại thì nút phải chuột cũng thường được sử dụng trong biên tập văn bản
2. Dặn dò
- Các em về nhà làm bài tập SGK và SBT chuẩn bị cho tiết sau thực hành
V. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
 GV hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docBai16Dinh dang van ban10.doc