Giáo án môn Tin học 10 - Bài 2: Thông tin và dữ liệu

Giáo án môn Tin học 10 - Bài 2: Thông tin và dữ liệu

I. MỤC ĐÍCH_YÊU CẦU

1. Kiến thức

§ Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính.

§ Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.

§ Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit.

§ Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.

2. Kĩ năng

§ Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên

§ Giáo án, giáo án điện tử

2. Chuẩn bị của học sinh

§ Xem trước bài học

§ Vở ghi

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 13438Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 10 - Bài 2: Thông tin và dữ liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	1_2	
Tiết PPCT: 2,3
§2 : THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
I. MỤC ĐÍCH_YÊU CẦU
1. Kiến thức
Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính.
Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit. 
Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
2. Kĩ năng 
Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án, giáo án điện tử
2. Chuẩn bị của học sinh
Xem trước bài học
Vở ghi
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ so á
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Giảng bài mới:
Câu hỏi
Trả lời
Câu1: Em hãy nêu khái niệm tin học?
Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phơng pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
3. Giảng bài mới:
Họat động của thầy và trò
Nội Dung
GV:Hàng ngày các em có xem tivi hay đọc báo không?
HS trả lời: có.
GV: Các em xem tivi đọc báo để làm gì?
HS trả lời: Để tìm kiếm thông tin.
GV: Em nào có thể nêu khái niệm thông tin ?
HS trả lời
GV: Những thông tin mà chúng ta biết Lan 16 tuổi, cao 1m55 là nhờ chúng ta quan sát . Nhưng đối với máy tính chúng ta biết được những thông tin đó là nhờ ta đưa thông tin vào máy tính.
GV: Muốn máy tính nhận biết được một sự vật nào đó ta cần cung cấp đầy đủ thông tin về đối tượng này.Có những thông chỉ ở những trạng thái đúng hoặc sai.Do vậy người ta nghĩ ra đơn vị bit để biễu diễn thông tin trong máy tính.
GV: Có các loại đơn vị đo thông tin là:
GV: Thông tin cũng được chia thành nhiều loại như sau:
GV:Thông tin là một khái niệm trừu tượng mà máy tính không thể xử lý trực tiếp được, nó phải được chuyển đổi thành các kí hiệu mà máy có thể hiểu và xử lý.Và việc chuyển đổi đó được gọi là mã hoá thông tin.
GV: Biểu diễn thông tin trong máy tính qui về 2 loại chính là thông tin loại số và thông tin loại phi số.
GV: Hệ đếm không phụ thuộc vào vị trí có nghĩa là nó nằm ở vị trí nào đi chăng nữa đều mang cùng môt giá trị.
GV: Giới thiệu cho học sinh về thông tin loại phi số.
GV: Giới thiệu và giải thích cho học sinh về Nguyên lý mã hoá nhị phân.
Sau đó gọi một học sinh đọc nguyên lý tại lớp.
GV: Học sinh phát biểu.
1. Khái niệm thông tin và dữ liệu
Thông tin: là những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó.
VD: Bạn Lan 16 tuổi, cao 1m55, nặng 45kg
Dữ liệu: là thông tin đã được đưa vào máy tính
2. Đơn vị đo thông tin
Bit (Binary Digital) là đơn vị nhỏ nhất để đo lượng thông tin.
Tập hợp 8 bit bằng 1 byte. Byte là đơn vị thông tin thường dùng.
Các đơn vị đo thông tin:
Kí hiệu
Đọc là
Độ lớn
KB
Ki lô bai
1024 byte
MB
Mê ga bai
1024 KB
GB
Gi ga bai
1024 MB
TB
Tê ra bai
1024 GB
PB
Pê ta bai
1024 TB
3. Các dạng thông tin
Có thể phân loại thông tin thành hai loại:
Loại số: số tự nhiên, số nguyên, số thực,
Loại phi số: văn bản, hình ảnh, âm thanh,
Một số dạng thông tin phi số
Dạng văn bản: sách, báo, tập,.
Dạng hình ảnh: tranh vẽ, ảnh chụp,
Dạng âm thanh: tiếng nói, tiếng đàn,
4. Mã hóa thông tin trong máy tính
Muốn máy tính xử lí được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy được gọi là một cách mã hoá thông tin.
VD: Quy ước bóng đèn sáng là 1, tối là 0. Nếu có một dãy trạng thái các bóng đèn là “tối, sáng, sáng, tối, sáng, tối, tối, sáng” thì nó được biểu diễn thành: 01101001 
Để mã hóa văn bản người ta dùng mã ASCII gồm 256 (28) kí tự.
VD: Kí tự A có mã thập phân là 65
 Mã nhị phân là 01000001
5. Biểu diễn thông tin trong máy tính
a. Thông tin loại số
Hệ đếm được hiểu như tập các kí hiệu và quy tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số. 
Có hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không phụ thuộc vị trí.
Các hệ đếm thường dùng trong tin học
Hệ nhị phân (hệ cơ số 2) chỉ dùng hai kí hiệu là chữ số 0 và chữ số 1
VD: 1012 = 1*22+0*21+1*20 = 510
Hệ Hexa (hệ cơ số 16) sử dụng các kí hiệu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F, trong đó A, B, C, D, E, F có các giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.
VD: 1BE16 = 1*162 +11*163 +14*160=44610
Biểu diễn số nguyên: Sgk
Biểu diễn số thực: Sgk
b. Thông tin loại phi số
Văn bản: dùng một dãy bit để biểu diễn một kí tự, một dãy bit để biểu diễn một dãy các ký tự.
Các dạng khác (hình ảnh, âm thanh,..): 
Nguyên lí Mã hoá nhị phân
Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh... Khi đưa vào máy tính chúng đều biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.
4. CŨNG CỐ
1. Lý thuyết
Khái niệm thông tin, dữ liệu, các đơn vị đo thông tin, các loại thông tin, mã hóa thông tin.
2. Bài tập
Tại lớp 1.5,1.6, 1.9,1.10_SBT (9). Về nhà 1.7,1.8,1.11,1.12

Tài liệu đính kèm:

  • docthong tin va du lieu.doc