Giáo án môn Tin học 10 - Bài 20: Sử dụng hàm

Giáo án môn Tin học 10 - Bài 20: Sử dụng hàm

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được khái niệm và công dụng của hàm trong bảng tính: Hàm là một công cụ được tạo sẵn, nhằm hỗ trợ việc tính toán được nhanh chóng hơn.

- Học sinh nắm vững được cách sử dụng của hàm: khi nào đùng hàm SUM, SQRT (lưu ý học sinh phải viết chính xác tên hàm và một số lỗi hay mắc phải của học sinh)

+ Hướng dẫn các em các cách để đưa ra các đáp số của một phép tính trong bảng tính (dùng  trên công cụ và dùng ENTER)

+ Làm một vài ví dụ sử dụng 2 cách để đưa ra kết quả:

• AVERAGE(10,20,15)

• SQRT(144)

+ Phân biệt 2 cách dùng hàm:hàm trong FUNCTION và hàm tự gõ vào:

• Hàm trong FUNCTION thì chỉ cần dùng lệnh INSERT/FUNCTION chọn hàm cần dùng và OK.

• Hàm tự gõ vào phải chính xác.

 

doc 3 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2241Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 10 - Bài 20: Sử dụng hàm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :55	BÀI 20. SỬ DỤNG HÀM
Ngày soạn:17/9/2010
Mục Tiêu:
Kiến thức:
Học sinh hiểu được khái niệm và công dụng của hàm trong bảng tính: Hàm là một công cụ được tạo sẵn, nhằm hỗ trợ việc tính toán được nhanh chóng hơn.
Học sinh nắm vững được cách sử dụng của hàm: khi nào đùng hàm SUM, SQRT(lưu ý học sinh phải viết chính xác tên hàm và một số lỗi hay mắc phải của học sinh)
Hướng dẫn các em các cách để đưa ra các đáp số của một phép tính trong bảng tính (dùng P trên công cụ và dùng ENTER)
Làm một vài ví dụ sử dụng 2 cách để đưa ra kết quả:
AVERAGE(10,20,15)
SQRT(144)
Phân biệt 2 cách dùng hàm:hàm trong FUNCTION và hàm tự gõ vào:
Hàm trong FUNCTION thì chỉ cần dùng lệnh INSERT/FUNCTION chọn hàm cần dùng và OK.
Hàm tự gõ vào phải chính xác.
2. Kỹ năng:
Hiểu và nhớ khái niệm cũng như cách sử dụng của từng hàm.
Phân biệt khi nào dùng các ký tự “, .’ ()
3. Thái độ: Tích cực phát biểu,chuẩn bị bài chu đáo.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tìm một số ví dụ của hàm sao cho học sinh dễ hiểu dễ tiếp thu:
Ví dụ: Khi cộng điểm các môn học của mình các em phải cộng lần lượt các cột và cho ra kết quả như thế rất lâu, trong bảng tính EXEL có hỗ trợ hàm SUM giúp ta tính toán rất nhanh chóng và chính xác cho ví dụ.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và tích cực trả lời câu hỏi do GV đưa ra hoặc đặt ra thắt mắc cho GV giải đáp.
III. Tiến trình bài giảng
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 1:Tra bài củ
Mục tiêu 1: khắc sâu kiến thức đã học ở bài trước.
Tiến hành: ổn định lớp, kiểm tra sỉ số, kiểm tra bài củ.
Tiểu kết:khắc sâu kiến thức.
HS trả bài trước toàn thể lớp.
+ Học sinh đánh giá kết quả.
+ HS nhận xét chung.
Khái niệm về hàm:hàm là công thức được xây dựng sẵn, hàm giúp cho việc tính toán dễ dàng nhanh chóng,đơn giản hơn.
Hoạt động 2: Giới thiệu về hàm trong bảng tính.
Mục tiêu 2: Học sinh nắm được định nghĩa của hàm.
Tiến hành: Liên hệ vào thực tế để các em hiểu được khái niệm và công dụng hàm:
Ví dụ: 
Để tính tổng số điểm 11 môn học của các em nếu tính bằng tay thì như thế nào?
Vì thế ngày nay các chuyên gia xây dựng các hàm để hổ trợ việc tính toán được nhanh chóng hơn mà cụ thể trong trường hợp này là hàm trong bảng tính. Vậy hàm có công dụng của hàm là gì?
 Trong một cơ quan thì có sự tổ chức rất chặt chẽ mỗi người đảm nhiệm một nhiệm văn thư thì quả lý giấy tờ hồ sơ, kế toán thì ra các phiếu thu chitrong EXELS cũng vậy các chuyên gia tin học đã xây dựng ra một thư viện các hàm mà mỗi hàm giữ một nhiệm vụ riêng :để tính tổng thì ta có hàm SUM, căn bậc hai thì có hàm SQRT
Người ta phân công công việc cụ thể nghư thế mục đích để làm gì? có phải để công việc được nhanh hơn không? Hàm trong bảng tính cũng vậy nó giúp ta tính toán nhanh chóng và chính xác hơn ví dụ: để tính điểm trung bình cho các em nếu làm bằng thủ công cộng từ từ thì rất lâu trong bảng tính có hàm hổ trợ việc tính điểm trung bình rát nhanh chỉ cần gõ đúng hàm là ta đã có kết quả chính xác và nhanh chóng.
Tiểu kết: Công dụng của hàm.
- Khi GV liên hệ HS đưa ra các câu hỏi thắc mắc: Tại sao phải đùng hàm,trong thực tế hàm có được dùng phổ biến không.
+ HS trả lời: Rất lâu
+ Giúp tính toán được nhanh chóng hơn.
+ Trả lời: nhằm giúp công việc được giải quyết một cách triệt để và nhânh chóng.
+ Lắng nghe và ghi bài.
Cách sử dụng hàm:
- Nhập đúng tên hàm vào ô của bảng tính.
- Cú pháp:
= Tên hàm(danh sách các biến)
- Phía trước tên hàm bắt buộc phải có dấu”=”
- Tên hàm không phân biệt chữ hoa chữ hoa hay thường.
- Biến có hai loại:
	+ Biến số như: =max(1,3,5)
	+ Biến địa chỉ: min(B1:C2,D1:D6)
- Các biến hàm thì được đặt trong dấu ngoặc “()”, mỗi biến cách nhau dấu “,” hay dấu “.” tùy vào mỗi máy.
Ví dụ: Max(10,12,100,1)→100
Hoạt động 3:Dùng hàm trong bảng tính.
Mục tiêu 3: Giúp HS nắm vững cách sử dụng hàm.
Tiến hanh:Thực hành một vài ví dụ:
 + Nhập tên hàm không có khoảng trắng, một số hàm có nhiều biến SUM, MAX, MIN
Sum(1,5,8,7,9,12) →32
Min(1,5,12,42,78,0,90) →0
một số hàm không có biến như TODAY.
Today()→20/09/2007
- Tiểu kết:Nắm được cú pháp của hàm.
- Vậy nếu một hàm ta gõ vào không có dấu “=” thì có thực hiện được hay không? Ví dụ:
SUM(2,8,9) →?
- Quan sát Đặt câu hỏi và nêu những thắc mắc, ghi bài.
- Đưa ra một số ví dụ yêu cầu GV giải thích.
- Lên bảng giải các bài tập Gv ra
+ Trả lời: Không và đưa ra cách giải quyết
Một số hàm thông dụng:
- Hàm SUM(n1,n2n): Dược dùng để tính tổng n biến trong ngoặc().
=Sum(12,15,2,B1:C2)→29
 12,15,2 các số,B1:C2 gọi là địa chỉ hoặc khối.
- Hàm AVERAGE():
- Hàm MIN():
- Hàm MAX():
- Hàm SQRT():
- Hàm TODAY():
Hoạt động 4:Giới thiệu các hàm thông dụng.
Mục tiêu: HS năm được công dụng của mỗi hàm và áp dụng làm các bài tập.
Tiến hành:
+ Giới thiệu chức năng của từng hàm cụ thể, các đối số của mỗi hàm.
+ Cho ví dụ:hướng dẫn các em làm ví dụ. 
=sqrt(225) →15
=average(25,48,5,7,3) →17.6
+ Làm một số BT SGK
Tiểu kết:nắm được một số hàm.
Câu hỏi: Ta có thể đổi vị trí các đối số được không? Như vậy có ảnh hưởng đén kết quả không?
- HS lắng nghe và ghi bài.
- Đặt câu hỏi 
- Giái các bài tập về hàm.
- Đưa ra các thác mắc sau khi đã giải các bài tập.
+ Một sồ hàm có thể đổi vị trí các đối số mà không thay đổi kết quả cồn một số hàm thì sẽ sai kết quả.
IV. Củng cố
- Nhấn mạnh trọng tâm bài học, HS nắm vững những công dụng của mỗi hàm.
- Đánh giá tình hình lớp học tích cực hay không( những điểm cần phát huy và khắc phục).
V. Dặn dò
- HS về học bài nắm được trọng tâm bài.	
- Chuẩn bị bài cho tiết tới.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nếu thay đổi vị trí các đối số( biến) trong các hàm SUM, MIN, MAX, AVERAGE thì kết quả có thay đổi không?
a. Thay đổi.
b. Không thay đổi.
Câu 2: Cho biết cú pháp nào đúng nhất khi sử dụng công thức hàm trong Exel:
a. =Tên hàm([ds các đối số]).
b. Tên hàm( [ ds các đối số]).
c. = Tên hàm().
d. Tất cả đều sai.
Câu 3: hãy cho biết cách dùng hàm nào đúng trong các cách sau:
a. =min(12,6,9)
b. =Min(3,20,6,9)
c. =MIN(15,3,6,9)
 d. Tất cả a, b, c đều đúng 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai20_LT.doc