Giáo án môn Tin học 10 - Bài 26: Sử dụng các hàm logic

Giáo án môn Tin học 10 - Bài 26: Sử dụng các hàm logic

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

Hiểu mục đích sử dụng và cách nhập một vài hàm logic phổ biến.

2.Kỹ năng:

Thực hiện được các tính toán có điều kiện với các hàm lôgic.

3.Thái độ:

 Nghiêm túc, lắng nghe theo dõi bài giảng của giáo viên.

II.Chuẩn bị:

1.Chuẩn bị của Thầy:

 - Giáo án, bài giảng, phòng máy.

2.Chuẩn bị của Trò:

 - Sách giáo khoa và xem trước nội dung của bài học.

 

doc 2 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2114Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 10 - Bài 26: Sử dụng các hàm logic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 73
Ngày soạn :22/09/2010
BÀI 26. SỬ DỤNG CÁC HÀM LOGIC
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Hiểu mục đích sử dụng và cách nhập một vài hàm logic phổ biến.
2.Kỹ năng:
Thực hiện được các tính toán có điều kiện với các hàm lôgic.
3.Thái độ:
	Nghiêm túc, lắng nghe theo dõi bài giảng của giáo viên.
II.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của Thầy:
	- Giáo án, bài giảng, phòng máy.
2.Chuẩn bị của Trò:
	- Sách giáo khoa và xem trước nội dung của bài học.
III.Tiến trình bài giảng:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
Ví dụ về các phép tính toán có điều kiện thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Hoạt động 1:Giới thiệu và giải thích 2 ví dụ trong SGK.
a.Mục tiêu:
Hiểu được sự cần thiết của việc tính toán có điều kiện.
b.Tiến hành:
Yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu các ví dụ, chỗ nào chưa hiểu sẽ giải thích.
Lắng nghe và tìm hiểu hai ví dụ trong sách giáo khoa, chỗ nào chưa hiểu thì phát biểu thắc mắc.
Cú pháp và chức năng của hàm IF.
Hoạt động 2:Giới thiệu cú pháp hàm IF.
a.Mục tiêu:
Nắm vững cú pháp và chức năng cũng như cách áp dụng chúng vào thực tế.
b.Tiến hành:
- Cung cấp cú pháp hàm và giải thích ý nghĩa của từng đối số hàm.
- Giới thiệu ví dụ liên hệ (Ví dụ 3 SGK) và giải thích ví dụ.
Lắng nghe và quan sát, sau đó tham gia giải các ví dụ do giáo viên đặt ra.
Sử dụng các hàm IF lồng nhau.
Hoạt động 3:Giới thiệu cú pháp hàm IF lồng nhau.
a.Mục tiêu:
Nắm vững cú pháp và chức năng cũng như cách áp dụng chúng vào thực tế.
b.Tiến hành:
- Cung cấp cú pháp hàm và giải thích ý nghĩa của từng đối số hàm.
- Giới thiệu ví dụ liên hệ (Ví dụ 4 SGK) và giải thích ví dụ.
Lắng nghe và quan sát, sau đó tham gia giải các ví dụ do giáo viên đặt ra.
Cú pháp và chức năng của hàm SUMIF.
Hoạt động 4:Giới thiệu cú pháp hàm SUMIF lồng nhau.
a.Mục tiêu:
Nắm vững cú pháp và chức năng cũng như cách áp dụng chúng vào thực tế.
b.Tiến hành:
- Cung cấp cú pháp hàm và giải thích ý nghĩa của từng đối số hàm.
- Giới thiệu ví dụ liên hệ (Ví dụ 5 SGK) và giải thích ví dụ.
Lắng nghe và quan sát, sau đó tham gia giải các ví dụ do giáo viên đặt ra.
IV.Củng cố
- Nắm vững cú pháp hàm IF,IF lồng nhau, SUMIF và cách áp dụng vào tình huống thực tế.
V.Dặn dò
- Xem lại nội dung bài và tự làm lại các ví dụ trong sách giáo khoa.
- Xem trước nội dung bài sắp tới.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cú pháp của hàm IF như sau: 
a.IF(phép_so_sánh,giá_trị_khi_sai, giá_trị_khi_đúng).
b.IF(phép_so_sánh,giá_trị_khi_đúng, giá_trị_khi_sai)..
c.IF(giá_trị_khi_đúng, giá_trị_khi_sai,phép_so_sánh).
d.IF(giá_trị_khi_đúng,phép_so_sánh, giá_trị_khi_sai).
Câu 2: Cú pháp IF(Phép_so_sánh,B,C) có ý nghĩa là: 
a.Khi phép_so_sánh có giá trị đúng thì kết quả của hàm IF trả về là B,ngược lại là C..
b.Khi phép_so_sánh có giá trị đúng thì kết quả của hàm IF trả về là C,ngược lại là B.
c.Khi phép_so_sánh có giá trị sai thì kết quả của hàm IF trả về là C,ngược lại là B.
d.câu a và b đúng.
Câu 3:Công thức trong ô B1: IF(A1=”G”,”Giỏi”,IF(A1=”K”,”Khá”,”T_Bình”))có ý nghĩa là: 
a.Nếu ô A1 bằng G thì ô B1 là giỏi và ngược lại thì ô B1 là T_Bình.
b.Nếu ô A1 bằng G thì ô B1 là giỏi và ngược lại thì ô B1 là Khá.
c.Nếu ô A1 bằng G thì ô B1 là giỏi và ngược lại nếu ô A1 bằng K thì ô B1 là T_Bình.
d.Tất cả đều sai..

Tài liệu đính kèm:

  • docBai26_LT.doc