Giáo án môn Tin học 10 - Bài 3: Giới thiệu về máy tính

Giáo án môn Tin học 10 - Bài 3: Giới thiệu về máy tính

I. Mục đích, yêu cầu.

- Giới thiệu cho HS biết được cấu trúc chung của các loại máy tính thông qua máy vi tính và sơ lựơc về hoạt động của máy tính; biết máy tính được điều khiển bằng chương trình.

- HS biết chức năng các thiết bị chính của máy tính.

II. Nội dung

• Dự kiến thời gian:

 

doc 6 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1850Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 10 - Bài 3: Giới thiệu về máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH
 (Tiết 1)
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Người soạn : Phạm Thị Hường
GV hướng dẫn: Nguyễn Văn Trường
I. Mục đích, yêu cầu.
- Giới thiệu cho HS biết được cấu trúc chung của các loại máy tính thông qua máy vi tính và sơ lựơc về hoạt động của máy tính; biết máy tính được điều khiển bằng chương trình.
- HS biết chức năng các thiết bị chính của máy tính.
II. Nội dung
Dự kiến thời gian:
Nội dung
Thời gian (Phút)
1. Ổn định tổ chức lớp
1
2. Kiểm tra bài cũ
4
3. Bài mới
38
1) Khái niệm hệ thống tin học
 10 
2) Sơ đồ cấu trúc của một máy tính
18
3) Bộ xử lí trung tâm(CPU)
10
4. Củng cố, dặn dò
2
Ổn định tổ chức lớp
Lớp: Sĩ số: Vắng: Có phép :
Không phép :
Kiểm tra bài cũ.
GV đưa ra câu hỏi:
Phát biểu nguyên lý mã hoá nhị phân.
Kể tên các hệ đếm thường dùng trong tin học.
Chuyển số 23 từ hệ thập phân sang hệ đếm nhị phân.
- HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
- GV nhận xét và cho điểm
* Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: (5đ)
 Nguyên lý mã hoá nhị phân:
 Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh, Khi đưa vào m,áy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung- dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.
Câu 2: (2đ)
 Các hệ đếm thường dùng trong tin học: Hệ thập phân, Hệ nhị phân và hệ cơ số mười sáu hay hệ Hexa.
Câu 3: (3đ)
 Chuyển được như sau: 2310 = 101112
 3. Bài mới
* Đặt vấn đề:
Ở bài trước chúng ta đã biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính, biết cách mã hoá thông tin trong máy tính. Còn rất nhiều vấn đề liên quan dến máy tính nữa mà các em cần được biết, đặc biệt là các thiết bị chính và các chức năng cũng như mốí quan hệ của chúng. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về điều đó. Bài 3: Giới thiệu về máy tính.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Khái niệm hệ thống tin học
GV trình chiếu slide 1 lên cho HS theo dõi và ghi nhận.
-Sau khi giới thiệu thành phần đầu tiên (phần cứng ) của một hệ thống tin học:
Hỏi : Em nào có thể kể tên một số thiết bị thuộc về phần cứng của máy tính?
-Sau khi giới thiệu thành phần thứ 2 (phần mềm) của một hệ thống tin học:
Hỏi: Em nào có thể kể tên các phần mềm mà em biết?
-Sau khi giới thiệu 3 thành phần 
Hỏi: Theo các em trong ba thành phần cuả một hệ thống tin học: Phần cứng, phần mềm, sự quản lý và điều khiển của con người thì đâu là thành phần quan trọng nhất? Vì sao?
GV chiếu slide 2( là một slide đen) đồng thời đặt ra:
-> Vậy cấu trúc cụ thể của một máy tính ra sao?
2) Sơ đồ cấu trúc của một máy tính
GV trình chiếu slide 3 gồm sơ đồ cấu trúc của một máy tính như SGK tr19 và phần giải thích kèm theo về chưc năng của mỗi thành phần lên để HS theo dõi.
- Giới thiệu sơ đồ cấu trúc và giải thích sơ đồ.
- Với mỗi thành phần GV giải thích chức năng của chúng như trong slide 3.
Hỏi: Em nào có thể kể tên các thiết bị ra mà em biết?
- GV trình chiếu slide 4 là hình ảnh của một số các thiết bị ra.
Hỏi: Em nào có thể kể tên các thiết bị vào mà em biết?
- GV trình chiếu slide 5 là hình ảnh của một số các thiết bị vào.
GV chiếu slide 6 ( là một slide đen) đồng thời đưa nhu cầu tìm hiểu về bộ phận được gọi là quan trọng nhất của máy tính CPU.
Bộ xử lý trung tâm (CPU)
GV trình chiếu slide 7 gồm có khái niệm về CPU và hình ảnh của nó, các thành phần chính của CPU.
- Sau khi trình bày hai bộ phận chính của CPU, GV gồi thiệụ một số thành phần khách như thanh ghi và bộ nhớ truy cập nhanh, Giải thích sơ bộ về chúng.
 GV chiếu slide 7( là một slide đen) để kết thúc nội dung và chiếu slide 8 để củng cố bài học.
- Ghi bài
- HS kể tên.
- HS kể tên.
- Sự quản lý và điều khiển của con người là quan trọng nhất vì phải có sự tác động con người thì mọi hoạt động của máy tính mới được thực hiện và khai thác để phục vụ đúng mục đích yêu cầu của con người.
- HS theo dõi, ghi bài.
- HS kể tên.
- HS quan sát.
- HS kể tên.
- HS quan sát.
- HS theo dõi và ghi bài.
- HS lắng nghe và ghi theo ý hiểu.
III. Củng cố, dặn dò
- Qua bài học các em cần nắm được các thành phần của 1 hệ thống tin học ; cấu trúc chung của một máy tính, chức năng đi kèm với từng thành phần; Các thành phần của CPU,
- Về nhà đọc trước các phần còn lại của bài này.
- Tìm hiểu thêm về các thiết bị của máy tính.
IV. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai3Tiet1Phan Word.doc