Giáo án môn Tin học 10 - Bài: Thông tin và dữ liệu

Giáo án môn Tin học 10 - Bài: Thông tin và dữ liệu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

-Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính;

-Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính;

-Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đon vị bội của bit;

-Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.

2. Kỹ năng:

-Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.

3. Thái độ:

-Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Tài liệu, bài tập:

 2. Dụng cụ, thiết bị:

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổ định, tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài giảng:

 

doc 3 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 3978Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 10 - Bài: Thông tin và dữ liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/09/2006 ;	 ngày giảng:06/09/2006 ; Lớp: 10
Bài: 	THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
Tiết PPCT: 2 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức:	
-Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính;	
-Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính;
-Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đon vị bội của bit;
-Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
2. Kỹ năng:
-Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.	
3. Thái độ:
-Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Tài liệu, bài tập:
	2. Dụng cụ, thiết bị:
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổ định, tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài giảng:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1:
Khái niệm thông tin và dữ liệu:
GV: Trong cuộc sống xã hội, sự hiểu biết về 1 thực thể nào đó càng nhiều thì việc xác định về thực thể đó càng chính xác, ví dụ: Bạn A năm nay 17 tuổi; cao 1m60, đó là thông tin về bạn A. Vậy thông tin là gì?
HS: Trả lời
GV: Những thông tin con người có được là nhờ vào quan sát. Nhưng với máy tính chúng có được những thông tin đó là nhờ đâu? --> Đó là nhờ thông tin được đưa vào máy tính.
Hoạt động 2:
Đơn vị đo thông tin:
GV: Bit là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một trạng thái của một sự kiện có hai trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau. Người ta đã dùng 2 con số: 0 và 1 trong hệ nhị phân với khả năng sử dụng 2 con số đó là như nhau để biểu diễn thông tin trong máy tính. 
1.Khái niệm thông tin và dữ liệu:
a. Thông tin: Thông tin của một thực thể là những hiểu biết có thể có` được về thực thể đó.
b. Dữ liệu: Là những thông tin đã được đưa vào máy tính.
2. Đơn vị đo thông tin:
 Bit ( viết tắt của Binary digit ) là đơn vị nhỏ nhất để đo lượng thông tin. 8 bit tạo thành 1 byte (đọc là bai).
Ví dụ: Có một dãy 8 bóng đèn được đánh số từ 1 đến 8, trong đó 1 số bóng đèn sáng và 1 số bóng đèn tắt, chẳng hạn: bóng thứ 2; 3; 5 và 8 sáng, các bóng còn lại tắt.
 Nếu ta qui ước: 
 Ví dụ: Giới tính của con người chỉ có thể hoặc Nam hoặc Nữ, ta qui ước:Nam là 0; Nữ là 1.
Hoạt động 3:
Các dạng thông tin:
GV: Thông tin cũng được chia thành nhiều loại.
HS xem trong SGK các dạng thông tin.
Hoạt động 4:
Mã hoá thông tin trong máy tính:
GV: Thông tin muốn máy tính xử lí được cầnphải làm gì?
HS: Trả lời.
GV: Văn bản là 1 dãy các kí tự viết liên tiếp nhau theo những qui tắc nào đó. Các kí tự bao gồm: các chữ cái hoa A, B,. . ., Z; các chữ cái thường a, b, . . ., z; chữ số 0, 1, . . ., 9 và một số kí hiệu khác như các dấu phép toán, các dấu ngắt câu, . . . Để mã hoá thông tin dạng văn bản ta sử dụng mã ASCII mã hoá các kí tự đó.
 0: Biểu diễn trạng thái tắt;
 1: Biểu diễn trạng thái sáng
 Thì thông tin về dãy 8 bóng đèn được biểu diễn bằng dãy 8 bit như sau:
Dãy 8 bóng đèn
 ( tắt, sáng, sáng, tắt, sáng, tắt, tắt, sáng)
 0 1 1 0 1 0 0 1
 Dãy 8 bit 
 Ngoài ra còn có các đơn vị bội của byte để đo thông tin:
Kí hiệu
Đọc là
Độ lớn
KB
Ki-lô-bai
1024 byte
MB
Mê-ga-bai
1024 KB
GB
Gi-ga-bai
1024 MB
TB
Tê-ra-bai
1024 GB
PB
Pê-ta-bai
1024 TB
3. Các dạng thông tin:
 Có thể phân loại thông tin thành 2 loại:
 -Loại số: (số nguyên, số thực,. . .)
 -Loại phi số: (văn bản, hình ảnh, âm thanh,. . .)
4. Mã hoá thông tin trong máy tính:
 Thông tin muốn máy tính xử lí được cần chuyển hoá hoặc biến đổi thông tin thành 1 dãy bit. Cách làm như vậy gọi là mã hoá thông tin trong máy tính.
 Để mã hoá thông tin dạng văn bản ta dùng bộ mã ASCII (đọc là A-ski, viết tắt của American Standard Code for Information Interchange – Mã chuẩn của Mỹ dùng trong trao đổi thông tin) sử dụng 8 bit để mã hoá kí tự.
 Mã ASCII chỉ mã hoá được 256 (=28) kí tự, được đánh số từ 0 đến 255: để biểu diễn kí tự gọi là mã ASCII thập phân của kí tự. Nếu dùng 8 bit để biểu diễn kí tự gọi là mã ASCII nhị phân của kí tự.
Ví dụ: kí tự “A”
GV: Mã ASCII sử dụng 8 bit, chưa đủ để mã hoá tất cả các chữ cái của các ngôn ngữ trên thế giới. Bởi vậy người ta đã xây dựng bộ mã Unicode sử dụng 16 bit để mã hoá tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
 -có mã ASCII thập phân là: 65
 -có mã ASCII nhị phân là: 01000001.
 Bộ mã Unicode sử dụng 16 bit để mã hoá kí tự , mã Unicode có thể mã hoá được 65536 (=216) kí tự khác nhau.
4.Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài:
5.Dặn dò, kế hoạch học tập tiết sau:
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docC1 - Bai 02 _ (Tiet 2).doc