Giáo án môn Tin học 10 - Bài toán và thuật toán (tiếp)

Giáo án môn Tin học 10 - Bài toán và thuật toán (tiếp)

I. Mục tiêu

* Kiến thức:

- Hiểu đúng đắn khái niệm thuật toán trong tin học

- Hiểu khái niệm thuật toán

* Kĩ năng:

- Xác định được các thành phần của bài toán và biết cách diễn tả thuật toán bằng 2 cách liệt kê và sơ đồ khối.

* Thái độ:

- Yêu thích môn học, hăng hái phát biểu các ý kiến xây dựng bài.

 

doc 4 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1944Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 10 - Bài toán và thuật toán (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ... – 09 - 2009	Ngày dạy: ...................- 2009
Tiết thứ 10 (Theo PPCT) 	Người soạn: Nguyễn Thị Thỳy Hằng
Tờn bài soạn: bài toán và thuật toán (Tiếp)
I. Mục tiêu
* Kiến thức:
- Hiểu đúng đắn khái niệm thuật toán trong tin học
- Hiểu khái niệm thuật toán
* Kĩ năng:
- Xác định được các thành phần của bài toán và biết cách diễn tả thuật toán bằng 2 cách liệt kê và sơ đồ khối.
* Thái độ:
- Yêu thích môn học, hăng hái phát biểu các ý kiến xây dựng bài.
II. Trọng tâm bài
 - Khái niệm bài toán, thuật toán .
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, phấn, bài tập củng cố 
- Học sinh: Sách giáo khoa tin học 10, sách bài tập tin học 10, vở ghi bài
- Phương tiện: máy tính 
IV. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức lớp (Thời gian 1 phút)
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- GV: Quan sát lớp, kiểm tra tình hình chung của lớp, ghi sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (Thời gian: 4 phút)
Câu 1: Cho biết khái niệm về chương trình?
* Hình thức thực hiện: 
GV: Yêu cầu HS lên bảng trả lời câu hỏi. Học sinh khác nhận xét. GV nhận xét đánh giá và cho điểm.
Chương trình là một dãy các lệnh, mỗi lệnh là một chỉ dẫn cho biết điều mà máy tính cần thực hiện.
3. Nội dung bài mới
Hoạt động 1: Giáo viên dẫn chứng từ bài toán trong toán học và từ đó giúp học sinh hiểu bài toán tin học
Nội dung cần ghi bảng:
Bài toán tin học là một vấn đề cần máy tính giải quyết.
Cần quan tâm đến 2 vấn đề bài toán tin học:
Đưa vào máy tính thông tin gì? (Input)
Máy tính sẽ đưa ra thông tin gì? (Output)
Thành phần của bài toán:
Input (Đầu vào): Những thông tin đã có;
Output (Đầu ra): Những thông tin cần tìm từ Input.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
20’
- GV: Để viết được chương trình cho máy tính thực hiện ta cần biết thế nào là thuật toán và bài toán.
 GV có thể phát vấn: “Trong toán học em hiểu bài toán là gì?”
 + Trong toán học ta nhắc nhiều đến khái niệm “Bài toán” và ta hiểu đó là những việc mà con người cần phải thực hiện sao cho từ những dữ kiện đã có (giả thiết) phải tìm ra hay chứng minh một kết quả nào đó (kết luận). VD: Trong nhà trường có phần mềm quản lý học sinh, nết ta yêu cầu đưa ra những HS có điểm trung bình từ 7 trở lên, đó là bài toán. Hay là yêu cầu cho máy đưa ra kết quả của một phép tính, đó cũng là bài toán. 
GV hỏi: :Vậy bài toán tin học là gì ?”
- Khi máy tính giải bài toán cần quan tâm đến 2 yếu tố:
+ Xác định dữ kiện ban đầu và kết quả cần tìm hay thông tin đưa vào máy (Input)
+ Cho biết kết quả có dạng dữ liệu gì ( số, hình ảnh, văn bản,) hay thông tin muốn lấy từ máy (Output)
* VD: Xác định Input và Ouput của các bài toán:
- Tìm USCLN của 2 số M, N
- Giải phương trình bậc hai
- Kiểm tra xem n có phải là một số nguyên tố hay không
Input: Số nguyên N
Ouput: “N là một số nguyên tố” hoặc “N không là số nguyên tố” 
HS: Là vấn đề yêu cầu con người giải quyết.
Là vấn đề cần máy tính giải quyết
Học sinh xác định các thành phần của bài toán
VD1: Tìm ƯCLN của hai số nguyên M, N
Input: Số nguyên dương M, N
Output: ƯCLN của hai số
VD2: Giải phương trình bậc hai
Input: Các số thực a, b, c (a0)
Output: số thực x thoả mãn ax2 + bx + c = 0 hoặc thông báo “vô nghiệm”.
Hoạt động 2: Từ bài toán tin học giáo viên đưa ra cách giải quyết ban đầu của bài toán chính là xây dựng thuật toán.
Nội dung cần ghi bảng:
Khái niệm: Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy từ Input của bài toán ta có được Output cần tìm.
Hai cách biểu diễn thuật toán: Liệt kê và sơ đồ khối.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
 Thông qua khái niệm bài toán. Giáo viên dẫn dắt đến khái niệm thuật toán. 
Ví dụ như việc nấu cơm, bao gồm các bước vo gạo, cho nước vào nồi, đặt lên bếp, đun đến khi sôi, . Cơm chín thì dừng lại. Bao gồm hữu hạn các bước được sắp xếp theo một trình tự nhất định, và khi thực hiện xong các bước đó ta có được cơm chín.
Từ đó GV đưa ra khái niệm thuật toán và làm ví dụ 2: Thuật toán tìm giá trị lớn nhất của 2 số nguyên M, N
Gọi HS lên bảng với yêu cầu “Em hãy mô tả các bước để máy tính hiểu cách tìm giá trị lớn nhất của hai số nguyên trên”, sau đó sửa sai cho HS để có được cách mô tẻ thuật toán theo cách thứ nhất là liệt kê.
Từ đó chỉ ra cách thứ 2 là sử dụng các hình khối để diễn tả các thao tác nhập, xuất, gán, so sánh  trong sơ đồ khối.
 Nhập, xuất dữ liệu
 Biểu thức thao tác so sánh
	 Trình tự các bước
Từ đó gọi HS lên bảng chuyển thuật toán đã viết trên sang sơ đồ khối. Chỉnh sửa và hoàn thiện sơ đồ
Học sinh trình bày cách nấu cơm.
HS lên bảng trình bày các bước làm.
B1: Nhập 2 số nguyên M và N
B2: Nếu M > N thì max ò M 
B3: max ò N
B4: Thông báo max
Đ
S
Nhập N, M
Max ò M
M>N?
Max ò N
Thông báo Max
4. Củng cố (Thời gian 3 phút)
Nhấn mạnh lại khái niệm bài toán và xác định Input, Ouput của bài toán.
5. Bài tập về nhà (Thời gian 2 phút)
1. Nêu Input và Ouput của các bài toán sau:
 - Giải phương trình: ax + b = 0
 - Kiểm tra một số là số chẵn hay số lẻ
 - Kiểm tra xem 3 số bất kỳ có phải là 3 cạnh của một tam giác hay không.
V. Rút kinh nghiệm bài giảng 

Tài liệu đính kèm:

  • doct10.bai toan va thuat toan.doc