Giáo án môn Tin học 10 - Tiết 1 đến tiết 10

Giáo án môn Tin học 10 - Tiết 1 đến tiết 10

A. MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Học sinh biết về sự hình thành và phát triển của ngành Tin học

- Đặc tính và vai trò của MTĐT, quá trình Tin học hoá.

- Tin học, thuật ngữ Tin học.

2/ Kỹ năng:

- Học sinh nhận thấy tầm quan trọng của Tin học.

3/ Thái độ: Ý thức được tầm quan trọng của môn học và có thái độ học tập nghiêm túc.

B. PHƯƠNG PHÁP: Sử dụng ph2 thuyết trình + ph2 đàm thoại + ph2 nêu vấn đề

C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1/ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án

2/ Chuẩn bị của học sinh: Sách, vở và liên hệ một số ứng dụng của một số ngành khoa học khác và tin học ngoài thực tế

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/ Ổn định: Nắm sĩ số và tác phong học sinh

2/ Kiểm tra bài cũ:

 

doc 28 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1914Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 10 - Tiết 1 đến tiết 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt thø: 1	Ngµy so¹n: 04/09/2007 
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tên bài:	§1 TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC
A. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Học sinh biết về sự hình thành và phát triển của ngành Tin học
Đặc tính và vai trò của MTĐT, quá trình Tin học hoá.
Tin học, thuật ngữ Tin học.
2/ Kỹ năng:
-	Học sinh nhận thấy tầm quan trọng của Tin học.
3/ Thái độ: Ý thức được tầm quan trọng của môn học và có thái độ học tập nghiêm túc.
B. PHƯƠNG PHÁP: Sử dụng ph2 thuyết trình + ph2 đàm thoại + ph2 nêu vấn đề
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án
2/ Chuẩn bị của học sinh: Sách, vở và liên hệ một số ứng dụng của một số ngành khoa học khác và tin học ngoài thực tế
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định: Nắm sĩ số và tác phong học sinh
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới: 
a) Đặt vấn đề: 
-. Qua các phương tiện thông tin đại chúng ta đã biết được phần nào sự hình thành và phát triển của Tin học và các ứng dụng của nó trong mọi lĩnh vực hoạt động. Tuy Tin học phát triển chưa được bao lâu nhưng những thành quả mà nó mang lại là cực kì to lớn và thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của CNTT. Vậy Tin học được hình thành và phát triển như thế nào? => TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC
b) Triển khai bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sự hình thành và phát triển của Tin học
HS: Cuộc cách mạng công nghiệp của xã hội loài người diễn ra mạnh mẽ vào giai đoạn nào?.--> thành tựu khoa học ?
GV: máy tính điện tử.
HS: Sự bùng nổ của thông tin?
GV: Theo quan điểm truyền thống ba nhân tố cơ bản của nền kinh tế quốc doanh là gì ?
GV: Đk tự nhiên, nguồn lao động, vốn đầu tư.
GV: Ngày nay bổ sung thêm nhân tố mới: thông tin, một dạng tài nguyên mới.
HS: Sự ra đời của các công cụ lao động ?
GV: Máy hơi nước đối với nền văn minh công nghiệpàmáy tính điện tử đối với nền văn minh thông tinà xây dựng ngành khoa học tương ứng.
GV: Trong giai đoạn lịch sử trước con người đã quan tâm đến Tin học nhưng chưa có hệ thống và rải rác ở một số lĩnh vực khoa học.
GV: Tin học tương tự như các ngành khoa học khác nhưng cũng có đặc thù riêng.
GV: Quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tách rời việc sử dụng một công cụ lao động mớiàMTĐT.
Hoạt động 2: Đặc tính và vai trò của MTĐT
HS: Hiên nay ta thấy MTĐT có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
HS: Em hãy kể một vài ứng dụng của MTĐT trong cuộc sống hiện nay mà em biết?
GV: Để sử dụng Máy tính con người cần có kiên thức nhất định về Tin học. 
GV: Phân tích các đặc tính.
Hoạt động 3: Thuật ngữ Tin học 
GV: Thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về một định nghĩa Tin học. Sự khác nhau chỉ ở phạm vi các lĩnh vực còn về bản chất là thống nhất về nội dung.
HS: Tin học là gì ?
HS: Đối tượng, công cụ, phương tiện nghiên cứu? Tính chất ?
GV: Tính định hướng tới ứng dụng.
1. Sự hình thành và phát triển của Tin học:
- Cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra tương đối nhanh. Tiếp theo đó là hàng loạt thành tựu khoa học và kỷ thuật khác trong đó có máy tính điện tử..
- Sự bùng nổ của thông tin bổ sung thêm nhân tố then chốt quan trọng của nền kinh tế quốc gia đó là thông tin.
- Lịch sử loài người đang ở nền văn minh thứ ba. Sự hình thành và phát triển của mỗi nền văn minh gắn liền với sự ra đời của một công cụ lao động mớiàmáy tính điện tử đối với nền văn minh thông tin.
- Cùng sự ra đời của công cụ lao động mới, con người tập trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên thông tinàngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.
2.Đặc tính và vai trò của MTĐT:
* Vai trò:
- Trong kỷ nguyên thông tin, máy tính là công cụ thích hợp nhất cho việc khai thác tiện lợi và nhanh chóng những khối lượng thông tin khổng lồ và cực kỳ đa dạng.
- Làm thay đổi quan trọng cách sống, cách làm việc và suy nghĩ của con người.
* Đặc tính:
- Làm việc không mệt mỏi
- Tốc độ xử lý thông tin cao
- Độ chính xác cao
- Lưu trữ thông tin lớn
- Giá thành ngày càng hạ
- Máy tính có thể liên kết nhau tạo thành hệ thống lớn.
3.Thuật ngữ Tin học:
Pháp: Informatique
Châu Âu: Informatics
Mỹ: Science computer
Khái niệm: SGK
4/ Củng cố: 
Câu 1: Xã hội loài người đang bước vào nền thông tin nào? 
A. Nền văn minh công nghiệp	B. Nên văn minh nông nghiệp
C. Nền văn minh thông tin	D. Nền văn minh mậu dịch
Câu 2: Nền văn minh thông tin gắn liền với loại công cụ nào?
A. Động cơ hơi nước	B. Máy điện thoại
C. Máy phát điện	D. Máy tính điện tử
Câu 3: Máy tính trở thành công cụ không thể thiếu được trong xã hội hiện đại vì:
A. Máy tính tính toán cực kì nhanh và chính xác
B. Máy tính cho ta khả năng lưu trữ và xử lí thông tin
C. Máy tính giúp con người giải tất cả các bài toán khó
D. Máy tính là công cụ soạn thảo VB và cho ta truy cập vào mạng internet để tìm kiếm ttin
5/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà: tìm các ứng dụng của Tin học trong thực tế.
TiÕt thø: 2	Ngµy so¹n: 05/09/2007
Tên bài:	THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (t1/2)
A. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Học sinh hiểu biết về các khái niệm về thông tin và dữ liệu.
Đơn vị đo thông tin.
Các dạng thông tin
Mã hoá thông tin trong MTĐT.
2/ Kỹ năng:
- 	Nắm vững các đơn vị đo thông tin, các dạng thông tin, cách đổi.
3/ Thái độ: Rèn luyện phong cách suy nghĩ và làm việc khoa học
B. PHƯƠNG PHÁP: Ph2 thuyết trình + ph2 giảng giải + ph2 thảo luận.
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ Chuẩn bị của giáo viên:Giáo án, tranh, ảnh minh họa
2/ Chuẩn bị của học sinh: Sách,Vở, bài cũ.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định: Nắm sĩ số và tác phong học sinh
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Sự hình thành và phát triển của Tin học?
Đặc tính của MTĐT?
3/ Bài mới: 
a) Đặt vấn đề: 
- Hằng ngày con người thường có nhu cầu xem phim, đọc báo,... để được nhận thêm thông tin mới. Thông tin mang lại cho con người sự hiểu biết nhận thức tốt hơn, đúng hơn về các đối tượng trong đời sống, xã hội,...giúp họ đạt được mục đích của mình.
b) Triển khai bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khái niệm thông tin và dữ liệu.
GV: Không có sự khác biệt về thông tin trong xã hội cũng như trong Tin học.
HS: Lấy ví dụ về thông tin?
GV: Để xác định một thực thể, con người cần phải có những hiểu biết về những thực thể đó. Những hiểu biết giúp ta xác định được thực thể gọi là thông tin về thực thể đó.
Vậy thông tin là gì?
HS: Trả lời
GV: Muốn đưa thông tin vào máy con người tìm cách thể hiện thông tin sao cho máy tính có thể hiểu được và xử lý đượcà dữ liệu.
Hoạt động 2: Đơn vị đo thông tin
GV: Mỗi sự vật hay sự kiện đều hàm chứa một lượng thông tin để biiets về nó. 
GV: Bit: lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một trạng thái của một sự kiện có hai trạng thái và khả năng xuất hiện là như nhau.
Ví dụ:
- Tung đồng xu:
Sấp: 0
Ngửa: 1
à biểu diễn một trong hai số 0 và 1à mỗi một chữ số mang 1 lương thông tin nào đó gọi là một bit (bit 0, bit 1).
GV: Biểu diễn trạng thái của 8 bóng đèn.
HS: Dãy kí hiệu tương ứng?.
Hoạt động 3: mục 3
GV: Thế giới đa dạng à thông tin đa dạng
HS: Chúng ta thường gặp những dạng thông tin phổ biến nào ?
GV: Sự phát triển của khoa học à càng có nhiều thông tin mới được phát hiện.
HS: Thông tin trên bảng ở dạng nào?
HS: Trên bản đồ?
GV: Để máy tính có thể lưu trữ và xử lý được các thông tin đó thì nó phải được biểu diễn dưới dạng mà máy tính có thể hiểu đượcà mã hoá thông tin.
Hoạt động 4: Mã hoà thông tin trong máy tính.
GV: Mã hoá thông tin 8 bóng đèn.
HS: Đưa ra dạng thông tin đã mã hoá.
- Mã hoá thông tin dạng văn bản: mã 
ASCII.
Kí hiệu (kí tự) Aà65à01000001
1.Khái niệm thông tin và dữ liệu:
- Thông tin là những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó
- Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.
2. Đơn vị đo thông tin:
Đơn vị cơ sở: Bit: 0/1
8 bit à 1 byte
1KB = 1024 Byte
1MB = 1024 KB
1GB = 1024MB
1TB = 1024GB
1PB = 1024TB
3. Các dạng thông tin:
-Dạng văn bản: sách, vở, báo chí,...
- Dạng hình ảnh: tranh ảnh,...
-Dạng âm thanh: tiếng động, tiếng nói,...
4. Mã hoà thông tin trong máy tính:
Thông tin để máy tính xử lý được thì phải biến đổi thành một dãy bit. Biến đổi như vậy là một cách mã hoá thông tin.
4/ Củng cố: 
Câu 1: Thông tin là
A. Tin tức thu nhận được qua các phương tiện truyền thông	B. Dữ liệu của máy tính
C. Tất cả những gì mang lại cho con người hiểu biết	D. Các tín hiệu vật lí
Câu 2: Trong tin học Dữ liệu là
A. Các số liệu	B. Thông tin về đối tượng được xét
C. Thông tin đã được đưa vào máy tính	D. Cả A và B
Câu 3: Byte là
A. Số lượng bit đủ để mã hóa được một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng anh
B. Lượng thông tin 16 bit
C. Một đơn vị đo dung lượng bộ nhớ của máy tính
D. Một đơn vị quy ước theo truyền thống để đo lượng thông tin
Câu 4: Trong tin học mùi vị là loại thông tin dạng
A. Hình ảnh và âm thanh	B. Phi số	C. Hỗn hợp số và phi số	D. Chưa xác định
Câu 5: Sách giáo khoa thường chứa thông tin dưới dạng
A. Văn bản	B. Hình ảnh	C. Âm thanh	D. A và B
5/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà: học bài và xem trước mục biểu diễn thông tin trong máy tính.
TiÕt thø: 3 	Ngµy so¹n:09/09/2007 
Tên bài:	THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (t2/2)
A. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Học sinh hiểu và biết về các kiểu dữ liệu và cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
Biết các hệ đếm thường dùng trong tin học: hệ 2, hệ 16
2/ Kỹ năng:
- Chuyển đổi thành thạo một số ở 1 hệ đếm bất kỳ về hệ thập phân
3/ Thái độ: nghiêm túc trong học tập.
B. PHƯƠNG PHÁP: Ph2 thuyết trình + ph2 đàm thoại.
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án
2/ Chuẩn bị của học sinh:- Sách, Vở, bài cũ
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định: Nắm sĩ số và tác phong học sinh
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Các đơn vị đo thông tin, các dạng thông tin? Ví dụ?
Câu 2: Ghép các mục ở cột A với một mục ở cột B nếu chúng cùng giá trị
360 KB	a) 102400 TB
200 KB	b) 3 GB
1.4 MB	c) 204800 byte
100 MB	d) 368640 byte
3072 MB	e) 1433.6 KB 
3/ Bài mới: 
a) Đặt vấn đề: 
- Dữ liệu trong máy tính là thông tin đã được mã hoá. Có nhiều kiểu khác nhauà cách biểu diễn dữ liệu...
b) Triển khai bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Biểu diễn dữ liệu trong máy tính
GV: Có hai kiểu dữ liệu: Kiểu xâu kí tự và kiểu số
HS: Xâu kí tự ?
Ví dụ ?
HS: Độ dài xâu ?
GV: Ví dụ:
Xâu ‘ABCDE ABC’
HS: độ dài ?
GV: ghi nhớ khoảng hở cũng được xem là một kí tự.
Hoạt động 2: mục b
Để thực hiện đếm và biểu diễn các số ta thường sử dụng hệ đếm nào ?
GV: Hệ đếm La mã:
HS: Tập kí hiệu?
I, V, X, L, C, D, M
GV: đếm: I, II, III, IV, V, VI,....,X, XI,..., XXX,......
HS: Quy tắc ? Ví dụ ?
GV: khái niệm cơ số.
HS: hệ thập phân có cơ số bằng mấy ?
GV: cho HS đếm kí hiệu nếu trả lời không đúng.
GV: thậ ... 5: i:=i+1
b6: Nếu i>M thì quay lại bước 3
b7: Nếu ai>ai+1 thì tráo đổi ai và ai+1 cho nhau
b8: Quay lại bước 5
b) sơ đồ khối: SGK
IV/ Củng cố: 
V/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà: xem thuật toán tìm kiếm ở sách, tập mô phỏng thuật toán.
TiÕt thø: 13	Ngµy so¹n: 15/10/2007
Tên bài:	BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (t5)
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Biết thuật toán: tìm kiếm tuần tự và nhị phân.
2/ Kỹ năng:
- Thể hiện được các thuật toán bằng liệt kê và sơ đồ khối.
3/ Thái độ: biết sắp xếp công việc theo trình tự.
B/ PHƯƠNG PHÁP: thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận.
C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, tranh ảnh
2/ Chuẩn bị của học sinh: Bài cũ
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ Ổn định: Nắm sĩ số và tác phong học sinh
II/ Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày giải thuật sắp xếp thành 1 dãy không tăng, mô phỏng vớ n=10 và dãy sau: 
5 1 -4 7 11 15 -5 3 29 8
III/ Bài mới: 
1/ Đặt vấn đề: tiếp tục nghiên cứu một số thuật toán cơ bản.
2/ Triển khai bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
A/ Hoạt động 1: Bài toán tìm kiếm tuần tự
GV: Giới thiệu nhu cầu cần tìm kiếm.
Ví dụ.
HS: lấy một số ví dụ về tìm kiếm.
GV: Phát biểu bài toán tìm kiếm. Khái niệm khoá tìm kiếm.
HS: xác định bài toán
GV: Gợi ý, nhận xét.
GV: Nêu ý tưởng, phương pháp tuần tự.
GV: mô phỏng phương pháp bằng một dãy số cụ thể
HS: Trình bày giải thuật theo liệt kê
GV: Yêu cầu HS lên bảng vẽ lưu đồ (3 HS)
HS: lên bảng
GV: Yêu cầu học sinh mô phỏng với khoá tìm có hoặc không tìm thấy
HS: Mô phỏng thuật toán. Xác định tính dừng của thuật toán.
GV: yêu cầu HS lên bảng vẽ lưu đồ (3 HS)
HS: lên bảng
GV: yêu cầu học sinh mô phỏng với khoá tìm có hoặc không tìm thấy
HS: Mô phỏng thuật toán. Xác định tính dừng của thuật toán.
Ví dụ 3: Bài toán tìm kiếm.
*Bài toán: 
* Thuật toán tìm kiếm tuần tự:
+Xác định bài toán: 
Input: Dãy A gồm N số nguyên a1,  an, số nguyên K
Output: Chỉ số i sao cho ai = K or thông báo không có số nào trong dãy A có giá trị = K
+ Ý tưởng: SGK
+ Thuật toán: 
a) Liệt kê từng bước
b1: Nhập N, dãy số a1,a2,,an, khóa K
b2: i:=1
b3: Nếu ai = K thì thông báo chỉ số I rồi kết thúc
b4: i:=i+1
b5: Nếu i>N thì thông báo không có số hạng nào trong dãy có giá trị = K rồi kết thúc
b6: Quay lại bước 3
b) Sơ đồ khối
IV/ Củng cố: thuật toán tìm kiếm
V/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà: làm bài tập ở SGK.
TiÕt thø: 14	Ngµy so¹n: 16/10/2007
Tên bài:	BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (t6)
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Biết thuật toán: tìm kiếm tuần tự và nhị phân.
2/ Kỹ năng:
- Thể hiện được các thuật toán bằng liệt kê và sơ đồ khối.
3/ Thái độ: biết sắp xếp công việc theo trình tự.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
 - Phương pháp thuyết trình và phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề.
C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, tranh ảnh
2/ Chuẩn bị của học sinh: Bài cũ
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ Ổn định: Nắm sĩ số và tác phong học sinh
II/ Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày giải thuật sắp xếp thành 1 dãy không tăng, mô phỏng vớ n=10 và dãy sau: 
5 1 -4 7 11 15 -5 3 29 8
III/ Bài mới: 
1/ Đặt vấn đề: tiếp tục nghiên cứu một số thuật toán cơ bản.
2/ Triển khai bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
A/ Hoạt động 1: ví dụ 3
GV: Giới thiệu nhu cầu cần tìm kiếm.
Ví dụ.
HS: lấy một số ví dụ về tìm kiếm.
GV: Nêu ý tưởng, phương pháp nhị phân.
GV: mô phỏng phương pháp bằng một dãy số cụ thể
HS: Trình bày giải thuật theo liệt kê
GV: yêu cầu HS lên bảng vẽ lưu đồ (3 HS)
HS: lên bảng
GV: yêu cầu học sinh mô phỏng với khoá tìm có hoặc không tìm thấy
HS: Mô phỏng thuật toán. Xác định tính dừng của thuật toán.
HS: so sánh thời gian thực hiện của 2 thuật toán trên (ưu nhược điểm.
Ví dụ 3: Bài toán tìm kiếm.
Thuật toán tìm kiếm nhị phân
+ Xác định bài toán
Input: Dãy A là dãy tăng gồm N số nguyên khác nhau a1, a2,,an, số nguyên k
Output: Chỉ số i sao cho ai = K or thông báo không có số nào trong dãy A có giá trị = K
+ Ý tưởng: SGK
+ Thuật toán: 
a) Liệt kê từng bước:
IV/ Củng cố: thuật toán tìm kiếm
V/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà: làm bài tập ở SGK.
TiÕt thø: 15	Ngµy so¹n: 22/10/2007
Tên bài:	BÀI TẬP
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Ôn tập nội dung cũ.
2/ Kỹ năng: luyện tập tư duy thuật toán 
3/ Thái độ: 
B/ PHƯƠNG PHÁP:
 - Phương pháp thuyết trình và phương pháp đàm thoại, gợi mở
C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, tranh ảnh
2/ Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi chép, bài cũ
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ Ổn định: Nắm sĩ số và tác phong học sinh
II/ Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày thuật toán tìm kiếm nhị phân.
III/ Bài mới: 
1/ Đặt vấn đề: củng cố thêm một số thuật toán.
2/ Triển khai bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
A/ Hoạt động 1: 
GV: - Gợi ý cách thực hiện
 - Nhận xét hướng giải quyết ?.
HS: - Xác định Input, Output?
 - Thuật toán ?
GV: Tương tự ví dụ.Giá trị cần tìm là nhỏ nhất.
HS: thử kiểm tra giải thuật
B/ Hoạt động 2: Tìm nghiệm của phương trình Ax2+bx+c=0
HS: Xác định Input, Output?
GV: cách giải và biện luân ptr bậc 2.
HS: xây dựng thuật toán theo liệt kê và lưu đồ.
GV-HS: thử kiểm tra giải thuật
C/ Hoạt động 3: Bài 3
GV: Gợi ý: như dãy tăng chỉ đổi điều kiện giảm
HS: trình bày giải thuật theo liệt kê
D/ Hoạt động 4: Bài 4
GV: Gợi ý: Dùng 1 biến để đối chiếu điều kiện nếu còn thỏa mãn thì việc tính tổng vẫn được thực hiện
HS: trình bày giải thuật
Bài 1:
Cho N và dãy số a1, a2,....,an; hãy tìm giá trị nhỏ nhất (Min) của dãy số đó.
Input:
Output
Ý tưởng
Giải thuật
Bài 2:
Tìm nghiệm phương trình tổng quát:
Ax2+bx+c=0 (mọi a0)
Input:
Output
Ý tưởng
Giải thuật
Bài 3: Sắp xếp dãy giãm dần
Input:
Output
Ý tưởng
Giải thuật
Bài 4: Tính tổng S=12+22+...+N2 
Input:
Output
Ý tưởng
Giải thuật
IV/ Củng cố: 
V/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà: viết các thuật toán tính các tổng sau:
A. S=1+2+3+....+n;
B. S=1+1/2+1/3+....+1/n
C. S=1-2+3-4+....+(-1)n-1.n
TiÕt thø: 16	Ngµy so¹n: 23/10/2007
Tên bài:	KIỂM TRA 1 TIẾT
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Kiểm tra kiến thức của học sinh
2/ Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài
3/ Thái độ: Trung thực, nghiêm túc, tự chủ.
B/ PHƯƠNG PHÁP: 
C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Đề kiểm tra.
2/ Chuẩn bị của học sinh: Nội dung kiểm tra
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ Ổn định: 	Nắm sĩ số và tác phong học sinh
II/ Bài mới: 
 Triển khai bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
A/ Hoạt động 1: 
GV: phát đề kiểm tra
B/ Hoạt động 2: 
HS: Làm bài
GV: theo dõi, giám sát quá trình làm bài của học sinh
C/ Hoạt động 3: Thu bài
Kiểm tra:
Đề kèm theo
Đáp án:
Phần I: (6 điểm):Các câu từ 01 đến 21 mỗi câu 0.25 điểm (Trừ câu 10: 1 điểm)
Phần II: (4 điểm)
Xác định bài toán: 0.5 đ
Giải thuật: 2.5 đ
Mô phỏng: 1 diểm
ĐỀ 01:
PHẦN TRẮC NGHIỆM (6đ)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất?
A. Tin học là môn học sử dụng máy tính điện tử
B. Tin học có mục tiêu là sử dụng và phát triển máy tính điện tử
C. Tin học là môn học nghiên cứu, phát triển máy tính điện tử
D. Tất cả các câu trên đều sai
Câu 2: Xã hội loài người đang bước vào nền thông tin nào? 
	A. Nền văn minh công nghiệp	B. Nên văn minh nông nghiệp
	C. Nền văn minh thông tin	D. Nền văn minh mậu dịch
Câu 3: Nền văn minh thông tin gắn liền với loại công cụ nào?
A. Động cơ hơi nước	B. Máy điện thoại	C. Máy phát điện	D. Máy tính điện tử
Câu 4: Máy tính trở thành công cụ không thể thiếu được trong xã hội hiện đại vì:
A. Máy tính tính toán cực kì nhanh và chính xác
B. Máy tính cho ta khả năng lưu trữ và xử lí thông tin
C. Máy tính giúp con người giải tất cả các bài toán khó
D. Máy tính là công cụ soạn thảo VB và cho ta truy cập vào mạng internet để tìm kiếm ttin
Câu 5: Sách giáo khoa thường chứa thông tin dưới dạng
A. Văn bản	B. Hình ảnh	C. Âm thanh	D. A và B
Câu 6: Thông tin là
A. Tin tức thu nhận được qua các phương tiện truyền thông	B. Dữ liệu của máy tính
C. Tất cả những gì mang lại cho con người hiểu biết	D. Các tín hiệu vật lí
Câu 7: Byte là
A. Số lượng bit đủ để mã hóa được một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng anh
B. Lượng thông tin 16 bit
C. Một đơn vị đo dung lượng bộ nhớ của máy tính
D. Một đơn vị quy ước theo truyền thống để đo lượng thông tin
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là sai?
	A. Máy tính có thể lưu trữ một lượng thông tin lớn trong một không gian hạn chế
	B. Tốc độ xử lý của máy tính rất nhanh và ngày càng được nâng cao 
	C. Máy tính ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng	
	D.Máy tính tốt là máy tính nhỏ gọn và đẹp
Câu 9: Trong Tin học. Mùi vị là dạng thông tin nào?
	A. Dạng văn bản	B. Dạng hình ảnh
	C. Dạng âm thanh	D. Chưa có khả năng thu thập, lưu trữ và xử lý 
Câu 10: ghép các mục ở mục A với các mục ở mục B nếu chúng có cùng giá trị
	A	B
	1) 360KB	a) 1433,6 KB 
	2) 200KB	b) 3GB
	3) 1,4MB	c) 204800 byte
	4) 3072 MB	d) 368640 byte
Câu 11: Biểu diễn thập phân của số 1AB,3 ở hệ hexa là:
	A. 427,187510	B. 421,187510	C. 427,007510	D. 435.187510
Câu 12: Viết số thực 10,02 dưới dạng dấu phẩy động:
	A. 0,1 . 103	B. 0,1 . 102	C. 0,1 . 101	D. 0,1 . 10-2
Câu 13: Biểu diễn thập phân của số 1010101 ở hệ nhị phân là:
	A. 82	B. 83	C. 84	D. 85
Câu 14: Dãy bit nào dưới đây là biễu diễn nhị phân của số 68 trong hệ thập phân?
	A. 11001002	B. 10001002	C. 10001012	D. 10000112
Câu 15: Biểu diễn hệ thập lục phân của số 490 ở hệ thập phân là:
	A. E1B16	B. 1EB16	C. 1AE16	D. 1EA16 
Câu 16. Khi gõ kí tự A thì dữ liệu gì được truyền vào máy tính
	A. Kí tự A	B. Số 10	C. Dãy nhị phân: 01000001	D. Số 041 
Câu 17: Phát biểu nào sau đây về bộ nhớ trong là sai?
	A. ROM có thể đọc và ghi dữ liệu	B. Khi tắt máy dữ liệu trong RAM bị mất
	C. RAM có thể đọc và ghi dữ liệu	D. Khi tắt máy dữ liệu trong ROM không bị mất 
Câu 18: Phát biểu nào sau đây về RAM là đúng
	A. RAM có dung lượng nhỏ hơn ROM	B. Thông tin trong RAM sẽ bị mất khi tắt máy
	C. RAM có dung lượng nhỏ hơn đĩa mềm	D. RAM là bộ nhớ trong chỉ cho phép đọc dữ liệu
Câu 19: Thiết bị nào sau đây không thuộc bộ nhớ?
	A. ROM, RAM, Đĩa cứng, Đĩa mềm	B. Đĩa CD, đĩa mềm, RAM, Bút USB
	C. Thanh ghi, CPU	D. Đĩa CD, ROM, RAM, Bút USB
Câu 20: Hãy cho biết nguyên lí Phôn-Nôi-Man đề cập đến những vấn đề nào dưới đây?
	A. Mã hóa nhị phân, Truy cập theo địa chỉ	C. CPU, bộ nhớ chính, bộ nhớ ngoài
 	B. Điều khiển bằng chường trình và lưu trữ chương trình	D. A và B
Câu 21: Trong các thiết bị sau thiết bị nào không thuộc thiết bị ra
	A. Màn hình, máy in	B. Modem, tai nghe	C. Máy quét, máy chụp ảnh	D. Loa, máy chiếu
PHẦN TỰ LUẬN (4đ)
Cho S = 1 +2 +3 ++ N
a) Xác định bài toán
b) Hãy mô tả thuật toán bằng cách dùng sơ đồ khối để tính tổng trên.
c) Mô phỏng: N = 10
IV/ Củng cố: 
V/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà: Đọc nội dung bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 10 t1- t16.doc