A. Mục tiêu:
Nắm chắc được kiến thức về định dạng văn bản, các bước để định dạng văn bản trong Word,
Biết một số quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính.
Có thể định dạng các văn bản đơn giản theo mẫu, sử dụng linh hoạt các công cụ định dạng đã biết.
Học sinh thấy được lợi ích của việc định dạng văn bản.
Có tư duy làm việc khoa học, chính xác
B. Phương pháp, phương tiện:
Phương tiện: Máy tính, projector , máy chiếu vật thể, SGK, SBT, giáo án . . .
Phương pháp: Trình chiếu trên PowerPoint, phát vấn, hoạt động nhóm
GIÁO ÁN DẠY TỐT Ngày soạn: 21/01/2010 Ngày giảng: 22/01/2010 (Tiết 3 - Lớp 10A3) Giáo viên thực hiện: TIẾT 45 - BÀI TẬP ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN A. Mục tiêu: Nắm chắc được kiến thức về định dạng văn bản, các bước để định dạng văn bản trong Word, Biết một số quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính. Có thể định dạng các văn bản đơn giản theo mẫu, sử dụng linh hoạt các công cụ định dạng đã biết. Học sinh thấy được lợi ích của việc định dạng văn bản. Có tư duy làm việc khoa học, chính xác B. Phương pháp, phương tiện: Phương tiện: Máy tính, projector , máy chiếu vật thể, SGK, SBT, giáo án . . . Phương pháp: Trình chiếu trên PowerPoint, phát vấn, hoạt động nhóm C. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào? 3. Bài mới: Nội dung Hoạt động của thầy và trò ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN 1. Định dạng kí tự. Chọn phần văn bản cần định dạng Vào bảng chọn Format/Font... Thực hiện các thao tác: Chọn phông chữ; kiểu chữ; cỡ chữ; màu cho chữ; kiểu gạch chân 2. Định dạng đoạn văn bản Xác định đoạn văn bản cần định dạng Vào bảng chọn Format/Paragraph... Xác định các thông số: Căn lề đoạn văn; vị trí lề trái, lề phải; định dạng dòng đầu tiên; khoảng cách đến đoạn văn trước và sau; khoảng cách giữa các dòng.. 3. Định dạng trang Vào bảng chọn File/Page Setup... Xác định các thông số: Cỡ giấy, độ rộng lề trên; lề dưới; lề trái; lề phải của trang; Hướng trang giấy: dọc (Portrait) hoặc ngang (Landscape) Vị trí lề hàng thứ hai của đoạn trở đi Vị trí lề dòng đầu tiên Vị trí lề trái đoạn văn Vị trí lề phải đoạn văn Hoạt động 1: Ôn lại một số kiến thức cũ về định dạng văn bản GV: Nhắc lại kiến thức đã học về định dạng văn bản ? Thao tác lựa chọn văn bản như thế nào? GV: Chú ý khi chọn phông chữ: Nếu ta gõ văn bản bằng bảng mã Unicode thì phải chọn phong chữ Unicode (Time new Roman, Arial, Verdana, Tahoma..), Nếu gõ văn bản bằng bảng mã TCVN ABC thì chọn phông có tiền tố .vn (.vnTime, .vnTimeH, .Vnarial) ? Có các cách xác định đoạn văn bản nào? - Tùy từng trường hợp mà người ta sẽ chọn các thông số cho phù hợp. - Để giãn cách giữa các đoạn người ta thường tăng thông số khoảng cách giữa đoạn được chọn với đoạn trước và sau thay cho việc nhấn phím Enter - Người ta thường chọn cỡ giấy A4, hướng trang dọc để gõ và in văn bản. - Các hộp thoại trên cho phép ta thiết đặt các giá trị định dạng đồng thời cũng hiển thị các thông số đã được thiết đặt. ? Hãy quan sát hộp thoại paragraph trên màn hình và cho biết các thông số định dạng đoạn nào đã được thiết đặt? HS: Quan sát và trả lời GV: Ngoài cách dùng cách định dạng dựa trên bảng chọn, ta cũng có thể sử dụng các nút lệnh để định dạng. ? Hãy chỉ ra tác dụng của các thanh trượt trên thước ngang trong định dạng đoạn văn? HS: Quan sát và trả lời PHIẾU HỌC TẬP Hãy điền các chức năng của các nút lệnh tương ứng trong hình sau: 2 1 3 4 8 5 7 6 10 9 11 Hoạt động 2: Hoạt động nhóm với phiếu học tập. GV: Chia nhóm, phát phiếu học tập, chiếu yêu cầu lên bảng. HS: Thảo luận theo nhóm, trả lời vào phiếu học tập GV: Thu phiếu học tập, chiếu câu trả lời của các nhóm qua máy chiếu vật thể và yêu cầu nhóm khác nhận xét. GV: Chiếu đáp án và nhận xét các nhóm. - Tương tự như trong các hộp thoại, các nút lệnh cũng cho phép hiển thị các thông số định dạng Hãy định dạng văn bản theo mẫu: Hoạt động 3: Định dạng văn bản theo mẫu - Người ta thường gõ nội dung văn bản xong mới tiến hành định dạng ? Quan sát hai đoạn văn bản trước và sau khi định dạng và cho biết đã có những chức năng định dạng văn bản nào đã được áp dụng? HS: Quan sát, trả lời GV: Đưa ra đoạn văn bản đã định dạng và đoạn văn bản chưa định dạng, yêu cầu học sinh định dạng theo mẫu ? Hãy chỉ ra các thuộc tính định dạng cần thiết đặt HS: Trả lời GV: Gọi 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. Nhận xét bài làm. GV: Giới thiệu một số quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính (sử dụng một văn bản của nhà trường để minh họa) Bài 3.48 (Sbt, T.66) Trong trường hợp chuột không làm việc, có thể định dạng một số kí tự dạng chữ đậm, nghiêng và cỡ chữ lớn hơn bằng bàn phím được không? Một số câu hỏi trắc nghiệm Bài 3.38 (Sbt, T.64) Bài 3.39 (Sbt, T.64) Bài 3.40 (Sbt, T.64) Bài 3.42 (Sbt, T.64) Hoạt động 4: Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi và bài tập trong sách bài tập GV: Chiếu câu hỏi lên màn hình HS: Trả lời GV: Nhận xét và đưa ra một số phím tắt thường sử dụng trong định dạng văn bản. GV: Đưa ra câu hỏi HS: Trả lời GV: Đưa ra đáp án và giải thích D. Củng cố, dặn dò: - Học kĩ các thao tác định dạng văn bản - Xem trước nội dung bài tập thực hành 7 (Sgk, T.112 – 113). - Tiết sau thực hành.
Tài liệu đính kèm: