Giáo án môn Tin học 6 - Tiết 1 đến tiết 69

Giáo án môn Tin học 6 - Tiết 1 đến tiết 69

I. MỤC TIÊU:

 - Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.

 - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.

 - Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.

II. CHUẨN BỊ:

 - Nội dung: Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV.

- ĐDDH: Tranh ảnh SGK, tranh ảnh có liên quan đến bài học, đoạn trích các bài báo, các hình vẽ.

 

doc 162 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2056Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 6 - Tiết 1 đến tiết 69", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/08/2009
Chương 1: Làm quen với tin học 
và máy tính điện tử
Tiết 1: 	Bài 1:	Thông tin và tin học (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
	- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
	- Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
II. Chuẩn bị:
	- Nội dung:	Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV.
- ĐDDH:	Tranh ảnh SGK, tranh ảnh có liên quan đến bài học, đoạn trích các bài báo, các hình vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu môn học, bài học.
Công nghệ thông tin là một ngành khoa học, có vai trò rất quan trọng, thiết thực trong đời sống hàng ngày của con người. SGK tin học dành cho THCS được xây dựng theo định hướng cung cấp những kiến thức mở đầu về tin học một cách nhẹ nhàng, tự nhiện. Sách tập trung giới thiệu các kiến thức và kĩ năng để sử dụng các phần mềm thông dụng và hữu ích cho việc học tập của HS chúng ta. Hôm nay chúng ta làm quen với khái niệm mở đầu về tin học, hiểu được thông tin là gì và các hoạt động thông tin như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài: “Thông tin và tin học”
* Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin là gì?
- GV yêu cầu HS đọc ND SGK và liên hệ thực tế
- GV giới thiệu tranh, ảnh và giải thích về các dạng TT:
+ Các bài báo, bản tin  cho em biết về tình hình thời sự trong nước và thế giới
+ Tấm biển chỉ đường hướng dẫn em cách đi đến một nơi cụ thể nào đó
+ Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra chơi hay vào học.
-> GV giải thích, kết luận về dạng TT:
Thông tin là một khái niệm trừu tượng, nó đem lại sự hiểu biết cho con người và các sinh vật khác.
- 1 – 2 HS đọc ND SGK
- HS chú ý, liên hệ, tìm hiểu
- HS nghe giảng
- HS lấy ví dụ khác về các dạng thông tin
- HS chú ý, ghi bài
* Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động thông tin của con người.
- GV giới thiệu tranh ảnh và thực tế về các hoạt động thông tin:
Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn lưu trữ, trao đổi và xử lí thông tin.
-> GV kết luận:
Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin gọi chung là hoạt động thông tin.
- GV giải thích: 
Trong hoạt động thông tin, TT được xử lí gọi là TT vào, TT nhận được sau xử lí gọi là TT ra. Việc tiếp nhận TT chính là để tạo thông tin vào cho quá trình xử lí.
-> Việc lưu trữ, truyền TT làm cho TT và những hiểu biết được tích luỹ và nhân rộng.
- HS chú ý
- HS chú ý, ghi bài
- HS chú ý nghe GV giải thích, tìm hiểu SGK.
-> Giới thiệu về mô hình quá trình xử lí thông tin:
TT ra
(Out put)
TT vào
(In put)
Xử lý
(Processing)
* Hoạt động 4: Tổng kết giờ học
- GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học
- GV nhắc lại, giải thích và tóm tắt bài
- Yêu cầu HS về nhà đọc SGK, đọc phần “Có thể em chưa biết”
Ngày soạn: 17/08/2009
Tiết 2: 	Bài 1:	Thông tin và tin học (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
	- Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
	- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
	- Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
II. Chuẩn bị:
	- Nội dung:	Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV
	- ĐDDH:	Tranh ảnh SGK, bảng phụ.
III. Kiểm tra bài cũ:
	- GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ:
	?1: Em hãy nêu khái niệm thông tin?
	- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét. 
- GV nhận xét, cho điểm
	?2: Em hãy nêu các hoạt động TT của con người?
	- HS2 trả lời, HS khác nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động thông tin và tin học.
- GV yêu cầu HS đọc TT SGK và liên hệ thực tế bản thân
- GV giải thích về các hoạt động thông tin:
+ Hoạt động thông tin của con người nhờ các giác quan và bộ não. Các giác quan tiếp nhận TT, bộ não thực hiện việc xử lí, biến đổi và lữu trữ TT thu nhận được.
+ Tuy nhiên khả năng của giác quan và bộ não chỉ có hạn. Máy tính điện tử được làm ra để hỗ trợ cho con người.
+ Nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động TT một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử.
+ Nhờ sự phát triển của tin học, máy tính hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
-> GV kết luận về hoạt động TT và tin học:
Công nghệ TT gắn liền với hoạt động TT của con người, nó tạo ra các công cụ hỗ trợ để tự động hóa việc thực hiện các hoạt động đó. Sự phát triển của CNTT xuất phát từ chính nhu cầu khai thác và xử lí TT của con người
- GV giảng giải, giải thích
- HS đọc TT SGK
- HS chú ý nghe, hiểu và lấy ví dụ về các hoạt động của TT
- HS quan sát tranh vẽ SGK, liên hệ thực tế
- HS chú ý, ghi bài
- HS chú ý, ghi kết luận
* Hoạt động 2: Tổng kết bài học
- GV treo bảng phụ, tóm tắt nội dung chính của bài học
- GV yêu cầu HS tóm tắt lại bài học.
- GV nhấn mạnh nội dung cần nhớ.
- Yêu cầu 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK
- GV gợi ý HS làm các câu hỏi bài tập SGK
- HS chú ý
- HS tóm tắt bài học
- 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK
- HS chữa bài tập
- HS thực hiện
* Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thành các bài tập SGK và đọc phần “Có thể em chưa biết”. 
- Đọc và chuẩn bị trước bài 2 trong SGK.Ngày soạn: 21/08/2009
Tiết 3: 	Bài 2:	 Thông tin và biểu diễn thông tin
I. Mục tiêu:
	- Học sinh phân biệt được các dạng thông tin cơ bản
	- Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bít.
II. Chuẩn bị:
	- Nội dung:	Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV
	- ĐDDH:	Tranh ảnh SGK, bảng phụ.
III. Kiểm tra bài cũ:
	- GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ:
	?1: Em hãy cho biết thông tin là gì? Nêu ví dụ về thông tin?
	- 1- 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, cho điểm.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng thông tin cơ bản
- Dựa vào KN về TT ở bài 1. GV có thể đặt câu hỏi pháp vấn HS:
? Em hãy nêu các ví dụ về thông tin?
- GV lấy thêm ví dụ, giải thích.
-> GV kết luận và nêu lên 3 dạng thông tin cơ bản trong tin học đó là: Dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
- GV lấy ví dụ về các nhóm TT và cho HS lấy ví dụ theo nhóm.
- GV lưu ý HS: 
3 dạng TT đã trình bày trong SGK không phải là tất cả các dạng TT. Còn có TT dưới dạng khác như: Mùi vị, cảm giác, cảm xúc  Nhưng 3 dạng TT nói trên là những dạng TT cơ bản mà máy tính có thể xử lí được.
- HS trả lời được:
+ Các bài báo, bản tin trên truyền hình 
+ Các tấm biển chỉ đường 
+ Tiếng trống trường báo hiệu giờ ra chơi hay vào học.
+ Tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ 
- HS chú ý, liên hệ thực tế, lấy ví dụ về các nhóm TT:
+ Dạng văn bản: Các bài báo, bài văn, các con số, chữ viết, sách, vở 
+ Dạng hình ảnh: Hình vẽ minh họa, tranh, ảnh, tấm biển chỉ đường 
+ Dạng âm thành: Tiếng trống trường, tiếng còi, bản nhạc 
- HS chú ý, hiểu.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu diễn thông tin
- GV gợi ý và lấy ví dụ về các cách biểu diễn thông tin.
+ Mỗi dân tộc có hệ thống các chữ cái của riêng mình để biểu diễn TT dưới dạng văn bản.
+ Để tính toán ta biểu diễn TT dưới dạng các con số và kí hiệu toán học.
+ Các nốt nhạc để biểu diễn một bản nhạc cụ thể 
- GV yêu cầu HS đọc TT và quan sát tranh, ảnh SGK
- GV gợi ý HS kết luận về cách biểu diễn thông tin:
* Biểu diễn TT là cách thể hiện TT dưới dạng cụ thể nào đó.
- GV lấy các ví dụ khác
- GV lưu ý HS: Cùng một TT có thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau.
Ba dạng TT cơ bản đã đề cập ở trên thực chất chỉ là các biểu diễn TT mà thôi.
* Vai trò của TT:
- GV yêu cầu HS đọc TT trong SGk
- GV giải thích và kết luận:
Biểu diễn TT nhằm mục đích lưu trữ và chuyển giao TT thu nhận được. Mặt khác TT cần được BD dưới dạng có thể “Tiếp nhận được” (đối tượng nhận TT có thể hiểu và xử lí được)
- HS chú ý và tự liên hệ thực tế
- HS quan sát tranh, ảnh SGK, đọc TT trong SGK.
- HS chú ý, ghi bài
- HS chú ý
- 1 – 2 HS đọc TT SGK
- HS chú ý, ghi bài
* Hoạt động 3: Tìm hiểu biểu diễn TT trong máy tính.
- GV yêu cầu HS đọc TT SGK
- GV gợi ý và giải thích cho HS hiểu về cách biểu diễn TT trong máy tính: TT được biểu diễn dưới dạng các dãy bít và dùng các dãy bít ta có thể biểu diễn được tất cả các dạng thông tin cơ bản.
-> Kết luận:
Máy tính cần có những bộ phận đảm bảo việc thực hiện 2 quá trình sau:
+ Biến đổi TT đưa vào máy tính thành dãy bít.
+ Biến đổi TT lưu trữ dưới dạng dãy bít thành một trong các dạng quen thuộc với con người như: Âm thành, hình ảnh, văn bản.
- HS đọc TT SGK, tìm hiểu về cách biểu diễn TT trong máy tính
- HS chú ý
- HS chú ý, ghi kết luận:
* Hoạt động 4: Tổng kết bài học – Dặn dò.
- GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK
- GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi và tóm tắt kiến thức bài học
- Yêu cầu HS về nhà đọc SGK và chuẩn bị trước bài học cho tiết sau
Ngày soạn: 23/08/2009
Tiết 4: 	Bài 3: em có thể làm được gì nhờ máy tính? ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- HS biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
	- Biết được máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn.
II. Chuẩn bị:
	- Nội dung:	Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV
	- ĐDDH:	Tranh ảnh SGK, bảng phụ.
III. Kiểm tra bài cũ:
	- GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ:
	?1: Em hãy nêu các dạng TT cơ bản? Lấy ví dụ cho mỗi dạng?
	- 1- 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, cho điểm.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Tìm hiểu một số khả năng của máy tính.
- GV yêu cầu HS đọc TT SGK
- GV nêu các mối liên hệ và so sánh với các khả năng sinh học của con người.
- GV giải thích các khả năng của máy tính. ứng với mỗi khả năng lấy ví dụ minh họa.
Ví dụ về khả năng tính toán nhanh và chính xác cao 
-> GV kết luận về các khả năng của máy tính:
+ Khả năng tính toán nhanh
Ví dụ: Phép nhân hàng trăm chữ số.
+ Tính toán với độ chính xác cao
Ví dụ: Số ế có chữ số thứ 1 triệu tỉ là chữ số 0
+ Khả năng lưu trữ lớn
Ví dụ: Đĩa cứng, đĩa mềm, USB...
+ Khả năng làm việc không mệt mỏi.
- 1 – 2 HS đọc TT SGK
- HS liên hệ thực tế
- HS chú ý
- HS chú ý, ghi bài
- HS chú ý và có thể lấy ví dụ khác
* Hoạt động 2: Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ, đọc TT SGK
- GV đặt câu hỏi:
?Máy tính có thể dùng được vào những việc gì? (GV hướng dẫn trả lời)
- GV lấy ví dụ và giải thích thêm.
-> Kết luận về các công việc của máy tính.
- GV yêu cầu HS tự liên hệ thực tế và lấy thêm ví dụ cụ thể ở trường, ở địa phương.
- GV bổ sung, giải thích
- HS quan sát tranh vẽ
- 1 – 2 HS đọc TT SGK
- HS tìm hiểu trả lời:
Có thể dùng máy tính vào trong các công việc là:
+ Thực hiện các tính toán
+ Tự động hoá các công việc văn phòng
+ Hỗ trợ công tác quản lí
+ Công cụ học tập và giải trí
+ Điều khiển tự động và rôbôt
+ Liên lạc, tra cứu và mua bán tr ...  Mỗi nhóm ngồi 1 máy.
- Yêu cầu HS làm việc nghiêm túc theo sự hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS chuẩn bị khởi động máy tính (GV đóng nguồn điện).
- HS thực hiện, ngồi vào máy của nhóm mình theo yêu cầu của GV
- HS chú ý
- HS thực hiện khởi động máy
* Hoạt động 2: Thực hành
- Hướng dẫn HS quan sát văn bản mẫu đã cho trong SGK.
?H: Em hãy nêu nhận xét về nội dung văn bản và cách trình bày các đoạn văn bản?
- Yêu cầu HS sử dụng nội dung văn bản đã cho trong mẫu (hoặc biên soạn nội dung khác theo sáng kiến của em).
- Yêu cầu các nhóm gõ nội dung văn bản và trình bày theo mẫu (lưu ý HS trong tiết này có thể chỉ gõ văn bản và định dạng vb. Tiết sau thực hiện chèn tranh và tạo bảng).
- GV quan sát HS các nhóm làm việc, chỉ những sai xót cho HS.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm làm một vài thao tác (gõ nội dung văn bản, chỉnh sửa nội dung văn bản, chèn hình ảnh vào văn bản).
- GV theo dõi HS làm việc, nhắc nhở HS những sai xót còn mắc phải.
- Yêu cầu tất cả các thành viên trong nhóm phải được thực hành. Chú ý quan sát những HS còn yếu, kém và theo dõi các em làm việc.
- Yêu cầu các nhóm lưu bài thực hành vào trong máy với tên là Du lich
- GV yêu cầu HS các nhóm đánh giá nhận xét kết quả của nhóm mình và đánh giá chéo kết quả của các nhóm khác.
- Yêu cầu HS các nhóm báo cáo kết quả, GV kiểm tra kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm và cho điểm thực hành từng nhóm.
- HS quan sát
- HS trả lời:
+ Văn bản gồm tiêu đề, bốn đoạn văn bản nội dung, trước mỗi đoạn có tiêu đề riêng. Tiêu đề của vb, tiêu đề riêng được trình bày với những phông chữ khác nhau.
+ Tiêu đề văn bản căn giữa
+ Các đoạn văn bản nội dung được căn thẳng hai lề và dòng đầu tiên của mỗi đoạn lùi vào trong.
+ Trên văn bản có 3 hình ảnh minh họa.
+ Cuối văn bản là một bảng gồm ba cột với tiêu đề bảng ở trên.
- HS thực hành theo nhóm theo yêu cầu của GV.
- HS thực hành
- HS lưu ý thực hành
- HS thực hành
- HS thực hành, rút kinh nghiệm và sửa những lỗi sai nếu có.
- HS thực hiện
- HS thực hiện lưu văn bản
- HS các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và các nhóm khác.
- HS các nhóm báo cáo kết quả với GV
- HS chú ý.
* Hoạt động 3: Tổng kết tiết thực hành – Dặn dò
- GV yêu cầu HS lưu văn bản một lần nữa trước khi đóng cửa sổ làm việc. Sau đó HS đóng cửa sổ Word. Yêu cầu HS tắt máy tính theo lệnh tắt máy
- Nhận xét tiết học TH của các nhóm.
- Yêu cầu HS dọn vệ sinh phòng TH 
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị và tìm hiểu tiết sau thực hành tiếp.
Ngày soạn: 28/03/2008
Tiết 66: 	 
Bài th tổng hợp: Du lịch ba miền (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Thực hành các kĩ năng biên tập, định dạng văn bản
- Chèn hình ảnh vào văn bản, tạo và chỉnh sửa bảng.
II. Chuẩn bị:
	- Nội dung:	Nghiên cứu SGK, SGV.
	- ĐDDH:	Phòng máy.
III. Kiểm tra bài cũ:
	- GV đặt câu hỏi kiểm tra HS:
	?1: Để chỉnh sửa, sao chép, di chuyển, xoá các đối tượng tranh ảnh ta làm thế nào?
	?2: Em hãy nêu các bước để tạo bảng? Nêu cách di chuyển con trỏ trong bảng?
	- 2 – 3 HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Tổ chức tiết thực hành 
- GV chia nhóm HS, mỗi nhóm 3 – 4 HS. Mỗi nhóm ngồi 1 máy.
- Yêu cầu HS làm việc nghiêm túc theo sự hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS chuẩn bị khởi động máy tính (GV đóng nguồn điện).
- HS thực hiện, ngồi vào máy của nhóm mình theo yêu cầu của GV
- HS chú ý
- HS thực hiện khởi động máy
* Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu các nhóm khởi động phần mềm Word.
- Các nhóm mở file văn bản cũ có tên là Du lịch mà GV đã yêu cầu HS lưu từ tiết thực hành trước.
- Yêu cầu các nhóm gõ xong nội dung văn bản và trình bày theo mẫu, thực hiện chèn tranh vào văn bản, tạo bảng như mẫu SGK.
- GV quan sát HS các nhóm làm việc, chỉ những sai xót cho HS.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm làm một vài thao tác (chỉnh sửa nội dung văn bản, chèn hình ảnh vào văn bản, tạo bảng).
- GV theo dõi HS làm việc, nhắc nhở HS những sai xót còn mắc phải.
- Yêu cầu tất cả các thành viên trong nhóm phải được thực hành. Chú ý quan sát những HS còn yếu, kém và theo dõi các em làm việc.
- Yêu cầu các nhóm lưu bài thực hành vào trong máy với tên cũ.
- GV yêu cầu HS các nhóm đánh giá nhận xét kết quả của nhóm mình và đánh giá chéo kết quả của các nhóm khác.
- Yêu cầu HS các nhóm báo cáo kết quả, GV kiểm tra kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm và cho điểm thực hành từng nhóm.
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hành
- HS lưu ý thực hành
- HS thực hành
- HS thực hành, rút kinh nghiệm và sửa những lỗi sai nếu có.
- HS thực hiện
- HS thực hiện lưu văn bản
- HS các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và các nhóm khác.
- HS các nhóm báo cáo kết quả với GV
- HS chú ý.
* Hoạt động 3: Tổng kết bài thực hành – Dặn dò
- GV yêu cầu HS lưu văn bản một lần nữa trước khi đóng cửa sổ làm việc. Sau đó HS đóng cửa sổ Word.
- Yêu cầu HS tắt máy tính theo lệnh tắt máy:
Vào thực đơn Start\Turn off\Turn off Computer.
- Nhận xét tiết học thực hành, nêu ưu, khuyết điểm của các nhóm và chỉ cho HS thấy để rút kinh nghiệm.
- Yêu cầu HS dọn vệ sinh phòng TH 
- Dặn dò HS về nhà luyện tập và chuẩn bị tiết sau kiểm tra thực hành 1 tiết.
Ngày soạn: 01/04/2008
Tiết 67: 	 
Kiểm tra thực hành (1 tiết)
I. Mục tiêu:
- Thực hành các kĩ năng biên tập, định dạng văn bản.
- Chèn được hình ảnh vào văn bản, tạo và chỉnh sửa bảng.
II. Chuẩn bị:
	- GV chuẩn bị nội dung kiểm tra, đề kiểm tra
	- ĐDDH:	Phòng máy.
III. Đề bài:
Đề 1
	a) Em hãy tạo nội dung văn bản sau:
Trường em
	Trường em hai chữ thân yêu khắc sâu trong trái tim ta, mai đây ai có đi xa nhớ trường tặng thầy đó hoa. Đây trường ta thắm mối tình thầy trò, mái trường xưa lòng ta sao kính mến. Mỗi người mỗi chốn và mang bao kỉ niệm, khi ta ngồi nghe những lời âu yếm, thầy cho ta bao kiến thức trên đời. Vui biết mấy tình thầy trò trường ta, mái trường này ta góp dựng, những trái tim xây đắp cuộc đời, lớn lớn lên lớp lớp người người, xinh đẹp tươi mái trường của ta.
	Bạn ơi hát lên đi, bạn ơi hát lên đi, hát lên cho những ngày hôm nay và vang mãi trong đời.
	b) Em hãy chèn một bức tranh vào văn bản (tranh em tìm tuỳ ý và phù hợp với nội dung).
	c) Lưu tệp văn bản với tên là Baihat_Truongem
Đề 2
	a) Em hãy tạo mẫu bảng sau:
STT
Họ và tên
Điểm môn Toán
Điểm môn
Ngữ văn
Điểm môn Hóa
Điểm tổng
1
Nguyễn Thị Anh
8
9
7
24
2
Phạm Mai Anh
4
7
6
17
3
Phạm Như Tuấn
4
8
5
17
4
Lê Thị Huyền
7
8
8
23
b) Nhập và chỉnh sửa nội dung trong bảng cho hợp lí.
c) Hãy chèn thêm 2 hàng vào cuối bảng, chèn thêm một cột nằm phía bên phải của cột Tổng điểm và đặt tiêu đề cho cột là Ghi chú. Thêm nội dung và chỉnh sửa.
	c) Lưu tệp văn bản với tên là Bangdiem thi
IV. Thang điểm
Đề 1:
	- HS gõ đúng nội dung và định dạng đùng phông chữ 	5,0 điểm
	- Chèn được tranh vào văn bản	2,0 điểm
	- Lưu văn bản đúng yêu cầu	1,0 điểm
	- Trình bày đẹp	2,0 điểm
Đề 2:
	- HS tạo được bảng, nhập và chỉnh sửa nội dung hợp lí 	4,0 điểm
	- Chèn được thêm hàng, cột nhập và chỉnh sửa	3,0 điểm
	- Lưu văn bản đúng yêu cầu	1,0 điểm
	- Trình bày đẹp	2,0 điểm
Ngày soạn: 05/04/2008
Tiết 68: 	 
ôn tập
I. Mục tiêu:
- HS thực hành rèn luyện các kĩ năng tạo, chỉnh sửa và chèn hình ảnh vào văn bản.
- Rèn kĩ năng tạo và chỉnh sửa bảng. Thêm bớt các hàng cột trong bảng hợp lí.
- Thực hành các thao tác tìm kiếm và thay thế văn bản.
II. Chuẩn bị:
	- Nội dung:	Nghiên cứu nội dung SGK, SGV.
	- ĐDDH:	Phòng máy.
III. Kiểm tra bài cũ:
	- GV đặt câu hỏi kiểm tra HS:
	?1: Em hãy nêu các bước để lưu và mở tệp văn bản?
	?2: Để định dạng văn bản ta có những cách định dạng nào? Nêu các bước của mỗi cách định dạng?
	- 2 – 3 HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Ôn tập phần lí thuyết 
- GV yêu cầu HS ôn nội dung kiến thức SGK, trả lời các câu hỏi sau:
?H: Em hãy nêu các quy tắc gõ văn bản trong word?
- GV nhắc lại
?H: Em hãy nêu cách cách sao chép, di chuyển văn bản?
- GV nhắc lại và giải thích.
?H: Em nêu cách chèn thêm hình ảnh vào văn bản?
?H: Em hãy nêu các bước tạo bảng?
- GV giải thích và nhắc nhở HS ôn tập cả phần lí thuyết và thực hành.
- HS thực hiện
- HS trả lời:
+ Các dấu , . ; : ? !  được đặt sát vào từ đứng trước nó.
+ Các dấu ( “ { [ ] } “ )  được gõ sát kí tự đầu tiên của từ tiếp theo hoặc bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó.
+ Các từ chỉ ngăn cách nhau bởi 1 dấu cách
+ Chỉ ấn phím Enter xuống dòng khi kết thúc một đoạn văn bản.
- HS trả lời:
Để sao chép văn bản em làm như sau:
+ Chọn đoạn vb cần sao chép
+ Nháy nút Copy
+ Đưa con trỏ soạn thảo nơi cần dán.
+ Nháy nút Paste
Để di chuyển văn bản em làm như sau:
+ Chọn đoạn vb cần sao chép
+ Nháy nút Cut
+ Đưa con trỏ soạn thảo nơi cần dán.
+ Nháy nút Paste
- HS trả lời:
Để chèn hình ảnh vào văn bản ta làm như sau:
Vào Insert\picture\Clip art hoăc from file.
Sau đó chọn hình ảnh cần chèn và nháy đúp chuột.
- HS trả lời:
Để tạo bảng ta chỉ việc đưa trỏ chuột vào nút Insert Table nhấn và giữ trái chuột di chuyển đế số cột và số hàng theo yêu cầu rồi nhả chuột.
- HS chú ý.
* Hoạt động 2: Ôn tập phần Thực hành
- Yêu cầu các nhóm khởi động máy tính và khởi động phần mềm Word.
- Các nhóm mở file văn bản mới và thực hiện các thao tác sau:
+ Gõ nội dung văn bản (một bài hát hoặc bài thơ).
+ Chèn tranh vào văn bản để minh họa cho nội dung.
+ Tạo một bảng tương ứng xuống dưới phần văn bản.
+ Lưu văn bản với tên là Baitap_Ontap.
- Yêu cầu các nhóm gõ xong nội dung văn bản và trình bày theo mẫu, thực hiện chèn tranh vào văn bản, tạo bảng như yêu cầu của GV (HS sáng kiến nội dung văn bản và bảng).
- GV quan sát HS các nhóm làm việc, chỉ những sai xót cho HS.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm làm một vài thao tác (chỉnh sửa nội dung văn bản, chèn hình ảnh vào văn bản, tạo bảng).
- Yêu cầu HS các nhóm lưu file văn bản.
- GV yêu cầu HS các nhóm đánh giá nhận xét kết quả của nhóm mình và đánh giá chéo kết quả của các nhóm khác.
- Yêu cầu HS các nhóm báo cáo kết quả, GV kiểm tra kết quả của các nhóm.
- HS thực hiện
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS thực hành
- HS lưu ý thực hành
- HS thực hành
- HS thực hành, rút kinh nghiệm và sửa những lỗi sai nếu có.
- HS thực hiện
- HS thực hiện lưu văn bản
- HS các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và các nhóm khác.
- HS các nhóm báo cáo kết quả với GV
* Hoạt động 3: Tổng kết tiết ôn tập – Dặn dò
- GV yêu cầu HS lưu văn bản một lần nữa trước khi đóng cửa sổ làm việc. Sau đó HS đóng cửa sổ Word.
- Yêu cầu HS tắt máy tính theo lệnh tắt máy:
Vào thực đơn Start\Turn off\Turn off Computer.
- Nhận xét tiết học của học sinh
- Yêu cầu HS dọn vệ sinh phòng TH 
- Dặn dò HS về nhà luyện tập và chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tin hoc 6 nam hoc 2011.doc