Giáo án Ngữ văn 10 cả năm - Trung tâm GDTX Mỹ Lộc

Giáo án Ngữ văn 10 cả năm - Trung tâm GDTX Mỹ Lộc

Tiết 1 + 2

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được kiến thức chung nhất, tổng quan nhất về hai bộ phận của VHVN và quá trình phát triển của VHVN.

2. Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức trên vào thực tiễn đọc hiểu tác phẩm VHDG và VHTĐVN

 3. Thái độ : Trân trọng giá trị văn học dân tộc, có ý thức phát huy, bảo tồn và sáng tạo văn học viết.

 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

+ Năng lực giải quyết vấn đề

+ Năng lực hợp tác

+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt

B.PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC:

 Làm việc với SGK, đặt câu hỏi, nêu tình huống, làm việc theo nhóm.

C. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU:

- SGK, giáo án, vở ghi, tài liệu tham khảo

 

doc 129 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1554Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 cả năm - Trung tâm GDTX Mỹ Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12 tháng 8 năm 2016
Ngày dạy:  tháng 8 năm 2016
Văn
Tiết 1 + 2
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh nắm được kiến thức chung nhất, tổng quan nhất về hai bộ phận của VHVN và quá trình phát triển của VHVN.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức trên vào thực tiễn đọc hiểu tác phẩm VHDG và VHTĐVN
 3. Thái độ : Trân trọng giá trị văn học dân tộc, có ý thức phát huy, bảo tồn và sáng tạo văn học viết.
 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt
B.PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC:
 Làm việc với SGK, đặt câu hỏi, nêu tình huống, làm việc theo nhóm.
C. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU:
- SGK, giáo án, vở ghi, tài liệu tham khảo
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Bước 1: Khởi động
Chia lớp thành 2 đội chơi trò chơi “Tiếp sức”: lần lượt các thành viên trong đội thay nhau kể tên các tác phẩm văn học Việt Nam đã đọc, đã học trong chương trình ngữ văn THCS. Đội nào kể được nhiều hơn đội ấy thắng. Thành viên nào trong đội không kể được bị loại. Đội nào bị loại nhiều hơn đội ấy thua.
Bước 2: Hình thành kiến thức
	Từ kết quả của trò chơi GV dẫn dắt vào nội dung bài học:
Hoạt động của GV và HV
Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1:GV hướng dẫn HV tìm hiểu các bộ phận cấu thành của VHVN
? Hãy cho biết những bộ phận hợp thành của nền VHVN.
I. Các bộ phận hợp thành của nền VHVN.
- VHVN có hai bộ phận: + VHDG
 + VH viết 
-> cùng phát triển song song và luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau.
? Thế nào là VHDG. 
? Thể loại. Đặc trưng cơ bản của VHDG.
? Sự khác nhau giữa VHDG và VH viết.
Hoạt động2: GV Hướng dẫn HV tìm hiểu quá trình phát triển của VH viết Việt Nam.
? Nhìn một cách tổng quát VH viết Việt Nam được chia làm mấy thời kỳ lớn.
? Nêu những nét chính về văn học trng đại Việt Nam.
? Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa VHTĐ và VHHĐ.
? Văn học thời kỳ này được chia làm mấy giai đoạn. nét chính của mỗi giai đoạn là gì.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HV tìm hiểu những phương thức phản ánh con người Việt Nam trong văn học.
Lớp chia 4 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu 1 phương diện phản ánh con người VN trong văn học cùng những biểu hiện của nó.
? Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào trong văn học.
? Con người Việt Nam với quốc gia dân tộc được phản ánh như thế nào trong văn học.
- Yêu nước: yêu quê hương, tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc, về lịch sử dựng nước và giữ nước, ý chí căm thù giặc, tinh thần hi sinh vì độc tự do của tổ quốc....
? Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau trong văn học, con người VN có ý thức ra sao về bản thân.
? Vậy, nhìn chung khi xây dựng mẫu người lý tưởng con ngưới VN được văn học xây dựng ra sao.
Văn học dân gian:
- VHDG là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Thể loại: SGK.
- Đặc trưng: Tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
Văn học viết: 
 a. Chữ viết của VHVN:
- VH viết: + Chữ Hán.
 + Chữ Nôm.
 + Chữ Quốc ngữ.
 b. Hệ thống thể loại của VH viết: SGK 
 II. Quá trình phát triển của VH viết Việt Nam:
- Chia làm 3 thời kỳ:
+ Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX
+ Nửa đầu thế kỷ XX đến CMT8 năm 1945
+ Nửa cuối thế kỷ XX
 1. Văn học trung đại: 
- VH có nhiều chuyển biến qa các giai đoạn lịch sử khác nhau, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước và có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học.
- VH viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Tiếp nhận hệ thống thể loại và thi pháp cả văn học Trung Quốc.
- Tác giả và tác phẩm tiêu biểu: SGK.
- Nội dung: yêu nước và nhân đạo.
Văn học hiện đại:
- VHHĐ có: 
+ Tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.
+ Đời sống văn học: sôi nổi, năng động.
+ Thể loại: có nhiều thể loại mới.
+ Thi pháp: lối viết hiện thực. 
+ Nội dung: tiếp tục nội dung của văn học dân tộc là tinh thần yêu nước và nhân đạo.
III. Con người Việt Nam qua văn học:
 1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
- Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của VHVN.
+ Trong văn học dân gian: thiên nhiên tươi đẹp, đáng yêu: cây đa, bến nước, vầng trăng....
+ VHTĐ: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ: tùng, cúc....
+ VHHĐ: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia dân tộc.
- Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu- một giá trị quan trọng của VHVN.
+ VHTĐ: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
+ VHHĐ: yêu nước gắn liền với sự đấu tranh và lý tưởng XHCN.
3.Con người Việt Nam trong qhệ với XH
- Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nhiều tác phẩm thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.
-> Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của văn học VN.
- Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề cho sự hình thành CNHT( từ 1930- nay) và CNNĐ trong văn học dân tộc.
4.Con người VN và ý thức về bản thân.
- VHVN đã ghi lại quá trình tìm kiếm lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lý làm người của dân tộc VN. Các học thuyết như: N-P-L và tư tưởng dân gian có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình này
 + Trong những hoàn cảnh đặc biệt, con người VN thường đề cao ý thức cộng đồng. 
 + giai đoạn cuối thế kỷ XVIII- đầu TK XIX, giai đoạn 1930- 1945, thời kỳ đổi mới từ 1986- nay -> VH đề cao con người cá nhân.
- Văn học xây dựng một đạo lý làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa.... 
Bước 4: Luyện tập thực hành:
Vẽ sơ đồ tư duy các bộ phận hợp thành của nền văn học VN.
Nêu một số nội dung chủ yếu của VHVN.
- Trình bày tiến trình lịch sử của Văn học VN.
Bước 5: Vận dụng mở rộng: 
Sắp xếp các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS thành 2 bộ phận và các giai đoạn phát triển của văn học viết Việt Nam.
E.RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Ngày soạn: 12 tháng 8 năm 2016
Ngày dạy:  tháng 8 năm 2016
Tiếng Việt
Tiết 3
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp, về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.
Kỹ năng: Biết vận dụng kiến thức về giao tiếp vào thực tiễn đọc - hiểu văn bản, viết văn bản và thực tiễn giao tiếp.
Thái độ : nghiêm túc tiếp thu bài giảng
Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt
B. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, giải thích. 
C. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
 a. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, đọc tài tài liệu.
Chuẩn bị của HV: học bài cũ, đọc SGK, soạn bài mới.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ: không 
3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: Trong cuộc sống hàng ngày để đạt được kết quả cao trong quá trình giao tiếp thì con người cần sử dụng phương tiện ngôn ngữ. Bởi giao tiếp luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh, nhân vật giao tiếp. Vậy, để hiểu rõ hơn về điều đó chúng ta tìm hiểu bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
 b. Triển khai bài mới:
Hoạt động của GV và HV
Nội dung kiến thức
- Hoạt động1 HV đọc văn bản 1 - SGK và trả lời câu hỏi
? Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? hai bên có cương vị và quan hệ với nhau ra sao.
? Người nói nhờ ngôn ngữ biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm của mình thì người đối thoại làm gì để lĩnh hội được nội dung đó ? hai bên đổi vai giao tiếp cho nhau như thế nào.
? Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào ? Nội dung hoạt động đề cập đến vấn đề gì ? hoạt động có đạt được mục đích không.
- HV đọc văn bản, tìm hiểu và trả lời câu hỏi ở SGK.
Hoạt động2
? Qua việc tìm hiểu hai văn bản trên, em hãy cho biết thế nào là hoạt động giao tiếp
GV hướng dẫn HV làm bài.
I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
 1. Tìm hiểu văn bản:
- Nhân vật giao tiếp: vua Trần - Các Bô lão.
-> vị thế khác nhau -> ngôn ngữ giao tiếp khác nhau: 
 + các từ xưng hô( bệ hạ)
 + Từ thể hiện thái độ( xin, thưa...) 
- Nhân vât tham gia giao tiếp phải đọc hoặc nghe xem người nói nói gì để giải mã rồi lĩnh hội nội dung đó.
- Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau:
 + vua nói -> bô lão nghe.
 + bô lão nói -> Vua nghe.
- Hoàn cảnh giao tiếp: 
 + đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe doạ.
-> địa diểm cụ thể: Điện Diên Hồng
- Nội dung giao tiếp: 
+ Hoà hay đánh -> vấn đề hệ trọng còn hay mất của quốc gia dân tộc, mạng sống con người.
- Mục đích giao tiếp: 
 + Bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc.
2. Tìm hiểu văn bản “ tổng quan văn học Việt Nam”.
- Nhân vật giao tiếp:
 + Tác giả viết SGK-> có tuổi, có vốn sống, có trình độ hiểu biết cao.
 + HV -> (ngược lại với t/g viết SGK)
- Hoàn cảnh giao tiếp:
Có tổ chức giáo dục, trong nhà trường.
- Nội dng giao tiếp: 
 + Lĩnh vực văn học.
 + Đề tài: tổng quan VHVN.
 +Vấn đề cơ bản: 
 *Các bộ phận hợp của VHVN.
 *Quá trình p/t của VHVN.
 *Con người VN qua văn học.
- Mục đích: cung cấp tri thức cho người đọc .
- Phương tiện và cách thức giao tiếp.
 + Dùng thuật ngữ văn học.
 + Câu văn mang đặc điểm của văn bản khoa học: hệ thống đề mục lớn, nhỏ...
 + Kết cấu văn bản mạch lạc rõ ràng.
II. Kết luận:
- HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ ( dạng nói hoặc dạng viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm....
- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: + Tạo lập văn bản.
 + Lĩnh hội văn bản. 
-> Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
- Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
Hướng dẫn luyện tập 
Hoạt động1? Phân tích các nhân tố giao tiếpthể hiện trong bài ca dao:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
 Tre non đủ lá đan sàng nên chăng
Hoạt động2
- HV đọc đoạn đối thoại (A cổ- 1em nhỏ với một ông già)và trả lời câu hỏi
?Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cj thể nào. Nhằm mục đích gì? ( chọn trong các từ: chào, hỏi, đáp lời, khen để gọi tên mỗi hành động cho phù hợp)
? Khi làm bài thơ này Hồ Xuân Hương đã giao tiếp với người đọc về vấn đề gì.
? Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ. 
III. Luyện tập
Bài 1:
- Nhân vật giao tiếp: chàng trai- cô gái, lứa tuổi 18-20, họ khao khát tình yêu.
- Hoàn cảnh giao tiếp: đêm trăng sáng và thanh vắng-> phù hợp với câu chuyện tình của những ... Mỗi vấn đề được cụ thể hoá ntn.
- Cần có chuyển ý, chuyển đoạn. Mỗi vấn đề cần liên hệ dẫn chứng cụ thể cho sinh động.
 3. Kết thúc và cảm ơn:
- Tóm tắt nhấn mạnh một số ý chính.
- Đặt ra yêu cầu cụ thể.
- Cảm ơn người nghe.
IV. Luyện tập:
Bài 1: SGK
- Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi...
- Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây...
- Trước khi bắt đầu, cho phép tôi được nói đôi điều về bản thân...
=> thuộc phần bắt đầu trình bày.
- Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên ở lúc mở đầu...
- Giờ sắp kết thúc bài nói và đến đây tôi muốn một lần nữa lướt qua những điểm chính đã nêu...
=> thuộc phần tt và kết thúc nội dung chính.
4.Củng cố: xem phần ghi nhớ ở SGK 
5.Dặn dò: - làm bài tập còn lại ở SGK.
 - chuẩn bị bài: Lập kế hoạch cá nhân
Ngày soạn: 21 tháng 11 năm 2016
Ngày dạy:  tháng 11 năm 2016
Làm văn
Tiết 44
LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1.Kiến thức: giúp HV nắm được y/ cầu của một bản kế hoạch cá nhân
 2. Kĩ năng: biết xác định mục tiê kế hoạch và viết bản KHCN.
 3.Thái độ: có thói quen làm việc theo kế hoạch.
B.PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC thực hành, đặt câu hỏi, thảo luận
C. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu.
 2.Chuẩn bị của HV: Học bài cũ, soạn bài mới.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: việc lập kế hoạch cá nhân là một việc làm rất cần thiết, nó thể hiện p/c làm việc khoa học, chủ động trong công việc. Vậy, muốn làm tốt điều đó chúng ta tìm hiể bài.
 b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HV
Nội dung kiến thức
? Kế hoạch cá nhân là gì
? Tác dụng của việc lập kế hoạch cá nhân.
? Đọc ví dụ ở SGK và cho biết bản kế hoạch cá nhân gồm mấy phần ? nêu cụ thể từng phần
? Cho biết những điểm khác biệt của bản kế hoạch cá nhân dưới đây.
? Bản kế hoạch (bài 2 - SGK T153) còn quá sơ sài. Hãy trao đổi để giúp bạn hoàn thiện bản kế hoạch đó.
=> Tất cả phải có ý kiến tham gia của cô giáo chr nhiệm và duyệt của đoàn trường.
 - Hd HV về nhà làm.
I. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân:
- Là bản dự kiến nội dung, cách thức hành động và phân bố thời gian để hoàn thành một công việc nhất định.
- Giúp ta hình dung được các công việc cần làm, phân bố thời gian hợp lí, tránh bị động hoặc bỏ qên, bỏ sót các công việc cần làm.
=> biết cách và có thói qen lập KHCN thể hiện p/c làm việc KH, chủ động, bảo đảm cho công việc được tiến hành thuận lợi và có kết quả.
II. Cách lập kế hoạch cá nhân:
- 2 phần:
 + Phần 1: nêu họ tên, nơi làm việc, học tập của người lập kế hoạch.
 + Phần 2: nêu nội dung công việc cần làm, thời gian, địa điểm tiến hành, dự kiến kết quả đạt được.
* Lưu ý: nếu lập KHCN cho riêng mình thì không cần phần 1.
 Lời văn ngắn gọn, cần thiết có thể kẻ bảng.
III. Luyện tập:
Bài 1 SGK.
- Đây không phải là bản KHCN dự kiến làm công việc nào đó. Mà là thời gian biểu sắp xếp cho một ngày. Công việc chỉ nêu chung, không cụ thể, không có phần dự kiến hoàn thành công việc, kquả cần đạt.
Bài 2:
* Nội dung cần phải bổ sung:
- Viết dự thảo báo cáo, dự kiến nd.
 + Kiểm điểm quá trình thực hiện nvụ cả chi đoàn những việc đã làm được, kết quả cụ thể.
 + Nguyên nhân.
 + Những mặt yếu , kém, ng nhân. 
 + Phương hướng công tác trong nhiệm kì tới, nêu rõ phương hướng cụ thể để thực hiện tốt những gì đã đề ra.
- Cách thức tiến hành đại hội:
 + Thời gian, địa điểm.
 + Ai đảm nhiệm công tác tổ chức trang hoàng cho đại hội.
 + Bí thư báo cáo.
 + Đề cử, ứng cử vào BCH.
 + Bầu ban kiểm phiếu.
Bài 3: lập bản kế hoạch cá nhân.
4.Củng cố: xem phần ghi nhớ ở SGK. 
5.Dặn dò: - làm bài tập còn lại ở SGK.
 - chuẩn bị bài: Thơ hai cư của Ba sô
Đọc thêm:
THƠ HAI CƯ CỦA BA SÔ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1.Kiến thức: giúp HV làm quen với thể thơ hai cư, thấy được cái hay, cái đẹp của nó, thấy nó cũng gần gủi với tâm hồn của mỗi chúng ta.
Những qui tắc và đặc trưng nghệ thuật của thơ Hai cư.
 2. Kĩ năng: phân tích tốt bài thơ Hai cư.
 3.Thái độ: cảm thông chia sẻ với c/s, tấm lòng của nhà thơ.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt
+ Năng lực cảm thụ văn học
B. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC 
 Phát vấn, nêu tình huống, phân tích
C. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ, HỌC LIỆU
 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu.
 2.Chuẩn bị của HV: Học bài cũ, soạn bài mới.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: 
 b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HV
Nội dung kiến thức
 HV đọc tiểu dẫn ở SGK.
? Thơ Hai cư có đặc điểm gì.
 Thường mtả và gợi c/xúc về t/n, phong cảnh 4 mùa với h/a hoa lá, chim muông.
? T/c thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô được thể hiện như thế nào trong bài thơ 1 và 2.
? Bài thơ 3 thể hiện t/c của tác giả đối với mẹ, tình cảm đó được khắc hoạ ra sao.
? Tình cảm của tác giả đối với em bé
? Bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ ? Hãy phân tích.
? Mối tương giao giữa các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào trong hai bài thơ 6 và 7.
? Khát vọng sống và đi tiếp những cuộc du hành của Ba sô được thể hiện trong bài 8 ? Hãy phân tích.
-> đi bằng hồn của mình.
I. Giới thiệu chung: 
 1. Tác giả: SGK.
 2. Đặc điểm thơ Hai cư: 
- Ngắn, mỗi bài không quá 10 chữ.
- P/a trạng thái tâm hồn người Nhật -> hoà nhập với t/n.
- Thơ Hai cư đậm chất Thiền.
II. Đọc hiểu văn bản: 
 1 Đọc:
 2. Tìm hiểu các bài thơ:
 a. Bài 1:
- Quê Ba sô ở Miê, ông lên Êđô được 10 năm mới về thăm lại. Khi đi xa lại nhớ Êđô, thấy Êđô thân thiết như qhương mình => t/y qh đ/n đã hoà làm một.
 b. Bài 2: 
- Ba Sô ở kinh đô Kiôtô từ thời trẻ, sau đó lên Êđô. Hai mươi năm sau, cuối đời ông trở lại, nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà viết nên bài thơ này.
- Chủ thể bài thơ bị xoá mờ, ở giữa kinh đô ngày nay mà nhớ kinh đo xưa, kinh đo đầy kỉ niệm, một kinh đô vĩnh viễn qua rồi-> nỗi nhớ, sự hoài cảm.
 c. Bài 3: 
-> nỗi thương xót khi mẹ không còn. H/a “làn sương thu” gợi nỗi buồn trống trải bởi công sinh thành dưỡng dục chưa được báo đền.
 d. Bài 4:
- Ngày trước ở NB vì nghèo đói, bố mẹ đẻ con ra không nuôi nỗi đành phải mang bỏ vào rừng sâu -> nỗi buồn tê tái gửi vào gió thu -> nỗi buồn nhân thế, nhân đạo trong thơ Ba sô.
 e. Bài 5:
- Mượn mưa để nói về hiện thực của c/đ. Chú khỉ con ấy là sinh mạng, 1 kiếp người và là con người chung trong c/đ. Chú khỉ (nvật) mong mỏi làm thế nào để khỏi đói rét, khổ -> vẻ đẹp tâm hồn lấp lánh giá trị nhân đạo thiết thực.
 g. Bài 6: 
- Miêu tả cảnh mùa xuân ở hồ Bi wa, khi gió thổi cánh hoa đào rụng xuống mặt hồ làm mặt hồ gợn sóng -> triết lí về sự tương giao giữa các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.
h. Bài 7:
-> tiếng ve là thanh, đá là vật. Nhưng trong cảnh u tịch, vắng lặng của chiều tà, khi t/cả đều im ắng hết lại có thể nghe được tiếng ve rên rỉ như nhiểm vào đá, thấm vào đá -> cảm nhận sâu sắc thắm tình giữa con người với t/n tạo vật.
 i. Bài 8:
- Ba sô rất thích lãng du. Vì thế, ngay cả khi sắp từ giã cõi đời ông vẫn còn lưu luyến lắm, muốn tiếp tục cuộc đi -> k/v sống không phải để hưởng thụ mà thực hiện sở thích.
4.Củng cố: tìm quí ngữ - từ chỉ mùa.
Bài 1: mùa sương - mùa thu; bài 2: chim đỗ quyên - mùa hè; bài 3: sương thu - mùa thu; bài 4: gió mùa thu - mùa thu; bài 5: mưa đông - mùa đông; bài 6: hoa đào - mùa xuân; bài 7: tiếng ve - mùa hè; bài 8: cánh đống hoang vu - mùa đông.
5.Dặn dò: - tìm đọc thơ Hai cư
Ngày soạn: 21 tháng 11 năm 2016
Ngày dạy:  tháng 12 năm 2016
Làm văn
Tiết 45
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU 
CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1.Kiến thức: giúp HV trình bày và phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: k/c theo thời gian, không gian, trật tự logíc của đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc, kết cấu hỗn hợp.
 2. Kĩ năng: xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày.
 3.Thái độ: học và làm bài đầy đủ, nghiêm túc.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt
B. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC thực hành, đặt câu hỏi, phân tích.
C. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ, HỌC LIỆU
 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu.
 2.Chuẩn bị của HV: Học bài cũ, soạn bài mới.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ: không.
 3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: văn bản thuyết minh có kết cấu như thế nào và khi thuyết minh một vấn đề ta chon hình thức kết cấu ra sao. Chúng ta tìm hiểu bài
b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HV
Nội dung kiến thức
? Thế nào là văn bản thuyết minh.
? Theo em có bao nhiêu kiểu thuyết minh.
- Đọc hai văn bản ở SGK-trả lời câu hỏi.
? Hãy xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản.
? Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản.
? Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản. Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy.
? Qua việc tìm hiểu hai văn bản trên hãy cho biết thế nào là kết cấu của văn bản thuyết minh.
? Nếu phải thuyết minh bài “Tỏ Lòng” (thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão thì chọn hình thức kết cấu nào
I. Khái niệm: 
- VB thuyết minh là kiểu vb nhằm giới thiệu trình bày chính xác, kquan về cấu tạo t/c, qhệ, giá trị của một sự vật hiện tượng, 1 vấn đề thuộc tự nhiên xh, con người.
II. Kết cấu của văn bản thuyết minh:
 1. Tìm hiểu văn bản: 1,2 SGK
- VB1: giới thiệu hội thổi cơm thi ở Đòng Vân thuộc Đồng Tháp, huyện Đan Phương, Hà Tây-> giới thiệu với người đọc t/g, địa điểm và diễn biến của lễ hội + ý nghĩa của lễ hội với đ/s tinh thần của người lđ.
 + Giới thiệu sơ qua làng Đồng Văn, Đồng Tháp, Đan Phượng, Hà Tây.
 + Thông lệ làng mở hội trong đó có thổi cơm thi vào ngày 15-1.
 + Luật lệ và hình thức thi cử.
 + Nội dung hội thi (diễn biến cuộc thi).
 + Đánh giá kết quả.
 + ý nghĩa hội thi.
=> Các ý được sắp xếp theo trình tự thời gian. 
- VB2: giới thiệu bưởi Phúc Trạch - Hà Tĩnh -> cảm nhận được hình dáng màu sắc, hương vị và sự bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch.
 + Trên nước ta có nhiều loại bưởi, trong đó có bưởi PT.
 + Miêu tả hình thể của bưởi, hiện trạng bên trong của bưởi PT.
 + Giá trị của bưởi PT.
=> Các ý được sắp xếp theo trình tự hỗn hợp.
 2. Kết luận: 
- Là sự tổ chức sắp xếp các thành tố của VB thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh và phù hợp với mqhệ bên trong hoặc bên ngoài với nhận thức con người.
III. Luyện tập:
Bài 1: SGK.
- Hình thức kết cấu hỗn hợp 
 + Giới thiệu PNL là một vị tướng và cũng là môn khách, là con rễ Trần Quốc Tuấn.
 + Đã từng đánh đông, dẹp bắc.
 + Ca ngợi sức mạnh của quân dân đời Trần trong đó có PNL.
 + PNL còn băn khoăn vì nợ công danh.
=> vẻ đẹp của người trai đời Trần, âm vang một thời lịch sử hào hùng của dân tộc.
4.Củng cố: xem phần ghi nhớ ở SGK 
5.Dặn dò: - làm bài tập còn lại ở SGK.
6.Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan10 - 2016.doc