Giáo án Ngữ văn 10: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)

Giáo án Ngữ văn 10: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)

Tiết: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY

Ngày soạn: (Trích sử thi Đăm Săn)

 Ngày giảng:

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

I/ Kiến thức: Nắm được đặc điểm nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật anh hùng sử thi, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ của sử thi anh hùng.Nắm được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về 1 cs hoà hợp hạnh phúc.

II/ Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản sử thi anh hùng .

III/ Thái độ: Qua đoạn trích nhận thức được lẽ sống, niềm vui của mỗi người chỉ có thể có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho mọi người (ý thức cộng đồng).

 

doc 6 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2029Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: Chiến thắng Mtao Mxây
Ngày soạn: (Trích sử thi Đăm Săn) 
 Ngày giảng: 
A/ mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
I/ Kiến thức: Nắm được đặc điểm nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật anh hùng sử thi, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ của sử thi anh hùng.Nắm được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về 1 cs hoà hợp hạnh phúc.
II/ Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản sử thi anh hùng . 
III/ Thái độ: Qua đoạn trích nhận thức được lẽ sống, niềm vui của mỗi người chỉ có thể có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho mọi người (ý thức cộng đồng).
B/ Phương pháp: 
 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
C/Phương tiện: SGK, SGK, Giáo án.
D/ tiến trình dạy học : 
I/ ổn định lớp: sĩ số:
II/ Kiểm tra bài cũ: 
III/ Bài mới :
Đến với người Mường ở Hoà Bình, Thanh Hoá trong những Ngày lễ hội hoặc những lần gia đình đồng bào có đám tang ta được nghe thầy Mo (thầy cúng) kể trước đám đông hoặc linh hồn người chết Mo "Đẻ đất đẻ nước". Đồng bào Tây Nguyên lại say mê kể trong nhà Rông sử thi xinh Nhã, Đăm Di, Khinh Dú. Đáng lưu ý nhất và tự hào nhất với đồng bào Ê Đê Tây Nguyên là sử thi Đăm Săn. Để thấy rõ sử thi Đăm Săn như thế nào? chúng ta tìm hiểu đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây".
Hđ của GV và HS
Nội dung
- Em cho biết phần tiểu dẫn trình bầy nội dung gì?
- Dựa vào SGK, em hãy tóm tắt thật ngắn gọn sử thi Đăm Săn?
Vị trí, bố cục đoạn trích?
Y/c HS tìm hiểu hệ thống câu hỏi trong SGK
(Câu1-> 3: theo bố cục đtr, câu 4: nghệ thuật – bao trùm VB)
GV hướng dẫn hs thảo luận những câu hỏi SGK.
- Xcs định nhân vật trung tâm của tp nói chung và của đtr nói riêng? Mục đích ĐS chiến đấu với Mtao- Mxây? Hãy tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của 2 tù trưởng? ((Nhận xét lời nói, thái độ , hành động của 2 nhân vật? Thể hiện tâm lí, tính cách gì?)
+ Đăm Săn khiêu chiến và thái độ của hai bên như thế nào?
+ Trận chiến trải qua mấy hiệp? Nhận xét lời nói, hành động của mỗi bên? Biện pháp nghệ thuật? T/d?
- Vì sao ĐS được trợ lực?
( 1 đặc điểm của sử thi, của VHDG người a/h luôn được trợ lực, p/a mơ ước của nhân dân )
- Câu 2- SGK: pt hành động, lời nói của đông đảo nô lệ với việc thắng thua của 2 tù trưởng để thấy t/c, thái độ của cộng đồng với mđ cuộc chiến và người a/h sử thi? (Cuộc chiến đấu của Đăm Săn với mục đích giành lại hạnh phúc gia đình nhưng lại có ý nghĩa cộng đồng ở chỗ nào?)
- pt cảnh đối đáp và ý nghĩa của con số 3? Bộc lộ tc, thái độ gì của những nô lệ đv ĐS?
Cảnh ăn mừng chiến thắng được miêu tả ntn? ý nghĩa? Ha ĐS? Tình cảm, thái độ của mọi người đv ĐS?
Câu 3- sgk
I. Tìm hiểu chung
1/ Sử thi dân gian: Có 2 loại sử thi là: Sử thi thần thoại và sử thi anh hùng.
2/ Sử thi Đăm Săn:
- Vị trí: tiêu biểu cho loại sử thi anh hùng Tây Nguyên.
- Tóm tắt sử thi Đăm Săn:
- Giá trị: Tuy tp kể về cđ của một cá nhân người tù trưởng ĐS trẻ tuổi nhưng qua đó người nghe kể sử thi nhận ra hình ảnh của cả cộng đồng thị tộc Ê đe trong 1 giai đoạn lịch sử đầy biến động ở sử thi anh hùng, số phận của cá nhân anh hùng thống nhất cao độ với số phận của cả thị tộc.
3/ Đoạn trích
- Đoạn trích nằm ở đoạn giữa tác phẩm. Tiêu đề này là do người soạn sách đặt ra.
(Đề tài nổi bật nhất của thể loại sử thi a/h , trong đó có sử thi Đăm Săn là đề tài chiến tranh. Đoạn trích này tiêu biểu cho tp cả về phương diện đề tài và cả giá trị tác phẩm.)
- Bố cục đoạn trích:
+ Cảnh trận đánh giữa 2 tù trưởng.
+ Cảnh ĐS cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
+ Cảnh ĐS ăn mừng chiến thắng.
II. Đọc - Hiểu
1/ Hình tượng Đăm Săn:
* Mục đích chiến đấu: cứu vợ: trọng danh dự, gắn bó hạnh phúc gia đình, bảo vệ danh dự , hạnh phúc của cá nhân và buôn làng.
a/ ĐS khiêu chiến:
ĐS
Mtao- Mxây
*Nói: - ơ diêng: giễu cợt
- thách: khiêu chiến
- bổ đôi, chẻ, hun, đun: đe doạ, quyết liệt hơn
- không thèm đâm con trâu, con lợn: khinh bỉ kẻ thù, đàng hoàng, tự tin
* Nhà: miêu tả cụ thể, tỉ mỉ: giàu sang, hùng mạnh không kém ĐS
* Nói: - ơ diêngvợ hai ta: giễu cợt, ngạo ngễ
- khoan, không được đâm ta, ta sợ: hèn nhát, sợ hãi, lòng dạ đen tối
* Hình dáng: dữ tợn
Mặc dù được trang bị vũ khí nhưng dáng đi tần ngần, do dự : càng tô đậm sự hèn nhát
b/ Vào cuộc chiến:
ĐS
Mtao- Mxây
- Nói: ngươi múa trước đi: bản lĩnh, bình tĩnh, thản nhiên
- Hiệp 1: xốc tới, vượt một đồi tranh, một đồi lô ô, vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây: lặp từ, lặp cấu trúc
- Từ khi Hơ Nhị vứt miếng trầu, Đăm Săn giành được, sức khoẻ tăng lên gấp bội: được trợ lực
- Hiệp 2: “Chàng múa trên cao, gió như bão” chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa chạy nước kiêu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”: so sánh, phóng đại, lặp
=> tô đậm sức mạnh, tài nghệ phi thường, sánh ngang tầm vũ trụ.
- Được trời mách kế- giết được ...-> được trợ lực và là hành động chính nghĩa để bảo vệ danh dự, hạnh phúc 
=> anh hùng, dũng mãnh, nhân cách cao đẹp, tài nghệ phi thường, ý chí quyết liệt để bảo vệ hạnh phúc, hạnh và danh dự bản thân, gđ, cộng đồng 
- múa trước, “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô” : so sánh độc đáo-> chủ quan, bất tài
- Nói: tướng quen đi...: ngạo mạn, huênh hoang
- Miêu tả hành động của Mtao Mxây: “Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông, vung dao chém phập một cái- trúng một cái chão cột trâu”: luống cuống 
- bảo Hơ Nhị ném cho miếng trầu: vụng về, không được trợ lực
- Tháo chạy giáp rơi, cầu xin: giả dối, hèn nhát
=> kiêu ngạo, bất tài, tầm thường
(Mtao- Mxây là nguyên nhân gây ra chiến tranh, thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện)
b/ ĐS cùng nô lệ trở về sau chiến thắng:
ĐS
Dân làng
- Các ngươi có đi không:lời nói thân thiện, hành động cao đẹp, nhân ái thể hiện khát vọng thiết tha về sự hoà bình yên ấm của thị tộc. Mục đích chính nghĩa: cứu vợ, trọng danh dự và thiết tha với cs bình yên, hạnh phúc của thị tộc
- xin chờ: đồng ý-> tô đậm phẩm chất anh hùng, chính nghĩa của ĐS
- 3 lần ĐS hỏi- 3 lần họ đáp kđ theo ĐS: con số 3 là số nhiều, lặp có biến đổi, phát triển-> kđ lòng trung thành tuyệt đối của mọi nô lệ đv ĐS , thể hiện sự thống nhất cao độ quyền lợi, khát vọng cá nhân người anh hùng với cộng đồng, lòng yêu mến , tuân phục của cộng đồng với cá nhân người anh hùng, thống nhất ý chí toàn dân tộc 
- Đoàn người theo ĐS trở về đông như: s o sánh độc đáo, đậm màu sắc dân tộc -> tiếp tục tô đậm sự phục tùng tuyệt đối của cộng đồng đối với ĐS, sự lôi cuốn của ĐS vì ĐS là người ah lí tưởng; sự thống nhất cao độ quyền lợi, khát vọng của cá nhân ah sử thi với cộng đồng (1 biểu hiện quan trọng của ý thức dt); chiến tranh làm giàu có hùng mạnh cộng đồng-> ý nghĩa đề tài chiến tranh
c/ Cảnh ăn mừng chiến thắng:
Lễ tế thần linh: thiêng liêng
- Đăm Săn được miêu tả hoà với tôi tớ dân làng ăn mừng chiến thắng: “Hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng! Xin mời tất cả đến với ta. Chúng ta sẽ mở tiệc ăn mừng năm mới. Chúng ta sẽ ăn lợn, ăn trâu, đánh lên các chiêng, các trống to, đánh lên các cồng Hlong hoà nhập cùng chũm choẹ sao cho kêu lên rộn rã để voi đực, voi cái ra vào hiên không ngớt”.
- Quang cảnh trong nhà Đăm Săn: “Nhà Đăm Săn đông nghịt khách. Tôi tớ chật ních cả nhà”.
=> so sánh, phóng đại: niềm vui, chiến thắng của người ah không tách rời niềm vui, chiến thắng của bộ tộc, sự giàu có, hùng mạnh; khát vọng giàu mạnh, tiếng tăm lẫy lừng, uy danh và sự quảng giao, phóng khoáng của ĐS
(Thời cổ thước đo sự giàu sang hùng mạnh của cộng đồng là bằng sự giàu sang của người tù trưởng)-> ngợi ca bộ tộc
- Đăm Săn: tóc thả “Cả miền Ê-đê, Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, tai đeo nụ sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở của chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gẫy rầm sàn, chàng nằm nghiêng thì gãy xà dọc”.-> so sánh phóng đại, ngôn ngữ trang trọng -> ĐS đẹp đẽ, tràn đầy sinh lực trong sự ngưỡng mộ tự hào của dân làng (có người kể chuyện)
=> người ah sử thi được toàn cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Qua chiến thắng của cá nhân ah sử thi cho thấy sự vận động ls của cả 1 cộng đồng
- Nghệ thuật: ở đ2, đ3, tg kể và tả có mức độ khác nhau. Đ2 kể, tả cuộc giao chiến mà không có cảnh đổ máu ghê rợn, cảnh buôn làng tan tacsau chiến tranh. Đ3 tập trung tả cảnh ăn mừng chiến thắng ( những trường đoạn, câu cảm thán, hô ngữ, so sánh trùng điệp, liệt kê)-> tuy kể về chiến tranh nhưng tg sử thi vẫn hướng về cs thịnh vượng, no đủ, giàu có, đoàn kết, thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng-> khát vọng lớn lao của cộng đồng người Ê đê, tầm vóc lớn lao của người áhưqr thi đv lịch sử cộng đồng. Người ah sử thi trở thanhz trung tâm miêu tả của bức tranh hoành tráng về lễ ăn mừng chiến thắng với sự lớn lao về hình thể, tầm vóc, lẫn chiến công 
=> ĐS là người ah lí tưởng tiêu biểu cho vẻ đẹp, tài năng, sức mạnh và khát vọng của cộng đồng được cả cộng đồng suy tôn và ngưỡng mộ tuyệt đối.Qua ĐS để pa ls cộng đồng Ê đê trong buổi đầu xây dựng và phát triển dt
4/ Đặc sắc nghệ thuật:
- NV sử thi đượpc lí tưởng hoá , tâm lí, ticnhs cách được biểu hiện chủ yếu qua lời nói hđ
- Ngôn ngữ giùa ha so sánh phóng đại, liệt kê, mang tầm vóc vũ trụ, mang đậm màu sắc dt
- Ngôn ngữ kể chuyện lôi cuốn, tôn vinh, ngưỡng mộ nhân vật sử thi, giọng văn hùng tráng, trang trọng(chú ý giọng đối thoại của người kể: bà con xem)
- Trì hoãn sử thi(kết hợp kể, tả)
III/ Kết luận: ghi nhớ- sgk
IV/ Củng cố:
1/ BT- sgk: - Quan hệ gần gũi của con người với thần linh: dấu vết của tư duy thần thoại của xh chưa phân hoá rõ g/c
- thần linh đóng vai trò gợi ý, phù trợ chứ không quyết định
- góp phần đề cao nv sử thi ah
2/ ý nghĩa đoạn trích như thế nào?
- Làm sống lại quá khứ anh hùng của người Ê-đê Tây Nguyên thời cổ đại.
+ Người Tây Nguyên tự hào về tổ tiên mình. Người Tây Nguyên tự hào có Đăm Săn, Xinh Nhã, Khinh Dú cũng như người Kinh tự hào có Phù Đổng Thiên Vương, An Dương Vương...
+ Đoạn trích thể hiện vai trò người anh hùng với cộng đồng chú ý phần ghi nhớ (SGK).
V/ Dặn dò:
VI/ Rút kinh nghiệm:
E. tham khảo

Tài liệu đính kèm:

  • docDAM_SAN_CHIEN_THANG_MTAO_MXAY.doc