Tiết số: 55
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS
- Trình bày và phân tích được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh: Kết cấu theo thời gian, không gian, theo trật tự logic của đối tượng thuyết minh và nhận thức người đọc, kết cấu hỗn hợp
- Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV, thiết kế bài học
- Giáo án cá nhân lên lớp
C. Cách thức tiến hành
- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1 Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: 55 Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh A. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Trình bày và phân tích được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh: Kết cấu theo thời gian, không gian, theo trật tự logic của đối tượng thuyết minh và nhận thức người đọc, kết cấu hỗn hợp - Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày B. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, thiết kế bài học - Giáo án cá nhân lên lớp C. Cách thức tiến hành - Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 ( Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm) - Hs làm việc với SGK - Gv định hướng Hs khái quát những ý cơ bản (?) Anh/chị hiểu thế nào là két cấu ? - Hs nhớ lại khái niệm về văn bản thuyết minh, đọc sgk sau đó rút ra khái niệm. (?) Khi xây dựng kết cấu cho một văn bản thuyết minh, cần dựa trên những yếu tố nào ? vì sao trước khi viết văn bản thuyết minh cần phải hình thành kết cấu ? Hoạt động 2 ( Hướng dẫm hs tìm hiểu một số dạng k/cấu ) - Hs đọc 2 văn bản của sgk - Hs xác định những yêu cầu của 2 văn bản - gv tổ chức hs theo tổ nhóm + Nhóm 1 : văn bản 1 + Nhóm 2: Văn bản 2 (?) Từ việc phân tích 2 văn bản trên hãy chỉ ra những dạng kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh. - Hs độc lập trả lời - Gv nhận xét - Hs đọc ghi nhớ sgk Hoạt động 3 ( Hướng dẫn Hs luyện tập) - Gv hướng dẫn hs làm bài tập 1 tại lớp - Hs hoạt động theo nhóm Hoạt động 4 ( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò) (?) Anh/chị rút ra điều gì qua bài học? - Một vài cá nhân hs trả lời - Gv nhận xét khái quát : - Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: “lập dàn ý cho bài văn thuyết minh” - Gv rút kinh nghiệm bài dạy I_ Khái niệm - Kết cấu của một văn bản thuyết minh là cách tổ chức, sắp xếp nội dung theo một trình tự nào đấy - Kết cấu của văn bản thuyết minh phụ thuộc vào : + Đối tượng thuyết minh + Mục đích thuyết minh + Người tiếp nhận II- Một số dạng kết cấu * Tìm hiểu văn bản - Văn bản 1: Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân -Văn bản 2: Bưởi Phúc Trạch - Yêu cầu chung: + Xác định đói tượng và mục đích thuyết minh + Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh + Nêu trình tự sắp xếp các ý trong văn bản , giải thích cơ sở của sự sắp xếp dó Văn bản 1; - Đối tượng : hội thi thổi cơm Mục đích : giúp người đọc hình dung thời gian địa điểm, diễn biến và ý nghĩa của lễ hội - Nội dung thuyết minh: + Thời gian địa điểm + Diễn biến : Thi nấu cơm( thủ tục lấy lửa, nấu cơm) – Chấm thi( tiêu chuẩn, cách chấm) + ý nghĩa lễ hội với đời sống tinh thần - Trình tự thuyết minh: theo thời gian, trình tự lôgic Văn bản 2: - Đối tượng: Bưởi phúc trạch - Mục đích : giúp người đọc cảm nhận được những giá trị của bưởi Phúc Trạch - Nội dung thuyết minh: Hình dáng bên ngoài- vẻ ngon lành, vị bên trong- sự hấp dẫn, sự bổ dưỡng- danh tiếng - Trình tự thuyết minh: Trình tự không gian, trình tự lôgic III- Luyện tập 1- Bài 1: Thuyết minh về bài thơ“ Thuật hoài” – Phạm Ngũ Lão Gợi ý : + Giới thiệu chung về bài thơ + Thuyết minh về giá trị nội dung + Thuyết minh về giá trị nghệ thuật => Kết cấu có vai trò quan trọng trong văn bản thuyết minh Lựa chọn kết cấu nào là phụ thuộc vào đối tượng, mục đích, người tiếp nhận Cần linh hoạt khi lựa chọn kết cấu văn bản thuyết minh Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số:57 Phú sông bạch đằng Trương Hán Siêu A. Mục tiêu bài học: Giúp HS 1. Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng. ND yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về chiến công lịch sử và chiến công thời Trần trên dòng sông Bạch Đằng. Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí, đức độ của con người, đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp của đất nước. 2. Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt: kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn, từ đó biết cách phân tích một bài phú cụ thể. 3. Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh, danh nhân lịch sử. B. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, thiết kế bài học - Giáo án cá nhân lên lớp C. Cách thức tiến hành - Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 ( Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát) - Hs làm việc với SGK - Gv định hướng Hs khái quát những ý cơ bản (?)Em hãy đọc phần tiểu dẫn và cho biết những nội dung cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại? Hoạt động 2 ( Đọc hiểu văn bản ) - Hs đọc diễn cảm bài phú từ “ bên sông bô lão......” cho hết bài phú - Gv diễn giảng, gợi nhắc một số chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng. Nói khái quát về đề tài sông Bạch Đằng trong văn học + Năm 938: Ngô Quyền giết Hoằng Thao + Năm 1288: Trần Quốc Tuấn bắt sống Ô Mã Nhi + Các tác phẩm: “ Bạch Đằng giang”- Trần Minh Tông; “Bạch Đằng giang”- Nguyễn Sưởng; “ Bạch Đằng hải khẩu”- Nguyễn Trãi.... (?) Mở đầu bài phú là hình tượng nhân vật khách. Anh/ chị hãy nêu cảm nhận của bản thân về hình tượng nhân vật này ? - Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận - Gv định hướng bằng những câu hỏi gợi mở (?) Tư thế ? Mục đích dạo chơi ? (?) Tráng trí của nhân vật khách được thể hiện như thế nào qua việc tác giả khắc họa những địa danh? Đặc biệt là hình ảnh con sông Bạch đằng? (?) Trước con sông lịch sử Bạch đằng, tác giả đã có cảm xúc như thế nào? Hãy lí giải cảm xúc đó ? Tâm trạng đó được diễn tả bằng những câu văn như thế nào? - Đại diện các nhóm trình bày - Gv nhận xét tổng hợp (?) Vai trò hình tượng các bô lão trong bài phú? Chiến tích trên sông Bạch Đằng đã được gợi lên như thế nào qua lời kể của các bô lão? Thái độ, giọng điệu của họ như thế nào trong khi kể chuyện? - Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận - Gv định hướng bằng những câu hỏi gợi mở - Đại diện các nhóm trình bày - Gv nhận xét tổng hợp (?) Sau lời kể về chiến tích các bô lão đẫ thể hiện những suy ngẫm gì? (?) Khẳng định vai trò của con người trong lịch sử, tác giả đã nhắc đến những nhân vật anh hùng nào? việc khẳng định vai trò của con người trong lịch sử có ý nghĩa ra sao? (?) Sau lời bình, tâm trạng của bô lão được thể hiện như thế nào? Đặc biệt là qua lời ca? - Hs làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày - Gv định hướng bằng những câu hỏi gợi mở( Câu nói nổi tiếng của Trần Hưng Đạo ngày 14/11/1287 “ Kim thiên tặc nhàn” - Gv nhận xét tổng hợp - Hs đọc đoạn 4 (?) Lời ca của khách đã thể hịên điều gì ? - Hs làm việc cá nhân, độc lập trả lời - Gv nhận xét, khái quát Hoạt động 3 ( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò) - Hs khái quát laị những giá trị nội dung và nghệ thuật - Hs đọc ghi nhớ SGK - Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: “ Tác gia Nguyễn Trãi” - Gv rút kinh nghiệm bài dạy I. Tiểu dẫn * Tác giả: Trương Hán Siêu (? – 1354) tự Thăng Phủ, Phúc Thành, Yên Ninh (nay là TX Ninh Bình). Là môn khách của Trần Hưng Đạo, Hàn lâm học sĩ, Tham tri chính sự. Khi mất được vua tặng Thái bảo, Thái phó và được thờ Văn Miếu Hà Nội. * Phú là một thể loại văn học du nhập từ Trung Quốc. Phú có nghĩa là bày tỏ, phô bày . Là thể văn vần , hoặc văn vần xen lẫn văn xuôi nhằm tả cảnh vật phong tục hoặc tính tình Phú có 2 loại: Phú cổ thể ( ra đời trước dời Đường); phú Đường luật( có vần, có đối) * Tác phẩm: BĐGP được viết theo phú cổ thể, có phần lại làm theo điệu Sở từ( có đệm tiếng “hề”); được chia làm 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận, đoạn kết; theo lối văn vần và văn xuôi kết hợp. II- Đọc hiểu văn bản 1- Đoạn một: Cảm xúc lịch sử của nhân vật khách - Con người có tâm hồn phóng khoáng thanh cao, yêu thiên nhiên tha thiết - Tư thế ung ung dung, tự hào - Con người có tráng trí 4 phương, dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí của đất nước như một Tử Trường - Có hoài bão lớn lao: đã đi nhiều, thấy nhiều “mà tráng trí bốn phương vẫn còn tha thiết” + Tráng trí của khách được gợi lên qua 2 loại địa danh( Trung Quốc và Việt Nam), bằng những hình ảnh không gian rộng lớn: biển lớn ( lướt bể chơi trăng), sông hồ( tam Ngô, ngũ Hồ ), và bằng cả những động từ mạnh “ giương buồm giong gió”, giọng điệu thanh thản, phơi phới => Tâm trạng: buồn, vui, tự hào, nuối tiếc + Vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng: Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu + Và tự hào trước dòng sông từng ghi bao chiến tích. + Buồn đau, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, dòng thời gian đang làm mờ bao dấu vết. Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá Tiếc thay dấu vết luống còn lưu => Tâm trạng đó được diễn tả bằng những câu văn mang âm hưởng trầm lắng. 2- Đoạn 2: Lời các bô lão - Nhân vật tập thể các bô lão địa phương là có thể là thật, có thể là hư cấu – là tâm tư tình cảm của tác giả. - Các bô lão thuật lại câu chuyện với thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính khách. - Chiến tích trên sông Bạch Đằng được tái hiện qua 2 trận chiến : Ngô chúa phá Hoằng Thao và Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã Nhi + Trận chiến được diẽn tả cô đọng qua những câu văn ngắn gọn nhịp điệu nhanh, lối đối ngẫu chặt chẽ, hình ảnh sống động + Ta địch ở thế giằng co, sự đối lập không chỉ ở lực lượng mà ở cả ý chí: Ta với lòng yêu nước, ý chí quyết chiến> < địch với mưu ma chước quỉ. Cả hai bên ra quân với binh hùng tướng mạnh Hùng hổ sáu quân Giáo gươm sáng chói Thế đó tạo nên sức quyết liệt của trận đánh Trận đánh được thua chửa phân Chiến lũy bắc nam chống đối Khí thế làm rung chuyển cả trời đất ánh nhật nguyệt chừ phải mờ Bâù trời chừ sắp đổi + Thậm chí tưởng có lúc cơ đồ ta rơi vào tay giặc bởi chúng có tướng mạnh, đầy mưu ma chước quỉ.... + Kết cục người chính nghĩa chiến thắng, hung đồ hết lối chuốc lấy nhục muôn đời Đến nay nước sông tuy chảy hoài Mà nhục quân thù khôn rửa nổi - Thái độ của các bô lão : giọng đầy nhiệt huyết , tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc 3- Đoạn 3: Suy ngẫm bình luận của các bô lão - Chỉ rõ nguyên nhân ta thắng, địch thua: Ta thắng bởi có thiên thời địa lợi, nhân hòa.Ta thắng bởi trì cho ta đất hiểm, điều quan trọng là ta có nhân tài giữ cuộc điện an, có sự đồng lòng chung sức => Thắng bởi nhân nghĩa, bởi đức lớn, là sự dũng cảm bình tĩnh, gan dạ của con người . Đó là cảm hứng nhân văn mang tầm triết lí sâu sắc - Sau lời bình là tâm trạng buồn, nuối tiếc , ủ mặt, lệ chan. Trong lời ca của khách toát lên tuyên ngôn sảng khoái dõng dạc về một chân lí: bất nghĩa thì tiêu vong, có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ. Chân lí bất biến như sự tồn tại muôn đời của con sông Bạch Đằng đêm n ... động 1 - Hs làm việc với SGK - Gv định hướng Hs khái quát những ý cơ bản Hoạt động 2 - Hs trao đổi thảo luận điền từ thích hợp vào chỗ trống - Gv tổng hợp Hoạt động 3 - Gv hướng dẫn hs thảo luận các câu hỏi mục b& c ( mục II ) - Hs thảo luận, đại diện trình bày - Gv tổng hợp, chuẩn kiến thức Hoạt động 4 - Hs nhận xét các ý kiến ở mục d - gv nhận xét, tổng hợp Hoạt động 5 - Hs đọc và trả lời các câu hỏi a và b - Gv định hướng Hoạt động 6 - Hs chia nhóm trao đổi thảo luận, luyện tập - Gv gợi ý, định hướng 3. Củng cố, hướng dẫn, dặn dò - Hs đọc ghi nhớ sgk - Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: “ Ôn tập tiếng Việt” - Gv rút kinh nghiệm bài dạy I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm a) Thao tác là gì? Thao tác được dùng để chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định. Ví dụ: ghép cây, quá trình làm đất trồng màu. b) Thao tác nghị luận là gì? - Thao tác nghị luận là những hoạt động của tư duy bao gồm những suy nghĩ, lựa chọn cách thức trong nghị luận để nhằm mục đích cuối cùng thuyết phục người nghe theo ý kiến bàn luận của mình. - So với các loại thao tác khác Giống: Phải theo một trình tự và yêu cầu kĩ thuật Khác: Đây là hoạt động của tư duy. Còn thao tác khác là những động tác theo trình tự. 2. Một số thao tác nghị luận cụ thể. 2.1. Ôn lại thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp a- Ôn tập lí thuyết - Điền các từ theo thứ tự Một → Tổng hợp Hai → Phân tích Ba → Quy nạp Bốn → Diễn dịch b- Vận dụng thực hành - Hoàng Đức Lương đã sử dụng thao tác phân tích. Vì cứ mỗi lí do đưa ra, tác giả đều lí giải, phân tích cặn kẽ để người nghe hiểu được vì sao thơ văn không lưu truyền hết ở đời. - Dùng thao tác phân tích làm cho người đọc không chỉ nắm khái quát vấn đề mà con hiểu tường tận từng lí do ấy. - Luận điểm cơ bản là: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Tác giả sử dụng thao tác phân tích, sau đó chuyển sang thao tác diễn dịch. - Câu kết trong bài kí của Hoàng Đức Lương sử dụng thao tác tổng hợp chứ không phải quy nạp. Sử dụng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý có tính bộ phận vào kết luận chung, làm cho quá trình lập luận có sức thuyết phục. - ở bài “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng khác nhau làm cho kết luận ở cuối đoạn càng trở nên đáng tin cậy. c- Nâng cao kiến thức - Nhận định thứ nhất đúng với điều kiện tiền đề diễn dịch phải chân thực và cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác. - Nhận định thứ ba đúng vì phải có quá trình tổng hợp sau khi thực hiện thao tác phân tích. Công thức là: Phân tích - Tổng hợp - Phân tích (Phân - tổng - phân) 2.2. Thao tác so sánh - Thao tác so sánh trong nghị luận là đối chiếu từ 2 trở lên những sự việc, hiện tượng có liên quan trên những căn cứ xác định để tìm ra những chỗ giống và khác nhau, hơn hoặc kém nhau. - Thông thường có hai cách so sánh + So sánh để tìm sự giống nhau + So sánh để tìm sự khác nhau, hơn, kém nhau. a- Bác dùng thao tác so sánh để chỉ ra sự giống nhau b- Câu văn của Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh để chỉ sự khác nhau. c- Nhận định của SGK Nhận định 1 đúng Nhận định 2 chưa chính xác và đầy đủ Nhận định 3 đúng Nhận định 4 đúng - Muốn so sánh đúng cách phải chú ý + Những đối tượng được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt nào đó. Sự so sánh phải dựa trên tiêu chí cụ thể rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề. Những kết luận rút ra từ so sánh phải chân thực mới mẻ, giúp cho nhận thức sự vật sáng tỏ sâu sắc hơn. II- Luyện tập Bài tập 1/ sgk Bài viết của Võ Nguyên Giáp về thơ Nôm của Nguyễn Trãi. - Tác giả muốn chứng minh: “Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn hoá dân gian, văn học dân gian” - Thao tác chủ yếu sử dụng có hai đoạn. + Đoạn đầu là thao tác phân tích. Dựa trên luận điểm chung, tác giả để chia nhỏ (củ khoai, quả ổi, bè rau muống, luống dọc mùng ... nhiên. Tục ngữ,, thành ngữ, ca dao, những đặc điểm thanh điệu Tiếng Việt...) phân tích những bộ phận nhỏ này để chứng minh cụ thể, sâu sắc cho luận điểm. + Đoạn sau, tác giả sử dụng thao tác quy nạp. Từ hai cứ liệu. Một là tác dụng làn điệu dân ca qua tiếng hát ông chài, tiếng sáo của chú chăn trâu. Hai là không gian trong thơ Nguyễn Trãi rộng thêm ra và lớn thêm lên. Từ hai cứ liệu này, người viết rút ra kết luận về vai trò, sứ mệnh, chức năng của văn chương nghệ thuật. - Nhờ thao tác quy nạp mà tư tưởng đoạn trích được nâng lên một mức cao hơn. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: 100 ppct Ôn tập phần tiếng Việt A. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Củng cố hệ thống hoá những kiến thức cơ bản và các kĩ năng chủ yếu về tiếng Việt để nắm vững và sử dụng tốt hơn. B. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, thiết kế bài học - Giáo án cá nhân lên lớp C. Cách thức tiến hành - Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Thảo luận về Câu 1. SGK - Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói hoặc viết, nhằm thực hiện mục đích về nhận thức, tư tưởng tình cảm và hành động. - Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình + Tạo lập văn bản (do người nói, viết) + Lĩnh hội văn bản (người nghe, đọc) - Các nhân tố giao tiếp + Nhân vật giao tiếp + Hoàn cảnh giao tiếp + Nội dung giao tiếp + Mục đích giao tiếp + Phương tiện giao tiếp + Cách thức giao tiếp Câu 2 - SGK: Bảng so sánh giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Ngôn ngữ Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng Các yếu tố phù trợ Đặc điểm về từ và câu Nói Người nói và nghe tiếp xúc trực tiếp. Người nói ít điều kiện lựa chọn người nghe cũng nghe kịp thời - Ngữ điệu - Cử chỉ - Điệu bộ của người nói Từ ngữ sử dụng đa dạng có cả khẩu ngữ, từ địa phương, sự hỗ trợ của từ đưa đẩy, câu dư thừa hoặc tỉnh lược. Viết - Người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn gọt giũa. Nó đến với đông đảo người đọc trong không gian rộng lớn, thời gian lâu dài Không có các yếu tố phù trợ như ngôn ngữ nói. Có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, hình ảnh minh hoạ Tránh dùng từ địa phương khẩu ngữ, tiếng lóng, tiếng tục. áp dụng nhiều loại câu. Thảo luận về câu 3 - SGK Điền tên các loại văn bản (theo phong cách ngôn ngữ) Văn bản Sinh hoạt Nghệ thuật Khoa học Hành chính Chính luận Báo chí * Đặc điểm của văn bản + Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề trọn vẹn + Có kết cấu mạnh lạc, các câu liên kết chặt chẽ + Mỗi văn bản đều hoàn chỉnh về nội dung + Mỗi văn bản đều thực hiện mục đích giao tiếp nhất định. Câu 4 - SGK: Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật Tính chất Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Tính cụ thể - Có địa điểm, có người nói, người nghe, có cách diễn đạt Hình tượng - Đặc trưng cơ bản của phong cách này - Người viết tạo ra bởi tưởng tượng liên tưởng và các biện pháp tu từ. Truyền cảm - Người nói thể hiện tình cảm - Từ ngữ có tính khẩu ngữ thể hiện cảm xúc rõ rệt - Câu giàu cảm xúc Tác động tới người đọc làm cho người đọc vui, buồn, yêu thích do sự lựa chọn ngôn ngữ. Cá thể - Mỗi người có lựa chọn từ ngữ khác nhau khi nói. Vậy nó mang tính cá thể - Mỗi nhà văn có cách thể hiện riêng. Câu 5 - SGK: Nguồn gốc của tiếng Việt - Nguồn gốc của tiếng Việt có từ lâu đời do tộc người Việt Cổ sinh sống ở lưu vực sông Hồng và bắc Trung Bộ. Người Việt cổ đã có đóng góp to lớn kiến tạo nền văn minh lúa nước. - Quan hệ họ hàng: Tiếng việt có nguồn gốc Nam á. Cụ thể có liên quan tới tiếng Mường, tiếng Môn - Khme và ngôn ngữ đa đảo. - Lịch sử phát triển của tiếng Việt qua các thời kì + Thời cổ đại + Thời nghìn năm Bắc thuộc + Thời phong kiến độc lập tự chủ + Thời Pháp thuộc + Từ cách mạng tháng Tám tới nay. - Tác phẩm viết bằng chữ Hán: Phò giá về kinh, Hịch tướng sĩ, Tỏ lòng, Nỗi lòng, Vận nước, Cáo bệnh bảo mọi người, ức trai thi tập, Bạch vân thi tập, Chinh phụ ngâm, Nhật kí trong tù ... - Tác phẩm viết bằng chữ Nôm: Văn tế cá sấu, Quốc âm thi tập, Bạch vân quốc ngữ thi tập, thơ Hồ Xuân Hương, Cung oán ngâm, Truyện Kiều. Câu 6 - SGK: Tổng hợp những yêu cầu sử dụng tiếng Việt Ngữ âm, chữ viết Từ ngữ Ngữ pháp Phong cách ngôn ngữ Cần phát âm đúng chuẩn theo yêu cầu của tiếng Việt. Viết đúng theo yêu cầu chính tả. Dùng từ ngữ đúng với hình thức cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp. Cấu tạo câu theo đúng ngữ pháp tiếng Việt. Các câu phải được liên kết chặt chẽ trong văn bản. Nói và viết phù hợp với từng phong cách ngôn ngữ. Câu 7 - SGK: Các câu đúng là: b, d, g Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết số: 103 ppct Viết quảng cáo A. Mục tiêu bài học: Giúp HS 1. Hiểu yêu cầu và cách viết quảng cáo cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ. 2. Viết được văn bản quảng cáo. B. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, thiết kế bài học - Giáo án cá nhân lên lớp C. Cách thức tiến hành - Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Văn bản quảng cáo trong đời sống (HS đọc SGK) - Thế nào là văn bản quảng cáo. - Là văn bản thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng về chất lượng của sản phẩm, tiện lợi của dịch vụ để từ đó thích mua hàng và sử dụng dịch vụ. 2. Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo (HS đọc SGK). - Theo anh (chị) văn bản quảng cáo có yêu cầu gì? + Văn bản quảng cáo cần ngắn gọn. + Hấp dẫn, gây ấn tượng. + Trung thực. + Tôn trọng pháp luật. + Đảm bảo tính văn hoá, thẩm mĩ. Nhận xét: Quảng cáo 1 (nước uống giải khát) dài dòng, không nêu đặc điểm sản phẩm quảng cáo 2 (kem làm trắng da) tâng bốc, phi thực tế, sử dụng từ thiếu thận trọng. 3. Cách viết văn bản quảng cáo. - Anh (chị) hãy nêu các bước viết quảng cáo + Xác định nội dung cơ bản thể hiện tính độc đáo gây ấn tượng, tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ. + Trình bày theo cách quy nạp hay so sánh. Từ ngữ sử dụng mang ý nghĩa khẳng định tuyệt đối. * Chú ý: Chia tổ thảo luận bài quảng cáo cho sản phẩm rau sạch. II. Củng cố Ghi nhớ SGK III. Luyện tập Bài tập 1 - SGK Cả ba văn bản quảng cáo đều trình bày đủ nội dung cần quảng cáo. Các văn bản đều rất ngắn gọn. a. Nội dung: chiếc xe là sản phẩm vượt trột “sang trọng, tinh tế, mạnh mẽ, quyến rũ”. Nó còn là người bạn đang tin cậy. b. Sữa tắm Thơm ngát hương hoa lá “bí quyết làm đẹp” c. Sự thông minh tự động hoá làm cho máy ảnh vô cùng tiện lợi, dễ sử dụng. Bài tập 2 - SGK Chia cho mỗi tổ một đề tài Các tổ trao đổi, chọn bài viết Các tổ báo cáo Nhận xét chung
Tài liệu đính kèm: