Tiết 41. Đọc văn
ĐỘC TIỂU THANH KÍ
Nguyễn Du
Ngày soạn: 24
Ngày giảng:
Lớp giảng: 10B1, B5
Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
Qua bài giảng, giúp HS
Nắm được kiến thức về 1 vấn đề được nàh thơ Việt Nam thế kỉ XVIII quan tâm: số phận của người phụ nữ tài sắc.
Thấy được Nguyễn Du đã mở rộng nội dung chủ nghĩa nhân đạo: không chỉ quan tâm đến người khốn khổ đơn côi mà còn quan tâm đến số phận của những con người làm ra giá trị VHTT cao đẹp nhưng bị xã hội đối xử bất công tàn tệ.
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Du: con người không chỉ cần có điều kiện vật chất để tồn tại mà còn cần cả giá trị tinh thần, cần tôn vinh những chủ nhân đã sáng tạo ra giá trị tinh thần đó.
Đồng thời thấy được những thành công nghệ thuật của Nguyễn Du.
Tiết 41. Đọc văn ĐỘC TIỂU THANH KÍ Nguyễn Du Ngày soạn: 24 Ngày giảng: Lớp giảng: 10B1, B5 Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua bài giảng, giúp HS Nắm được kiến thức về 1 vấn đề được nàh thơ Việt Nam thế kỉ XVIII quan tâm: số phận của người phụ nữ tài sắc. Thấy được Nguyễn Du đã mở rộng nội dung chủ nghĩa nhân đạo: không chỉ quan tâm đến người khốn khổ đơn côi mà còn quan tâm đến số phận của những con người làm ra giá trị VHTT cao đẹp nhưng bị xã hội đối xử bất công tàn tệ. Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Du: con người không chỉ cần có điều kiện vật chất để tồn tại mà còn cần cả giá trị tinh thần, cần tôn vinh những chủ nhân đã sáng tạo ra giá trị tinh thần đó. Đồng thời thấy được những thành công nghệ thuật của Nguyễn Du. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài giảng - Các tài liệu khác có liên quan C. Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ giảng theo phương pháp: đọc hiểu, phát vấn, thuyết giảng D. Tiến trình giờ giảng 1. ổn định 2. KTBC 3. GTBM 4. Hoạt động dạy - học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn, hãy nêu những hiểu biết của em về nàng Tiểu Thanh? HS: trả lời GV ghi bảng GV: Nguyễn Du sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào? HS: trả lời GV ghi bảng GV: đọc trước 1 lần sau đó gọi HS đọc và nhận xét. Yêu cầy 1 HS đọc phần giải nghĩa từ khó chân SGK. Bài thơ làm theo thể loại nào? có thể chia làm mấy phần? GV: câu thơ đầu ta bắt gặp hình ảnh nào? HS: Tây hồ hoá gò hoang GV: từ có thành không, xưa thì rực rỡ thế mà nay thì hoang phế điêu tàn. Câu thơ gợi cho ta về những gì không tròn trĩnh toàn vẹn. -> cũng như Tiểu Thanh, xưa là người tài sắc mà nay thì bất hạnh vô nghĩa. Nguyễn Du cũng từng viết: chữ tài liền với chữ tai một vần, quả không sai. Em có nhận xét gì về bản dịch thơ? HS: chưa lột tả được hết phiên âm GV: qua việc miêu tả cảnh vật đó, tác giả muốn nói điều gì? GV: chính lòng cảm thương đó, Nguyễn Du đã viếng Tiểu Thanh qua phần dư cảo của bài thơ mà sáng tác GV: trong câu thơ thứ 2 có những từ ngữ nào cần chú ý? HS tìm từ ngữ GV ghi bảng GV: em có nhận xét gì về bản dịch? HS: bản dịch: độc điếu -> thổn thức thì mới chỉ thấy được tâm trạng của tác giả mà chưa thấy được sự đồng cảm của nhà thơ. GV: bởi hoàn cảnh người chết là một kẻ cô đơn, người viếng cũng là một kẻ cô đơn-> hai tâm hồn cô đơn gặp nhau. GV: Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật gì? HS: hoán dụ GV: điều này người đọc cũng bắt gặp ở Truyện Kiều. GV: có từ ngữ nào đáng chú ý? HS trả lời GV ghi bảng GV: trước Nguyễn Du có nhiều thi nhân nhìn thấy điều này, nhưng đến Nguyễn Du nó mới đặc quánh trở thành nỗi hờn kim cổ. GV: 2 câu kết nói gì về suy nghĩ của nhà thơ? HS: trả lời GV chốt lại GV: hãy cho biết chủ đề của tác phẩm? I. Tìm hiểu chung 1. Vài nét về Tiểu Thanh - Tiểu Thanh là cô gái Trung Quốc thông minh và tài sắc, am hiểu nhiều môn nghệ thuật. 16 tuổi làm vợ lẽ nhà quyền quý, bị vợ cả ghen, bút phải sống trên núi Côn Sơn, cạnh Tây Hồ. Vì đau buồn Tiểu Thanh làm nhiều thơ, từ -> 18 tuổi lâm bệnh chết. Trước khi chết nàng lấy tờ giấy gói mấy vật trang sức gửi tặng 1 cô gái, phần dư cảo. 2. Hoàn cảnh sáng tác - Nguyễn Du đọc phần thơ còn xót lại của Tiểu Thanh và xúc động viết bài thơ này. 3. Văn bản a. Đọc và giải nghĩa từ khó. b. Bố cục - Bài thơ được làm theo thể thất ngôn bát cú đường luật. - Chia làm 4 phần: + 2 câu đề: đọc phần dư cảo, thương cảm Tiểu Thanh + 2 câu thực: số phận đầy bi thương uất hận của Tiểu Thanh + 2 câu luận: niềm suy tư và đồng cảm của Nguyễn Du + 2 câu kết: xót thương Tiểu Thanh, xót thương cho chính mình. III. Đọc hiểu. 1. hai câu đề: * Câu 1: - Hình ảnh: Tây hồ hoa uyển (cảnh đẹp) - Từ ngữ: tẫn (biến đổi hoàn toàn) -> Tây hồ: + Xưa: đẹp sự đổi thay ghê gớm + Nay: hoang tàn của cảnh vật - Bản dịch: + Hoa uyển (vườn hoa) dịch là cảnh đẹp đã không lột tả được nét tinh vi độc đáo, có hồn của cảnh vật + Đặc biệt là từ tẫn, dịch là hoá cũng không lột tả được sự biến đổi hết, hoàn toàn không còn một dấu vết cũ. Hoá không cho thấy được quá trình biến đổi từ từ, dần dần và hết sạch cảu cảnh vật. => Câu thơ đầu: Nguyễn Du đã hình dung ra cảnh Tây hồ, nơi mà ngày xưa Tiểu Thanh ở nay đã biến đổi thành gò hoang-> thể hiện thái độ xót thương của tác giả trước số phận người con gái tài sắc nhưng bất hạnh * Câu 2: - Từ ngữ: + "Độc điếu" (viếng một mình) + Nhất chỉ thư: duy nhất mảnh giấy tàn -> Viếng Tiểu Thanh 1 mình, sự đồng cảm sau sắc của Nguyễn Du đối với Tiểu Thanh 2. Hai câu thực - Nghệ thuật: hoán dụ + Văn chương: tài năng + Son Phấn: nhan sắc - Từ ngữ: hận, vương -> Hận vì xót xa cho số kiếp của Tiểu Thanh sau khi chết mà ghen tức của người vợ cả vẫn chưa hết đến tập thơ để lại cho đời cũng bị đốt đi-> cực tả nỗi đau đồng thời cũng là tấm lòng trân trọng, ngợi ca nhan sắc và đề cao tài năng trí tuệ của Tiểu Thanh; đồng thời có sức tố cáo mạnh mẽ. 3. Hai câu luận - Từ ngữ: hờn kim cổ -> là nỗi hờn xuyên suốt lịch sử, hờn vì một sự vô lí: người đẹp, người tài hoa đều bị vùi dập, bất hạnh. - Nguyễn Du cũng tự coi mình giống số phận của Tiểu Thanh, cũng mắc nỗi hờn kim cổ.-> sự gặp nhau giữa hai tâm hồn, Nguyễn Du viết về Tiểu Thanh nhưng cuãng là để viết về mình. 4. Hai câu kết. - Tiểu Thanh mất, 300 năm sau có Nguyễn Du làm thơ khóc thương, viếng nàng. Nhà thơ tự hỏi đến lúc mình mất có ai khóc thương và đồng cảm với mình không? + Một câu hỏi buồn thống thiết, thể hiện sự cô đơn, cô độc của Nguyễn Du trước cuộc đời. + Đây là tiếng khóc thương cho số phận oan nghiệt, cho 1 tài sắc bị vùi dập.Tiếng khóc oán trách giận hờn vì xã hội, vì tạo hoá luôn đố kị với cái đẹp của con người và văn chương. III. Chủ đề Qua tiếng khóc về số phận bi thương của nhân vật, nhà thơ xót xa cho kiếp người tào hoa bạc mệnh và mang sự cảm thông trân trọng của người đời. IV. Tổng kết Độc Tiểu Thanh kí thể hiện tấm lòng nhân đạo cao quý của Nguyễn Du. Nhà thơ xót thương cho số phận nàng Tiểu Thanh chính là xót thương cho chính mình. 5. Củng cố và dặn dò Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Tài liệu đính kèm: