Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản - Tiết 1 đến 24

Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản - Tiết 1 đến 24

II, GIÁO ÁN

Tiết 1, 2 (Đọc văn) TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

 A. Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh:

 - Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của văn học Việt Nam, đó là: Bộ phận văn học dân gian và bộ phận văn học viết.

 - Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.

 - Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.

 B. Phương tiện dạy học.

 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy.

 C. Phương pháp giảng dạy.

 - Phối hợp các phương pháp: Thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm.

 D. Tiến trình bài dạy.

 

doc 44 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản - Tiết 1 đến 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I, PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 (CTC)
 (Áp dụng năm học 2010-2011)
Cả năm: 37 tuần (105 tiết)
Học kì I: 19 tuần (54 tiết) 
Học kì II: 18 tuần (51 tiết) 
 Học kì I
Tiết
Bài 
Tuần
1, 2
Đọc văn Tổng quan văn học Việt Nam
1
3
Tiếng Việt Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 
1
4
Đọc văn Khái quát văn học dân gian Việt Nam
2
5
Tiếng Việt Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt) 
2
6
Tiếng Việt Văn bản
2
7
Làm văn Bài làm văn số 1	
3
8, 9
Đọc văn Chiến thắng Mtao- Mxây (Trích sử thi Đăm- Săn)
3
10
Tiếng Việt Văn bản (tt)	
4
11, 12
Đọc văn Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ
4
13
Làm văn Lập dàn ý bài văn tự sự
5
14, 15
Đọc văn Uy- lít- xơ trở về (Trích Ô- đi- xê)
5
16
Làm văn Trả bài làm văn số 1	
6
17, 18
Đọc văn Ra- ma buộc tội (Trích Ra- ma- ya- na)
6
19
Làm văn Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
7
20, 21
Làm văn Bài làm văn số 2
7
22, 23
Đọc văn Tấm Cám
8
24
Làm văn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
8
25
Đọc văn Tam đại con gà
 Nhưng nó phải bằng hai mày
9
26, 27
Đọc văn Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
9
28
Tiếng Việt Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
10
29, 30
Đọc văn Ca dao hài hước
 Đọc thêm Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu)
10
31
Làm văn Luyện tập viết đoạn văn tự sự	
11
32
Đọc văn Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
11
33
Làm văn Trả bài làm văn số 2 Ra đề bài làm văn số 3 (Học sinh làm ở nhà)
11
34, 35
 Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX
12
36
Tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
12
37
Đọc văn Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
13
38
Đọc văn Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
13
39
Làm văn Tóm tắt văn bản tự sự
13
40
Đọc văn Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
14
 41
Đọc văn Đọc "Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du)	
14
42
Tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tt)
14
43
 Đọc thêm Vận nước (Đỗ Pháp Thuận)- Cáo bệnh, bảo mọi người (Mãn Giác)- Mong ước trở về (Nguyễn Trung Ngạn)
15
44
Đọc văn Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (LB)
15
45
Tiếng Việt Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
15
46
Làm văn Trả bài làm văn số 3
16
47, 48
Đọc văn Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)
 Đọc thêm Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu)- Nỗi oán của người phòng khuê (Vương Duy)- Khe chim kêu (Vương Xương Linh)
16
49
 Ôn tập, kiểm tra học kỳ 1
17
50, 51
Làm văn Bài làm văn số 4	
17
52
Làm văn Trình bày một vấn đề 
18
53
Làm văn Lập kế hoạch cá nhân 
18
54
Đọc văn Thơ hai- kư của Basô
19
55
Làm văn Trả bài làm văn số 4
19
II, GIÁO ÁN
Tiết 1, 2 (Đọc văn) TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM 
 A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp học sinh: 
 - Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của văn học Việt Nam, đó là: Bộ phận văn học dân gian và bộ phận văn học viết.
 - Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
 - Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
 B. Phương tiện dạy học.
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy. 
 C. Phương pháp giảng dạy.
 - Phối hợp các phương pháp: Thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm.
 D. Tiến trình bài dạy.
 1. Ổn định lớp.
 	2. Kiểm tra bài cũ.
 GV kiểm tra sách vở của HS đầu năm học.
 	3. Giới thiệu bài mới.	
 Phân môn lịch sử văn học giúp chúng ta tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của văn học. Bài học hôm nay giúp cho chúng ta có kiến thức về sự hình thành và phát triển của nền văn học dân tộc Việt Nam.
 4. Bài mới.
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Nội dung cần đạt (3)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần I SGK.
- VHVN bao gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
- Hướng dẫn HS thảo luận tìm hiểu từng bộ phận văn học, sau đó GV định hướng và chốt lại.
1, HS tìm hiểu phần I SGK.
- HS đọc phần I SGK. 
- HS tìm hiểu nội dung phần I SGK, phát biểu, trao đổi.
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi ở SGK.
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
 Nền văn học Việt Nam có hai bộ phận hợp thành, đó là:
 - Bộ phận văn học dân gian
 - Bộ phận văn học viết. 
 1. Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Các thể loại: (SGK). 
- Những đặc trưng tiêu biểu:
+ Tính truyền miệng
+ Tính tập thể.
 2. Văn học viết.
 Là sáng tác của trí thức, được lưu truyền bằng chữ viết. Tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu phần II, SGK.
Giúp HS tìm hiểu các thuật ngữ: Thời kì, giai đoạn văn học.
2, HS tìm hiểu phần II, SGK.
II. Qúa trình phát triển của văn học Việt Nam.
 VHVN có 3 thời kỳ.
 1. Văn học trung đại (VH từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX).
 - Thời kì này văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
 - Văn học chịu ảnh hưởng bởi những học thuyết lớn của tư tưởng phương Đông thời đó như: Nho, Phật, Lão.
 2. Văn học hiện đại (VH từ đầu thế kỷ XX đến hết thế kỷ XX).
 - Văn học được sáng tác chủ yếu bằng chữ Quốc ngữ
 - Thời kì này văn học chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần III, SGK. 
- VH thể hiện mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên. Hãy dẫn chứng để minh hoạ?
- Con ng ười VN trong quan hệ với quốc gia, dân tộc là con người yêu nước, mang tư tưởng trung quân. Em hãy nêu 1 nhân vật trong văn học thể hi ện rõ điều đó?
Những biểu hiện nội dung của mối quan hệ xã hội trong văn học Việt Nam?
3, HS tìm hiểu phần III, SGK.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
III. Con người Việt Nam qua văn học	
 1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên.
 - Con người có mối quan hệ với thiên nhiên. Con người nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên.
 - Thiên nhiên còn là bạn tri âm, tri kỷ của con người.
 2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc.
 - Do hoàn cảnh, con người VN luôn có ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước.
 3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội.
- Đó là con người đời thường với nhiều mối quan hệ.
 4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân.
- Ý thức cá nhân phát triển xuất hiện cái Tôi trong văn học.
 5. Củng cố.
 - HS tự hệ thống kiến thức đã học.
 6. Dặn dò.
 - HS vẽ sơ đồ các bộ phận của VHVN.
 - Soạn bài HĐGT bằng ngôn ngữ.
 7. Rút kinh nghiệm.
 Tiết 3 (Tiếng Việt) HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ 
 A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp học sinh: 
- Nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp, về các nhân tố giao tiếp, về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.
- Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, góp phần nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
- Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp.
 B. Phương tiện dạy học.
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy. 
 C. Phương pháp giảng dạy.
 - Phối hợp các phương pháp: Thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm.
 D. Tiến trình bài dạy.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng trong đời sống con người. Để thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”.
 4. Bài mới.
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Nội dung cần đạt (3)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung. 
- GV yêu cầu đọc văn bản 1 trong SGK (Trang 14), và trả lời câu hỏi
 Hoạt động giao tiếp ở VB1 diễn ra giữa các nhân vật nào?
- Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
GV định hướng:
- Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật lần lượt đổi vai. Các vai NVGT đảm nhận là gì? 
- HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh nào? (Ở đâu? vào lúc nào? Khi đó nước ta có sự kiện lịch sử gì?)
- HĐGT hướng tới nội dung gì? Đề cập đến vấn đề gì? GV định hướng và chốt lại.
- Mục đích của HĐGT ở đoạn văn là gì? cuộc giao tiếp có đạt được mục đích hay không?
GV chốt vấn đề.
1, HS tìm hiểu chung.
- HS đọc SGK (Chú ý ngữ điệu phù hợp với nhân vật) 
- HS làm việc với SGK, phát biểu, trao đổi.
I. Tìm hiểu chung.
 1. Ví dụ (SGK).
 2. Phân tích ví dụ.
 - Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa nhân vật: Vua và các bô lão.
 - Mỗi bên có cương vị khác nhau:
 + Vua: Cai quản đất nước
 + Các bô lão: Là những người cao tuổi, đại diện cho tầng lớp nhân dân vua mời tham dự hội nghị. 
- Vua: Từ người nói đổi vai thành người nghe.
- Các bô lão: Từ người nghe đổi vai thành người nói.
 - Hoạt động giao tiếp diễn ra ở Điện Diên Hồng. Lúc này quân Mông- Nguyên kéo 50 vạn quân ồ ạt sang cướp nước ta.
 - Hoạt động giao tiếp đó bàn bạc để đi đến quyết định hoà với giặc hay đánh.
 - Mục đích: Lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòng dân để quyết tâm gìn giữ đất nước. 
3, Ghi nhớ các khái niệm.
 (SGK)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành.
 Gọi HS đọc VB2.
- Các NVGT ở đây là ai? (ai viết?, ai đọc?). Đặc điểm các nhân vật đó về lứa tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết, nghề nghiệp.
- oHĐGT đó được tiến hành trong hoàn cảnh nào? (gợi mở cho HS về hoàn cảnh có tổ chức, có kế hoạch giáo dục của nhà trường hay là hoàn cảnh giao tiếp ngẫu nhiên, tự phát hằng ngày)
- Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực nào? Đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào? Mục đích giao tiếp?
- Phương tiện để tiến hành HĐGT là gì?
GV gọi HS làm bài tập.
2, HS thực hành.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.
 - HS thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận.
HS làm bài tập.
II. Thực hành.
 HS làm các bài tập trong SGK.
 1. Bài tập 2( Phần I)
- Nhân vật giao tiếp: Người viết SGK và giáo viên, học sinh THPT. Độ tuổi 65 xuống 15 tuổi. (Gồm giáo sư, tiến sĩ, học sinh lớp 10 THPT)	
 - Hoàn cảnh giao tiếp được tiến hành là hoàn cảnh của nền giáo dục quốc dân trong nhà trường (Hoàn cảnh có tổ chức giáo dục)
 - Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học về đề tài: “Tổng quan nền văn học Việt Nam”, cụ thể:
 + Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
 + Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
 + Con người Việt Nam qua văn học.
- Mục đích giao tiếp: 
 + Về phía người viết, đã trình bày một các tổng quan về những vấn đề cơ bản của văn học Việt Nam.
 + Về phía người đọc, hiểu được những kiến thức cơ bản của nền văn học Việt Nam, đồng thời rèn luyện và nâng cao kỹ năng nhận thức, đánh gía các hiện tượng văn học, kỹ năng xây dựng và tạo lập văn bản.
(Hết tiết 1)
2. Bài tập. 
 2.1 Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong nững câu ca dao sau đây:
 Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng 
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
 a, Chàng trai xưng hô là anh
- Cô được gọi là nàng. Cả hai người đang ở độ tuổi thanh xuân
 b, Hoạt động giao tiếp diễn ra vào một đêm trăng thanh. Đó là thời điểm thích hợp cho những buổi hò hẹn, bày tỏ tình cảm lứa đôi.
- Nhân vật anh nói về chuyện tre đã đủ lá có thể dùng để đan sàng. Ngụ ý bài tỏ ý định muốn tính chuyện kết duyên. Chàng trai tỏ tình với cô gái.
- Cách nói của nhân vật anh tế nhị, hợp với nội dung của mục đích giao tiếp. 
 2.2 Đọc đoạn đối thoại.
a, Các hoạt động của nhân vật giao tiếp là: Chào, nói, hỏi, đáp.
- Chào: cháu chào ôn ... có hai người.
 Ê Tình tiết diễn tả: Ra- ma giữ uy tín, danh dự, vai trò của một đức vua.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết.
- HS tổng kết.
III. Tổng kết.
Nội dung.
- Đoạn trích ca ngợi lòng chung thủy của con người.
 2. Nghệ thuật.
 - Nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc.
5. Củng cố.
6. Dặn dò.
 - Soạn bài “Chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự”.
7. Rút kinh nghiệm.
Tiết 19 (LV) CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ.
 A. Mục tiêu bài học. 
 Giúp học sinh:
 - Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để làm bài văn tự sự.
 B. phương tiện thực hiện.
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy.
 C. Phương pháp dạy học.
 - Kết hợp các phương pháp giải bài tập, thuyết giảng, thảo luận nhóm.
 D. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới.
 4. Bài mới.
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Nội dung cần đạt (3)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
GV lần lượt đặt câu hỏi và yêu cầu HS đọc SGK để trả lời về các khái niệm.
HS tìm hiểu chung.
HS suy nghĩ trả lời.
I. Tìm hiểu chung.
 1. Các khái niệm.
 a, Văn tự sự. 
 - Tự sự là một trong ba phương thức biểu đạt của văn học.
 - Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
 b, Sự việc.
 - Trong tác phẩm tự sự được diễn tả bằng, lời nói, cử chỉ, hành động, của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác.
 - Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.
 c, Chi tiết.
 - Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.
 - Chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.
 Ê Chọn chi tiết, sự việc tiêu biểu là khâu quan trong trong quá trình viết hoặc kể lại câu chuyện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
- Cho HS thảo luận nhóm. 
Chia mỗi nhóm một sự việc, yêu cầu mỗi nhóm chọn những chi tiết tiêu biểu để kể. 
Từng nhóm cử đại diện trình bày. 
Các nhóm 
khác thảo góp ý. GV bổ sung. 
Từ kiến thức đã học, cho biết cách chọn chi tiết, sự việc tiêu biểu?
2, HS tìm hiểu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
HS thảo luận theo câu hỏi ở SGK.
HS suy nghĩ trả lời.
2. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
 a, Ví dụ (SGK).
 b, Phân tích ví dụ.
 Ví dụ 1. Về truyện “An Dương Vương”.
 - Tác giả dân gian kể về:
 + Công việc xây dựng và bảo vệ đất nước (Xây thành và chế nỏ).
 + Tình vợ chồng (Mỵ Châu và Trọng Thủy).
 + Tình cha con (An Dương Vương và Mỵ Châu).
 - Sự việc Trọng Thủy và Mỵ châu chia tay nhau và chi tiết rắc lông ngỗng là tiêu biểu. Vì thiếu sự việc và chi tiết ấy truyện sẽ mất đi ý nghĩa diễn tả sự ngây thơ của Mỵ Châu.
 Ví dụ 2: Kể lại chuyên người con trai lão Hạc về lại làng.
 - Định hướng:
 + Sự việc 1: Người con trai nhớ lại quá khứ. 
 + Sự việc 2: Tìm gặp ông giáo.
 + Sự việc 3: Viếng mộ cha.
 + Sự việc 4: Gửi lại ông giáo những di vật của cha.
 + Sự việc 4: Đi làm cách mạng. 
 c. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
 - Xác định đề tài, chủ đề của bài văn.
 - Dự kiến cốt truyện.
 - Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết tiêu biểu. (Đưa ra nhiều sự việc, chi tiết và chọn sự việc, chi tiết nào có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện).
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành.
3. HS thực hành.
HS thực hành.
II. Thực hành.
 - Kể câu chuyện về một học sinh tốt phạm phải một số sai lầm nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Bài viết có sử dụng các sự việc và chi tiết tiêu biểu.
 5. Củng cố.
 6. Dặn dò.
 7. Rút kinh nghiệm.
Tiết 20- 21 (Làm văn) BÀI VIẾT SỐ 2
 A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp học sinh:
 - Biết vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để viết được bài văn tự sự. Bài viết biết chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu, có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 B. Phương tiện dạy học.
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.
 C. Phương pháp giảng dạy.
 - Kết hợp các phương pháp: Thuyết giảng, vấn đáp, thực hành tại lớp.
 D. Tiến trình lên lớp.	
 1. Ổn định lớp.
 2. Yêu cầu khi làm bài.
 3. Bài viết. 
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Nội dung cần đạt (3)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
1, HS đọc phần hướng dẫn trong SGK.
I. Tìm hiểu chung.
 - GV dựa vào các câu hỏi trong SGK để hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn tự sự.
Hoạt động 2: Ra đề.
 2, HS ghi đề bài.
II. Đề bài tham khảo.
 Đề 1: Kể lại câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.
Đề 2: Kể lại một câu chuyện truyền thuyết mà em yêu thích.
Đề 3: Kể lại câu chuyện trong một truyện ngắn (Đã học) mà em yêu thích.
Đề 4: Kể lại câu chuyện về một bạn học sinh ở lớp em.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS xác định các yêu câu của bài viết.
3, HS xác định các yêu cầu của bài viết.
III. Yêu cầu của bài viết.
 1. Yêu cầu về kỹ năng.
 - Biết kể một câu chuyện có ý nghĩa đối với bản thân. Trong bài viết có sử dụng các chi tiết và sự việc tiêu biểu để làm nổi bật chủ đề của bài viết.
 - Bài viết có bố cục rõ ràng. Hạn chế các lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt.
 2. Yêu cầu về nội dung.
 - HS kể lại câu chuyện đã đọc. HS trình bày lí do vì sao chọn câu chuyện đó.
 - Dàn ý.
 Mở bài.
 Giới thiệu câu chuyện.
 Thân bài.
 Kể lại diễn biến của câu chuyện.
 Kết bài.
 Ý nghĩa của câu chuyện kể đối với bản thân.
 3. Yêu cầu dẫn chứng.
 - HS có thể lấy dẫn chứng trong cuộc sống hoặc trong các tác phẩm văn học.
 5. Dặn dò.
 6. Rút kinh nghiệm.
Tiết 23- 24 (Đọc văn) TẤM CÁM
Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS nắm được:
 - Nội dung của truyện
 - Biện pháp nghệ thuật chính của truyện
 + Biết cách đọc hiểu một truyện cổ tích thần kỳ, nhận biết được một truyện cổ tích thần kỳ qua đặc trưng thể loại.
 + Có tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống.
 B. Phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV, thiết kế bài giảng.
 C. Phương pháp giảng dạy.
 - Kết hợp các phương pháp: Phát vấn, diễn giảng, gợi mở.
 D. Tiến trình bài dạy.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 a, Qua đoạn trích “Ra- ma buộc tội”, nhân dân Ấn Độ xưa quan niệm như thế nào về nhà vua, về người anh hùng, về người phụ nữ lý tưởng?
 b, Tâm trạng, thái độ của Xi- ta trước lời buộc tội của Ra- ma?
 3. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Nội dung cần đạt (3)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
Truyện cổ tích được phân thành mấy loại? Đặc điểm của từng loại?
Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc thể loại nào?
1. HS tìm hiểu chung.
HS đọc tiểu dẫn.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Khái niệm truyện cổ tích.
 (HS nhắc lại khái niện truyện cổ tích đã học trong bài học khái quát văn học dân gian Việt Nam).
 2. Phân loại truyện cổ tích.
 Truyện cổ tích Việt Nam được các nhà nghiên cứu chia thành 3 loại:
 + Truyện cổ tích loài vật.
 + Truyện cổ tích thần kì.
 + Truyện cổ tích sinh hoạt.
 3. Tấm Cám thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì.
 Truyện cổ tích thần kỳ: 
 + Có số lượng lớn nhất.
 + Trong truyện có sự tham gia của yếu tố thần linh.
 + Kết cấu phổ biến của truyện là: Nhân vật chính (Là những con người bình thường hoặc bất hạnh, mồ côi, nghèo khổ) trải qua hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc.
 Ê Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân lao động.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
Gọi HS đọc và tóm tắt tác phẩm.
Theo dõi truyện em thấy nổi bật trong truyện là sự đối lập giữa những nhân vật nào? Mâu thuẫn nào là chủ yếu? Vì sao?
 Sống trong gia đình, Tấm không có được sự công bằng, không tìm ra người bảo vệ mình. Ra xã hội cuộc sống của Tấm càng khó khăn hơn, vì chân lí thuộc về kẻ mạnh. Vì vậy Tấm gởi gắm niềm tin vào một nhân vật hoàn toàn do tưởng tượng ra, đó là Bụt.
 Bụt xuất hiện trong những lúc Tấm gặp khó khăn, nhân vật Bụt có ý nghĩa gì?
 Em có suy nghĩ gì về hình ảnh chiếc giầy đánh rơi?
Khi Tấm làm hoàng hậu, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám có giảm đi hay ngược lại? Vì sao?
Mẹ con Cám đã giết Tấm một cách vô cùng độc ác, hành động đó chứng tỏ điều gì ở mẹ con Cám?
Bốn lần hóa thân của Tấm chứng tỏ điều gì ở Tấm?
 Sau mỗi lần bị hãm hại, Tấm trở nên xinh đẹp hơn, cuối cùng trở về với ngôi vị hoàng hậu. Điều đó nói lên điều gì?
Nêu đặc sắc nghệ thuật?
2. HS đọc hiểu văn bản.
HS đọc và tóm tắt truyện.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
II. Đọc hiểu văn bản.
 1. Đọc và tóm tắt.
 - Bắt tép® chăn trâu® xem hội® thành hoàng hậu.
 - Bốn lần bị giết® bốn lần hóa thân.
 2. Phân tích.
 a. Diễn biến của mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám.
 - Nhân vật cô Tấm.
 Khi còn nhỏ:
 + Chăm chỉ, làm lụng vất vả.
 + Yếu đuối, sống thụ động, dễ khóc.
 Ê Tấm là người chăm chỉ, hiền lành, khát khao được yêu thương. Sống với mẹ con Cám, Tấm bị đầy đoạ về thể xác, bị áp bức về tinh thần. Tấm bị hắt hủi, bị đối xử bất công ngay trong chính trong gia đình của mình, chính bởi những người thương yêu của mình.
 Ê Cuộc đời cô Tấm thật bất hạnh, rất đáng thương. Nỗi bất hạnh của cô Tấm cũng là nỗi bất hạnh của những người con mồ côi trong xã hội cũ.
 - Mẹ con Cám: Là những người lười biếng, gian dối, vì hay ganh tị nên hành động độc ác, nhẫn tâm hành hạ Tấm để tranh đoạt quyền lợi.
 - Bụt: Trợ giúp, giải quyết bế tắt, khó khăn cho nhân vật bất hạnh. Nhân dân gởi gắm niềm mơ ước vào nhân vật này.
- Chiếc giày đánh rơi: Hình ảnh, chi tiết độc đáo thể hiện niềm mơ ước của con người. Con người mơ ước có sự công bằng, vật của mình sẽ mãi mãi thuộc về mình.
 - Khi Tấm trở thành hoàng hậu.
 + Tấm gặp vua trở thành hoàng hậu.
 - Mẹ con Cám. 
 + Muốn xinh đẹp và có địa vị như Tấm.
 Ê Sống trong môi trường có địa vị và lợi ích vật chất càng cao thì mâu thuẫn càng gay gắt, càng quyết liệt. Từ mâu thuẫn gia đình dẫn đến mâu thuẫn mang tính quan hệ xã hội. Do muốn tranh đoạt quyền lợi về vật chất và địa vị xã hội nên mẹ con cám nhiều lần truy đuổi, quyết tiêu diệt Tấm.
Ê Tấm trưởng thành hơn, tích cực, chủ động hơn trong cuộc đấu tranh giành lại sự sống. Sau những lần bị giết, bị chết, bị chặt, bị đốt Tấm đều không chết, đều tìm cách hóa thân. Sự hoá thân của Tấm thể hiện sức sống mãnh liệt, thể hiện ước mơ của nhân dân. Thể hiện tinh thần lạc quan, niềm tin vào chân lý cái thiện thắng cái ác.
 b, Ý nghĩa của truyện.
 - Truyện đề cao cái thiện, thể hiện niềm tin của nhân dân: “Ở hiền gặp lành”.
 c, Đặc sắc nghệ thuật:
 - Cốt truyện ly kỳ, hấp dẫn.
 - Xung đột trong truyện diễn ra gay gắt, căng thẳng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết.
3. HS tổng kết.
III. Tổng kết.
 (HS dựa vào kiến thức đã học để tổng kết).
 5. Củng cố.
 HS cần ghi nhớ:
 - Mâu thuẫn chính trong truyện là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác.
 - Trong cuộc đấu tranh quyết liệt dành sự sống, cái thiện sẽ thắng cái ác.
 6. Dặn dò.
 7. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 10 ban co ban tu tiet 1 den tiet 24 nam hoc2010 2011.doc