Giáo án Ngữ văn 10: Đọc văn Độc tiểu thanh kí - Nguyễn Du

Giáo án Ngữ văn 10: Đọc văn Độc tiểu thanh kí - Nguyễn Du

A: Giới thiệu bài mới

Trong xã hội phong kiến, các nhà nho rất ngại thậm chí không bao giờ viết về người phụ nữ nhưng Nguyễn Du là một ngoại lệ. Ông không chỉ viết nhiều mà còn viết rất hay, rất sâu về người phụ nữ. Tấm lòng nhân đạo của ông với người phụ nữ không chỉ dừng lại ở việc thương xót, quan tâm họ về phương diện vật chất thông thường ( như trong Sở kiến hành ) mà ông thấu hiểu họ mức độ cao hơn: ca ngợi, trân trọng những giá trị tinh thần, nỗi đau tinh thần ( như Truyện Kiều, Đọc Tiểu Thanh kí ) và đây mới thực sự là nguồn cảm hứng đối với Nguyễn Du. Tuy nhiên khi viết về những người phụ nữ tài sắc, Ông không đơn giản đứng ngoài nhìn họ để cảm thông mà ông còn hóa thân vào họ, gửi gắm tâm sự của mình của giới mình qua họ. Để thấy được Nguyễn Du thương xót, chia sẻ với thân phận bất hạnh của người phụ nữ như thế nào và gửi gắm tâm sự gì qua họ, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài “Đọc Tiểu Thanh kí”.

 

doc 8 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 26014Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10: Đọc văn Độc tiểu thanh kí - Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A: Giới thiệu bài mới
Trong xã hội phong kiến, các nhà nho rất ngại thậm chí không bao giờ viết về người phụ nữ nhưng Nguyễn Du là một ngoại lệ. Ông không chỉ viết nhiều mà còn viết rất hay, rất sâu về người phụ nữ. Tấm lòng nhân đạo của ông với người phụ nữ không chỉ dừng lại ở việc thương xót, quan tâm họ về phương diện vật chất thông thường ( như trong Sở kiến hành ) mà ông thấu hiểu họ mức độ cao hơn: ca ngợi, trân trọng những giá trị tinh thần, nỗi đau tinh thần ( như Truyện Kiều, Đọc Tiểu Thanh kí) và đây mới thực sự là nguồn cảm hứng đối với Nguyễn Du. Tuy nhiên khi viết về những người phụ nữ tài sắc, Ông không đơn giản đứng ngoài nhìn họ để cảm thông mà ông còn hóa thân vào họ, gửi gắm tâm sự của mình của giới mình qua họ. Để thấy được Nguyễn Du thương xót, chia sẻ với thân phận bất hạnh của người phụ nữ như thế nào và gửi gắm tâm sự gì qua họ, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài “Đọc Tiểu Thanh kí”.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Điều chỉnh
Tác giả Nguyễn Du chúng ta đã được tiếp cận từ dưới THCS với các đoạn trích: Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích. Mã Giám Sinh mua Kiềutrong tác phẩm truyện Kiều nên sẽ không nhắc lại nữa tuy nhiên chúng ta cũng cần chú ý một số nét chính để hiểu được vì sao Nguyễn Du lại quan tâm tới người phụ nữ, đồng cảm với người phụ nữ tài sắc.
GV: Tiểu Thanh là ai? Cuộc đời nàng có gì đặc biệt?
GV: Gọi 1 HS đọc văn bản – nhận xét – đọc lại nếu cần thiết.
GV: Em sẽ tìm hiểu tác phẩm này theo hướng như thế nào?
GV: Câu thơ đầu: So sánh bản dịch thơ với phiên âm, những từ nào dịch chưa sát?
Câu thơ gợi ra khung cảnh như thế nào? Ý nghĩa của câu thơ?
GV: So sánh phần phiên âm và phần dịch thơ ở câu thứ 2, phần dịch đã làm mất từ nào? Ý nghĩa của từ đó?
Sinh không cùng thời ở không cùng xứ thì điều gì khiến cho Nguyễn Du đồng cảm với nàng Tiểu Thanh? Câu hỏi này được làm rõ qua 4 câu thơ tiếp theo
GV: Gạch chân những từ ngữ cần chú ý và yêu cầu HS giải thích.
GV: Hai từ “son phấn” – “văn chương” tượng trưng, đại diện cho điều gì? Dụng ý của tác giả khi nhắc tới 2 từ đó?
GV: phân tích nghệ thuật sử dụng 2 câu thực để thể hiện triết lý của Nguyễn Du?
Số phận bất hạnh của những con người tài hoa. Số phận TT gợi ta nhớ tới Kiều: một con người “mười phân vẹn mười” nhưng số phận thì thê thảm vô cùng “chữ tài liền với chữ tai một vần”,nên “thanh y hai lượt thanh lâu hai lần”
Câu 3,4: là những cảm xúc, suy nghĩ về thân phận nàng Tiểu Thanh tài hoa mà bạc mệnh.Câu 5, 6 suy nghĩ của tác giả mở rộng hơn.
GV: Tại sao Nguyễn Du lại nói là “cổ kim hận sự”? “nỗi hận” ở đây là gì?
Người xưa hay kêu trời, hỏi trời mỗi khi có điều gì uất ức, đau đớn. Nhưng khi Nguyễn Du nhắc tới nỗi đau tài hoa bạc mệnh thì không biết trông cậy vào đâu bởi vì nỗi hận đó quá lớn, trời cũng không thể giải đáp được.
GV: tại sao lại là “kì oan” – nỗi oan lạ lùng ở đây là gì?
Đến đây thì ta thật sự thấu hiểu rõ về sợi dây đồng cảm giữa Nguyễn Du và nàng Tiểu Thanh. Nguyễn Du đã tạo được mạch nối trong suy tưởng để rồi bộc lộ tiếng nói đồng cảm, thương người mà cũng thương mình, thương mình càng thương người. đó là tình thương của những người cùng hội cùng thuyền. Để rồi xót thương cho Tiểu Thanh, Nguyễn Du khóc cho chính minh.
Nhưng dù sao Tiểu Thanh cũng có Nguyễn Du nhớ đến, trân trọng và khóc thương, vậy cũng có thể coi là nỗi oan của nàng được giải phần nào. Vậy còn bản thân Nguyễn Du?
GV: Những suy nghĩ của Nguyễn Du được thể hiện ở 2 câu cuối như thế nào? Nghệ thuật thể hiện?
Tìm hiểu chung
Tác giả
Nguyễn Du ( 1765 – 1820 ) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
Nguyễn Du người thông minh có tài nhưng xã hội không trọng dụng 
 Cuộc đời gặp nhiều sóng gió:( 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ, từ 1789 nếm trải 10 năm gió bụi) 
Ông đã gặp và chứng kiến số phận bất hạnh của rất người phụ nữ có tài sắc vì vậy ông có mối đông cảm với họ.
Tác phẩm
Nàng Tiểu Thanh
Là một cô gái có tài, sắc, sống khoảng đầu đời Minh (TQ). 16 tuổi làm lẽ một người họ Phùng. Vợ cả ghen ghét đẩy nàn sống 1 mình trên núi. Nàng đau buồn mà chết ở tuổi 18.
Nhan đề bài thơ
Kí: những ghi chép
Tiểu Thanh kí: những ghi chép của nàng Tiểu Thanh.
Đọc Tiểu Thanh kí: Đọc những ghi chép của nàng Tiểu Thanh (hay Đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh)
Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được Nguyễn Du viết trước khi đi sứ TQ.
Đọc hiểu văn bản
Đọc văn bản
Chủ đề
Bài thơ viết về nàng Tiểu Thanh đồng thời thể hiện những suy tư, trăn trở, tâm sự của tác giả về thân phận của những người tài sắc và của chính bản thân mình.
Tìm hiểu văn bản
Giới thiệu tìm hiểu văn bản theo hướng 2/4/2.
Hai câu thơ đầu
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc tiếu song tiền nhất chỉ thư
Hoa uyển: vườn hoa (Vườn hoa Tây Hồ: một cảnh đẹp cụ thể) – Dịch thơ: cảnh đẹp: một vẻ đẹp chung chung
Tẫn: đến cùng, triệt để, hết – Dịch thơ: Hóa => nhẹ hóa đi chưa lột tả hết được sự biến đổi khắc nghiệt của thời gian.
Câu thơ gợi ra một nghịch cảnh giữa quá khư và hiện tại: Vườn hoa bên Tây Hồ nay đã thành bãi đất hoang rồi => Gợi sự xót xa trước sự đổi thay, sự tàn phá của thời gian đối với cái đẹp.
Phần dịch thơ đã đánh mất hai chữ “nhất” trong “nhất chỉ thư” và chữ “ độc” trong “độc điếu”, làm giảm đi ý nghĩa của câu thơ.=> Thực ra, “nhất” là một mà “độc” cũng là “một”, nhưng nếu “nhất” là số từ chỉ lượng thì “độc” là trạng từ chỉ tâm thế của nhà thơ. Việc dùng cùng 1 nghĩa qua hai từ khác nhau, Nguyễn Du như muốn nhấn mạnh sự cô đơn nhưng cũng nhấn mạnh cả sự tương xứng trong cuộc gặp gỡ này. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh.
Sự đồng cảm của Nguyễn Du
Hai câu thơ đề đã mở ra một thứ ngoại cảnh và tâm cảnh . Đó là cái khoảnh khắc suy nghĩ, cảm nhận khi gặp gỡ một con người, một số mệnh.
Kết hợp cả hai câu trên có ý kiến đề nghị một cách dịch nghĩa khác:
(Vườn hoa ở Tây Hồ đã thành gò hoang cả rồi. Một mình xót thương nàng khi đọc một tập sách trước song cửa sổ)
Bốn câu thơ tiếp
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vẫn kì oan ngã tự cư
+“Chi phấn” - đồ trang sức của phụ nữ, sau dùng để chỉ giới nữ lưu nói chung.
+“Thần” là thần thái, thần sắc, ở đây chỉ nhan sắc, tài hoa và trí tuệ của Tiểu Thanh
+ “Vô mệnh” không có số mệnh
+ “ phần dư” phần thơ, từ còn sót lại không bị đốt của nàng Tiểu Thanh
Son phấn: sắc đẹp
Văn chương: tài hoa
Ca ngợi sắc đẹp và tài năng của nàng Tiểu Thanh, một con người toàn diện 
Son phấn – chôn
Văn chương – đốt
“Chôn”, “đốt” là những động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh => thái độ của xã hội phong kiến không chấp nhận những con người tài sắc.
Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truâncái tài, cái đẹp thường bị vùi dập.
Bên cạnh triết lý đó còn có sự ca ngợi, sự khẳng định trường tồn, bất tử của cái đẹp, tài năng (“vẫn hận, còn vương”)
Giá trị nhân đạo sâu xắc của Nguyễn Du, sự xót xa cho những người vì sắc vì tài mà bị hủy hoại.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư
“Cổ kim hận sự”: mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời, mối hận truyền kiếp.
Mối hận của những người tài hoa mà bạc mệnh.
( Rằng hồng nhan tự thủa xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu
 Truyện Kiều)
Câu thơ mang tính khái quát cao. Nỗi hận kia không phải là nỗi hận của riêng nàng Tiểu Thanh, của Nguyễn Du mà của tất cả những người tài hoa trong xã hội phong kiến.
Thiên nan vấn: khó mà hỏi trời được.
Câu thơ thể hiện sự đau đớn phẫn uất cao độ trước một thực tế vô lí: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc. ( Bởi vậy nên thường có sự đồng cảm trong những cuộc gặp ỡ của tài tử giai nhân)
Phong vận kì oan ngã tự cư
( Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lung vì nết phong nhã)
Kì oan: nỗi oan lạ lùng
Nỗi oan do “nết phong nhã” gây ra. Vì có “nết phong nhã” mà mắc “oan khiên’ thì thật là điều nghịch lý, trái ngang của cuộc đời.
Ngã: ta (từ chỉ bản thể cá nhân táo bạo so với thời đại Nguyễn Du sống). Nguyễn Du không đứng bên ngoài mà nhìn vào nữa mà giờ đây ông chủ động tìm sự tri âm với nàng, với những người tài hoa bạc mênh.
3.Hai câu cuối:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ
Nguyễn Du khóc nàng Tiểu Thanh và băn khoăn, khóc cho chính mình.
Nguyễn Du như muốn nói với Tiểu Thanh, hôm nay ta khóc nàng cách ta ba trăm năm. Ba trăm năm sau ai là người khóc ta? Một câu hỏi da diết, câu hỏi lớn, đậm chất nhân văn. Nguyễn Du hỏi Tiểu Thanh mà như hỏi người, hỏi mình.
“Khấp”: khóc. Tiếng khóc là dấu hiệu mãnh liệt nhất của tình cảm, cảm xúc thương thân mình, thân người trào lên mãnh liệt không kìm nén được.
Chữ “khấp”(khóc) mà Nguyễn Du sử dụng trong câu thơ cuối rất tinh tế. Nó thừa tiếp và cụ thể hóa chữ “điếu” (viếng) ở câu thơ thứ 2. Ông không viết đơn thuần mà khóc cho Tiểu Thanh. Ông băn khoăn không biết hậu thế ai sẽ khóc ông. 
Thể hiện nỗi cô đơn của nghệ sĩ lớn “Tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya” (Xuân Diệu). Ông thấy mình lạc lõng ở hiện tại và đã tìm thấy được một người tri kỉ ở quá khư nhưng vẫn mong ngóng một tấm lòng trong tương lai.
Tấm long nhân đạo mênh mông vượt qua mọi không gian và thời gian.
Tổng kết
Nội dung
Thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài có sắc trong xã hội phong kiến. Chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.
Nghệ thuật
Thể thất ngôn bát cú đường luật
Nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ
Thể hiện được dòng vận động nội tâm của tác giả: thương người, đồng cảm với người rồi thương mình.
Luyện tập
Bài tâp 1: 
Theo em vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với nàn Tiểu Thanh?
Bài tập 2:
Nguyễn Du có phải đợi đến 300 năm để thấy có người khóc thương? Cho đến bây giờ, em đã biết những người nào khóc thương Nguyễn Du như chính Nguyễn Du xưa kia đã khóc thương nàng Tiểu Thanh? Dẫn chứng?
HD:
Huy cận:
Làm người thương số phận con người
Ràng rịt yêu thương biết mấy mươi
Cái buổi tối tăm trời đất ây
Lòng anh là một ánh trăng soi
( Gửi Tố Như)
Tố Hữu:
(Kính gửi cụ Nguyễn Du)
 Slide về Nguyễn Du
Slide nàng Tiểu Thanh
Slide văn bản

Tài liệu đính kèm:

  • docDoc Tieu Thanh ki(1).doc