Giáo án Ngữ văn 10: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Giáo án Ngữ văn 10: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA

 I. MỤC TIÊU

 Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:

- Về kiến thức:

 + Hiểu được tấm lòng của tác giả đối với những người hiền tài.

 + Nắm được cách lập luận chặt chẽ của văn bản.

- Về kỹ năng:

 + Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn chính luận theo đặc trưng thể loại.

- Về thái độ:

 + Có thái độ yêu mến và quý chuộng những người có tài.

 + Tạo cho học sinh động lực phấn đấu học tập để trở thành một người tài.

 + Giáo dục tinh thần cầu tiến trong học tập cho học sinh.

 

docx 6 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 27239Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
 KHOA SƯ PHẠM
 ------------------
MẪU T4
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
(Dành cho giáo sinh)
Trường: THPT Hoàng Diệu	 	Họ & tên GSh: Phạm Văn Tính
Lớp: 10A9	Mã số SV: B1301057
Môn: Ngữ văn	Ngành học: Sư phạm Ngữ văn
Tiết thứ: 1	Họ & tên GVHD: Trầm Thị Long Tuyền
Ngày: 24 tháng 02 năm 2017.	
HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
 I. MỤC TIÊU
 Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
- Về kiến thức:
	+ Hiểu được tấm lòng của tác giả đối với những người hiền tài.
	+ Nắm được cách lập luận chặt chẽ của văn bản.
- Về kỹ năng:
	+ Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn chính luận theo đặc trưng thể loại.
- Về thái độ:
	+ Có thái độ yêu mến và quý chuộng những người có tài.
	+ Tạo cho học sinh động lực phấn đấu học tập để trở thành một người tài.
	+ Giáo dục tinh thần cầu tiến trong học tập cho học sinh.
 II. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp: 
- Phương pháp diễn giảng.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Phương pháp đọc sáng tạo.
- Phương pháp động não, tư duy.
Phương tiện:
- Sách giáo khoa, giáo án.
- Phương tiện trực quan: giáo án powerpoint, tranh ảnh về các tấm bia đề danh,..
III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc thuộc lòng 13 câu thơ đầu của tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” và nêu nội dung, ý nghĩa của nó.
2. Giới thiệu bài mới:
3. Dạy bài mới
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
? GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK và nêu những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
- GV nhận xét và chốt ý.
- GV cho HS xem một số tranh ảnh về bia Văn Miếu Quốc tử giám
? Bài này được viết theo thể loại nào?
- Hãy cho biết, Văn bản được chia làm mấy phần? Ý nghĩa của từng phần?
- GV yêu cầu HS đọc VB với một giọng văn trang trọng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu VB
? Người hiền tài là người như thế nào? Hiền tài có vai trò gì đối với một quốc gia?
- GV mở rộng: câu nói của Hồ Chí Minh: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”=> tài đức quan hệ lẫn nhau.
- GV mở rộng: Vua Quang Trung đã từng nói: ”Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”. Dân tộc Việt Nam trải qua biết bao cuộc chiến tranh ngoại xâm, nhiều người đã phải hi sinh và ngã xuống. Để có được một đất nước hòa bình và phát triển như ngày hôm nay, không chỉ nhờ sức mạnh đoàn kết, ý chí kiên cường của người dân Việt Nam, mà trong đó còn có sự đóng góp không nhỏ của những con người tài giỏi, hết lòng vì dân, vì nước.
? Nhà nước đã làm gì để trọng đãi người hiền tài?
- GV liên hệ thực tế chính sách nước ta hiện nay.
? Vì sao còn phải khắc bia tiến sĩ?
? Tác giả đã đưa ra những lí lẻ, dẫn chứng nào để nói rõ lợi ích của việc dựng tấm bia đá khắc tên tiến sĩ?
- GV chốt ý.
- GV liên hệ thực tế: Bảng vàng danh dự trường THPT Hoàng Diệu qua mỗi năm học.
- HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:
? Bài học lịch sử được rút ra thông qua VB này là gì??
- GV mở rộng: Triều đại Lê Thánh Tông rất quý trọng nhân tài, biết dùng hiền tài vì thế đây là triều đại hoàng kim nhất trong lịch sử chế độ phong kiến nước ta....
- GV liên hệ thực tế chính sách trọng dụng nhân tài của nước ta hiện nay.
- HS đọc và phát hiện và trả lời.
- HS lắng nghe và ghi chú.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS đọc VB
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và ghi chú.
- HS lắng nghe
I. TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả:
Thân Nhân Trung (1418 - 1499), tự là Hậu Phủ, người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng (nay là huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), ông đỗ tiến sĩ năm 1469, là thành viên Hội tao đàn do Lê Thánh Tông sáng lập.
Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài viết có tên là “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba”. Đây là một bài văn được Thân Nhân Trung soạn năm 1484 và được khắc ở một trong 82 bia đá tại Văn Miếu - Thăng Long - Hà Nội.
b. Thể loại:
Văn bia: là một văn khắc trên bia đá nhằm ghi chép một sự việc trọng đại hoặc tên tuổi của những người có công đức để lưu truyền đời sau.
c. Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia.
- Phần 2: Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
Tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia.
- Hiền tài là nguyên khí quốc gia.
+ Hiền tài là người tài cao, học rộng, có đạo đức tốt, được mọi người tín nhiệm, nể trọng.
+ Là người làm nên sự phát triển, sự sống còn của đất nước.
+ Hiền tài có quan hệ đến sự thịnh suy của đất nước “nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.
- Nhà nước đã từng trọng đãi hiền tài, làm đến mức cao nhất để kích lệ nhân tài: đề cao danh tiếng “nêu tên ở tháp Nhạn”, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc,.
- Những việc đã làm vẫn chưa xứng đáng với vai trò vị trí của người hiền tài.
Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ:
- Dựng tấm bia đá sẽ: “khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn trấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, ra sức giúp vua”; “kẻ sĩ chốn trường ốc, lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp” điều này thể hiện tinh thần trọng nhười tài của các đấng minh vương, khuyến khích nhân tài.
- Tác giả đã đưa ra dẫn chứng cụ thể, hết sức thuyết phục “những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng, hoặc rơi vào hàng ngũ của bọn gian ác, có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn thấy tấm bia này”. 
- Tác giả đi đến kết luận: Việc khắc bia tiến sĩ để cho kẻ sĩ noi gương người hiền tài, ngăn ngừa điều ác, “kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng......cũng cố mệnh trạch cho nhà nước”
Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia tiến sĩ:
- Thời nào thì hiền tài cũng là “nguyên khí quốc gia”, vì thế phải biết quý trọng nhân tài.
- Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối vói sự thịnh suy của đất nước.
- Quan điểm giáo dục nước ta: giáo dục là quốc sách hàng đầu, luôn trọng nhân tài, đề cao vai trò của việc học đối với công cuộc xây dựng đất nước. Thấm nhuần quan điểm Hồ Chí Minh: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.
III. TỔNG KẾT
Nội dung: 
- Khích lệ kẻ sĩ đương thời rèn đức, luyện tài, đồng thời thể hiện tấm lòng của tác giả đói với đất nước.
- Đây cũng chính là bài học quý giá cho thế hệ mai sau.
Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu tình đạt lý.
 Củng cố kiến thức: 5 phút
- Vai trò của hiền tài đối với quốc gia?
- Tại sao phải khắc tên lên bia tiến sĩ?
 Bài tập về nhà: Viết một bài văn ngắn nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung (thứ 4 nộp chấm điểm).
 Giáo viên hướng dẫn 	 Ngày 19 tháng 02 năm 2017
 	 . 	 	 Người soạn	 
 	 (Ký tên) 
Trầm Thị Long Tuyền	 Phạm Văn Tính 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_21_Doc_them_Hien_tai_la_nguyen_khi_cua_quoc_gia.docx